Đề cương học phần Kinh tế phát triển có đáp án và các tài liệu TMU

Đề cương học phần Kinh tế phát triển có đáp án và các tài liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

PHẦN 1 CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu 1: Kinh tế phát triển nghiên cứu các quy luật vận động và các vấn đề của các nước phát triển.
Câu 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua mức tăng thêm tuyệt đối của GDP hoặc GNP.
Câu 3: Các nước đang phát triển cần phải theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá để bắt kịp trình độ phát triển của các nước phát triển.
Câu 4: Khi sản lượng quốc gia tăng thì mức sống thực tế của đại đa số người dân sẽ tăng lên.
Câu 5: HDI là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các nhu cầu cơ bản nhát của con người, đó là sống lâu, có tri thức và mức sống khá giả.
Câu 6. Nước A có chỉ số HDI lớn hơn của nước B chứng tỏ thu nhập quốc dân của nước A cao hơn thu nhập quốc dân của nước B.
7.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần và đủ để dẫn tới phát triển kinh tế của một quốc gia.
8.Quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm cả nâng cao phúc lợi xã hội cho con người.
9.Sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế là: tăng trưởng phản  ánh sự biến đổi về quy mô sản lượng, còn phát triển phản ánh sự biến đổi về cơ cấu kinh tế và các vấn đề xã hội.
10.Các tiêu thức GDP (GNP), GDP bình quân đầu người (GNP bình quân đầu người) không phải là tiêu thức để đánh giá sự phát triển.
Câu 11. Nền kinh tế phát triển mất cân đối là đặc trưng cơ bản của nhiều nước đang phát triển. Do đó, để nền kinh tế phát triển một cách cân đối và toàn diện thì cần phải đầu tư đồng đều cho các ngành các vùng.
Câu 12. ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ tiết kiệm luôn bằng với tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế.
Câu 13. Theo mô hình Harrod – Domar, nếu hai nước cò cùng một tỷ lệ tiết kiệm và cùng một mức ICOR thì hai nước đó sẽ có cùng tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người.
14. Hệ số ICOR càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nền kinh tế càng thấp.
15. Thực tế cho thấy, một nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm s = 20%; hệ số ICOR k = 5%; thì nền kinh tế đó chắc chắn có tốc độ tăng trưởng kinh tế là g = 4%.
Câu 16. Lý thuyết của Rostow cho thấy, quá trình phát triển của các quốc gia đang phát triển mang tính tuần tự theo các giai đoạn
Câu 17: Trong mô hình của Lewis  khu vực công nghiệp có thể thu hút toàn bộ lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực  công nghiệp với một mức tiền lương là cố định.
Câu 18: Trong mô hình của A.Lewis cho rằng mức tiền công tối thiểu trong nông nghiệp được xác định bằng sản phẩm trung bình của vốn trong nông nghiệp.
Câu 19: Nếu đường cung lao động trong nông nghiệp là hoàn toàn co dãn , khi đó sự tăng cầu lao động trong nông nghiệp sẽ làm cho tiền lương trong nông nghiệp tăng lên.
Câu20: Trong mô hình dịch chuyển cơ cấu của A.Lewis đường cung lao động trong nông nghiệp và công nghiệp đều là một đường nằm ngang.
21. Mô hình phát triển hai khu vực của A. Lewis cho thấy, khi lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp được sử dụng hết, đường cung lao động trong khu vực công nghiệp và nông nghiệp sẽ có độ dốc dương.
22. Theo mô hình dịch chuyển lao động của Athur Lewis, tốc độ tạo công ăn việc làm trong công nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ đầu tư trong khu vực này.
23. Người lao động ( lực lượng lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật và có khả năng tham gia lao động.
Câu 24. Nguồn nhân lực bằng nguồn lao động công việc với thật nghiệp tự nguyện.
25.Tổng sô những người trong độ tuổi làm việc theo quy định ở mỗi nước là nhân tố trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập của xã hội.
Câu 26. Đặc điểm của khu vực thành thị chính thức là: lao động đã qua đào tạo, mức tiền lương cao và cung lao động luôn bằng cầu cầu lao động.
Câu 27.Tiền lương trong thị trường lao động khu vực nông thôn và khu vực thành thị không chính thức là như nhau vì cùng được xác định tại điểm cân bằng trên thị trường.
Câu 28. Đối với các quốc gia đang phát triển, tiền lương của lao động ở khu vực thành thị được xác định tại điểm cân bằng trên thị trường.
Câu 29. Thị trường lao động khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển luôn ở trạng thái cân bằng nên không tồn tại tình hình thất nghiệp ở khu vực này.
Câu 30. Sự khác nhau về bản chất của vấn đề thất nghiệp giữa các nước phát triển và đang phát triển là thất nghiệp vô hình.
Câu 31. Ở nước đnag phát triển những ng có việc lm tại khu vực thành thị không chính thức đều đc coi là thất nghiệp trá hình .
Câu 32: Khi nguồn lao động tăng lên sẽ làm tăng mức cầu lao động của nền kinh tế
Câu 33: Vốn sản xuất là khoản tiền sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Câu 34: Vốn đầu tư là khoản tiền sử dụng chủ yếu vào việc duy trì năng lực sản xuất của 1 nền kinh tế
Câu 35: Khi công nghê được đưa vào càng nhiều trong sản xuất thì tỉ lệ thất nghiệp càng cao.
Câu 36: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài luôn đem lại công  nghệ hiện đại nhất cho các nước đang phát triển
Câu 37: Nguồn viện trợ ưu đãi giúp bổ sung vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại các nước nhận viện trợ
Câu 38: Kinh nghiệm thực tế cho thấy khi thu nhập bình quần đầu người càng cao thì tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng tăng lên
Câu 39: Sản xuất nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia đang phát triển là hoạt động sản xuất mang tính chuyên môn hóa cao
Câu 40: Nền nông nghiệp truyền thống hoàn toàn không có sự tiến bộ về công nghệ sản xuất
Câu 41: Oshima đồng tình với Lewis khi cho rằng , trong khu vực nông nghiệp ở các nước đang phát triển khu vực châu Á luôn tồn tại tình trạng dư thừa lao động.
Câu 42: Trong mô hình phát triển của Oshima sự tăng trưởng bắt đầu tăng công ăn việc làm cho nông nghiệp bằng cách chuyển lao đông từ khu vực này sang khu vực công nghiệp.
Câu 43 : Các nước đang phát triển cần phải hạn chế tối đa hoạt động nhập khẩu trong quá trình phát triển.
Câu 44: Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô thúc đẩy việc mở rộng các yếu tố sẵn có để tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
Câu 45:Khi thực hiện chiến lược hướng nội , các nước nên bắt đầu bằng việc phát triển ngành công nghiệp nặng , sản xuất ra tư liệu sản xuất.
46.Mức bảo hộ thực tế được tính trên  cơ sở  chênh lệch  giữa  giá  bán  sản
47.Việc tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm trung gian sẽ làm tăng mức bảo hộ thực tế của sản phẩm.
48.Chiến lược hướng ngoại thường bắt đầu với việc khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
49.Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa chiến lược thay thế nhập khẩu và chiến lược khuyến khích xuất khẩu là nhằm vào những thị trường tiêu thụ khác nhau
PHÂN TÍCH ,BÌNH LUẬN
Câu 1: Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần và đủ để dẫn đến quá trình phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển, trong đó có VN.
Câu 2: Tăng trưởng kinh tế là  chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề của nền kinh tế kém phát triển. Liên hệ VN.
Câu 3: Phát triển kinh tế là sự biến đổi cả về chất và lượng trong nền kinh tế.
Câu 4. Phát triển bền vững là quá trình tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong dài hạn.
Câu 5.Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa và hợp lý giữa 3 mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Liên hệ ở Việt Nam?
Câu 6.Các nước đang  phát triển  có thể  áp dụng  các  chính sách,  mô hình tăng trưởng kinh tế giống nhau vì các nước này có nhiều đặc điểm tương đồng.
Câu 7. Để phát triển bền vững, Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, kinh tế thông tin, kinh tế tri thức.
Câu 8. Giữa tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế thường có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Vì vậy những quốc gia nghèo tài nguyên thì sẽ không hy vọng phát triển kinh tế.
Câu 9. Hạn chế duy nhất của mô hình Harrod Domar là không có vai trò của tiến bộ công nghệ, do đó, với những quốc gia có công nghệ kém phát triển như Việt Nam thì có thể áp dụng gần như chính xác mô hình để tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Câu 10: Khi ứng dụng mô hình Lewis vào các nước đang phát triển (trường hợp Vn) sẽ không phát huy hết tác dụng như lý thuyết đã nêu ra.
Câu 11: Trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh của các nước đang phát triển, tiết kiệm của khu vực tư nhân là nguồn cơ bản hìn thành vốn đầu tư trong nền kinh tế.
Câu 12: Trong mô hình của rostow, giai đoạn tiêu dùng cao là giai đoạn cuối cùng đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế
Câu 13: Mô hình chuyển dịch cơ cấu của A.Lewis cho thấy trong quá trình tăng trưởng kinh tế cần tập trung đầu tư cho công nghiệp và dịch chuyển lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, VN muốn tăng trưởng kinh tế thì nên áp dụng theo mô hình này.
Câu 14: lực lượng lao động dồi dào là lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế ở nước đang phát triển, trong đó có việt nam.
Câu 15: thị trường lao động càng hoản hảo thì tỷ lệ thất nghiệp càng thấp. Nhưng thực tế cho thấy các nc phát triển nơi thị trường lao động khá hoàn hảo , thì có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với các nước đang phát triển nơi mà thị trường lao động đang bị chia cắt . Hãy giải thích nghịch lý này .
Câu 16 : Thất nghiệp vô hình là tình trạng dư thừa lao động so với nhu cầu về lao động.
Câu 17. Ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp vô hình là phần “ chìm của tảng băng trôi “
Câu 18: Vốn là liều thuốc thần kỳ cho quá trình tăng trưởng của các nước đang phát triển.
Câu 19. Việt Nam có thể đạt được sự phát triển nhờ vào việc sử dụng nguồn vốn trong nước mà không cần huy động nguồn vốn nước ngoài.
Câu 20. FDI được ví như con dao hai lưỡi đối với sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận nó.Và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
Câu 21: Khu vực FDI không giúp nâng cao cạnh tranh của các doanh ngiệp trong nc , không kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ , vì vậy không nên thu hút FDI
Câu 22: Với ODA nước nhận viện trợ sẽ nhận đc lợi ích thực tế thấp hơn so với giá trị khoản viện trợ , do vậy các nước đang phát triển không nên tiếp nhận khoản vay ODA.
Câu 23 Để giải quyết vấn đề việc làm, các quốc gia đang phát triển nên nhập khẩu công nghệ thâm dụng vôn
Câu 24: Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn lực dành cho tăng trưởng. Do vậy, chỉ nên tập trung đầu tư vào một số ngành kinh tế chủ chốt
Câu 25: Mục tiêu của viêc phát triển nông thôn là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực này
Câu 26: Phát triển nông thôn và phát triển nông nghiệp là hai khái niệm có thể thay thế nhau
Câu 27 : Tăng trưởng xuất khẩu ở các nước đang phát triển luôn dẫn đến tăng sản lượng và việc lm trong nền kinh tế.
Câu 28: Việc quá chú trọng xuất khẩu có thể dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc vào biến động thế giới , do đó , không nên đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 29 : Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến đem đến cho các nước đang phát triển 3 lợi ích chính : cải thiện khả năng sử dụng yếu tố sản xuất hiện có , mở rộng các lợi thế tự nhiên và hiệu ứng liên kết .
Câu 30 : Một trong những hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu là kìm hãm quá trình công nghiệp hóa và tăng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển.
Câu 31Mức bảo hộ thực tế ( Bảo hộ hiệu quả) càng lớn và được duy trì càng lâu thì ngành công nghiệp sản xuất trong nước càng có hiệu quả.
Câu 32 Chiến lược hướng ngoại giúp cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 

Đáp án đề cương học phần kinh tế phát triển TMU

TRẢ LỜI ĐÚNG SAI.
Câu 1: Kinh tế phát triển nghiên cứu các quy luật vận động và các vấn đề của các nước phát triển.
=>Sai
Kinh tế phát triển nghiên cứu quá trình phát triển của các quốc gia đang phát triển, rút ra những vấn đề có tính quy luật của quá trình phát triển để nhằm đưa ra các chính sách giúp quốc gia có nền kinh tế kém phát triển đuổi kịp các quốc gia phát triển.
Câu 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua mức tăng thêm tuyệt đối của GDP hoặc GNP.
=>Sai
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu tương đối của GDP, GNP vì chỉ tiêu tuyệt đối chỉ dùng để đánh giá mức tăng trưởng kinh tế còn tốc độ phát triển kinh tế phải đánh giá bằng chỉ tiêu tương đối,
Câu 3: Các nước đang phát triển cần phải theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá để bắt kịp trình độ phát triển của các nước phát triển.
=>Sai
Mặc dù tăng trưởng kinh tế là chìa khóa để tiến tới phát triển nhưng nếu tăng trưởng bằng mọi giá có thể sẽ dẫn tới những hậu quả như môi trường bị tàn phá, mất cân đối trong sự phân phối thu nhập, không làm cho trình độ dân trí tăng cao, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng thì chưa đạt tới sự phát triển được.
Câu 4: Khi sản lượng quốc gia tăng thì mức sống thực tế của đại đa số người dân sẽ tăng lên.
 =>Sai
Sản lượng quốc gia tăng => tăng trưởng kinh tế nhưng chưa thể khẳng định là phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chỉ đảm bảo là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế chứ không thể đảm bảo về sự thay đổi cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội. Mà mức sống của người dân ngoài mục tiêu thu nhập còn phải chú trọng tới công tác giáo dục, giá trị nhân văn và văn hóa.
          

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần kinh tế phát triển tại đây

Comments

Post a Comment