Đề cương học phần Marketing quốc tế có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Marketing quốc tế có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: MARKETING QUỐC TẾ 

Câu 1:Trình bày khái niệm liên quan đến Marketing quốc tế ,vận dụng và lấy ví dụ minh họa của 1 công ty
Câu 2: Trình bày các quan điểm trong quản trị marketing quốc tế ,trình bày các triêt lí trong hoạt động marketing quốc tế ?Lấy ví dụ minh họa.
Câu 3:Trình bày khái niệm và cấu trúc môi trường marketing quốc tế ,vận dụng và lấy ví dụ minh họa.
Câu 4:Trình bày mối quan hệ giữa văn hóa và marketing .Vận dụng và lấy ví dụ minh họa
Câu 5:Trình bày khái niệm và quy trình nghiên cứu của marketing quốc tế và vận dụng các bước của quy trình nghiên cứu trong hoạt động của một công ty
Câu 6:Trinh bày khái niệm và các loại hình đánh giá thời cơ marketing quốc tế.vận dụng và lấy ví dụ
Câu 7:Trình bày các loại hình chiến lược marketing quốc tế và lấy ví dụ:
Câu 8: Trình bày khái niệm tuyến(nhóm) sản phẩm, sản phẩm hỗn hợp. Vận dụng và lấy ví dụ minh họa của một công ty
Câu 9: Trình bày khái niệm và phương pháp làm giả sản phẩm; biện pháp chống làm giả sản phẩm; vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
Câu 10: Trình bày các khuynh hướng trong chiến lược phát triển sản phẩm cho thị trường quốc tế, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
Câu 11: Trình bày các chiến lược định giá trên thị trường quốc tế. Vận dụng và lấy ví dụ minh họa của một công ty?
Câu 12: Trình bày khái niệm và bản chất định giá chuyển giao công nghệ trên thị trường quốc tế, Lấy ví dụ minh họa của một công ty
Câu 13: Trình bày các mối quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa, vận dụng và lấy ví  dụ minh hoạ của 1 công ty
Câu 14: Trình bày các loại chiến lược phân phối trên thị trường quốc tế, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
Câu  15.Trình bày khái niệm và  bản chất của thị trường xám , vận dụng  và lấy ví dụ minh họa về 1 cty
Câu 16. Các nhân tố ảnh hưởng đến MKT xúc tiến quốc tế, vận dụng và lấy ví dụ minh họa
Câu 17 Trình bày khái niệm  kế hoạch MKT , các nội dung cơ bản của kế hoạch MKT quốc tế , vận dụng và lý vd
Câu.18. Phân tích nội dung các loại môi trg quố gia, các loại mtrg quốc tế  và liên hệ 1 công ty
Câu 19. Phân tích nội dung các khía cạnh ( vai trò ) của môi trường văn hóa và liên hệ thực tế của  công ty
Câu 20. Phân tích  các đặc điểm khác biệt của bước lập dự án chọn mẫu nghiên cứu trong  quy trình nghiên cứu marketing quốc tế và liên hệ thực tế của 1 công ty?
Câu 21.Phân tích các nội dung trong bước đánh giá chi tiết thị trường thuộc quy trình đánh giá thời cơ xâm nhập thị trường và liên hệ thực tế của  cty
Câu 22 Phân tích nội dung yếu tố bên trong và bên ngoài  trong phân tích cạnh tranh quốc tế và liên hệ
Câu 23. Phân tích nội dung các phương thức chủ yếu xâm nhập thị trường? Phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường? Liên hệ thực tế tại một công ty?
Câu 24: Phân tích các chính sách sản phẩm trong chương trình sản phẩm quốc tế. Liên hệ một công ty thực tế
Câu 25. Phân tích nội dung các chiến lược phát triển sản phẩm mới cho thị trường quốc tế và liên hệ thực tế tại một công ty?
Câu 26 Phân tích nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến định giá và liên hệ thực tiễn. (Giáo trình trag 394)
Câu 27. phân tích  nội dung các bước trong quá trình phân phối xuất khẩu. Liên hệ thực tiễn. ( trang 459)
Câu 28: Phân tích các biện pháp hạn chế đối với thị trường xám, liên hệ cụ thể với một doanh nghiệp cụ thể.
Câu 29. Phân tích nội dung các bước/quyết định trong quy trình quyết định chương trình quảng cáo và liên hệ thực tế của 1 công ty?
Câu 30. Các tình huống liên quan đến các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc các  công  ty Việt Nam hoạt động ở thị trường nước ngoài về việc hoạch định hoặc ra các quyết định đối với các biến số: Sản phẩm, Định giá, Kênh phân phối, Quảng cáo/xúc tiến.
Câu 31. Các tình huống liên quan đến các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam hoạt động ở thị trường nước ngoài về việc hoạch định hoặc ra  các quyết định làm thích ứng/hoặc tiêu chuẩn hoá đối với các biến số: Sản phẩm, Định giá, Kênh phân phối, Quảng cáo/xúc tiến.
Câu 32: Các tình huống liên quan đến công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam hoạt động tại thị trường nước ngoài về việc phân tích và đánh giá tiềm năng thị trường. Đánh giá thời cơ thị trường.
Câu 33: Các tình huống liên quan đến công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam hoạt động tại thị trường nước ngoài về việc nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu môi trường marketing.
Câu 34 Các tình huống liên quan đến các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam hoạt động tại nước ngoài về việc hoạch định và triển khai chiến lược marketing. Xác lập và lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường.
Câu 35.  Các tình huống liên quan đến công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và công ty Việt Nam hoạt động ở nước ngoài việc xác lập và lựa chọn triết lý kinh doanh.

Đáp án đề cương học phần Marketing quốc tế TMU 

Câu 1:Trình bày khái niệm liên quan đến Marketing quốc tế ,vận dụng và lấy ví dụ minh họa của 1 công ty
*Các khái niệm liên quan đến Marketing quốc tế :
-Marketing quốc tế:
Là hoạt động kinh doanh của công ty nhằm điều khiển dòng vận động hàng hóa và dịch vụ được tiến hành trên địa bàn 2 quốc gia trở lên thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong nước và nước ngoài nhằm thu lợi nhuận.
-Đặc trưng của marketing quốc tế:
+Marketing xuất khẩu :Là hoạt động marketing của các công ty của một quốc gia nhất định,ứng dụng vào xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ của mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thích ững các chiến lược marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị trường XK bên ngoài 
+Marketing thâm nhập :là hoạt động marketing của các công ty được xây dựng ở một nước ngoài với nhiệm vụ thực hiện marketing ngay tại thị trường nước ngoài đó.
+Marketing toàn cầu :là hoạt động marketing của một số hãng lớn theo đuổi mục tiêu hướng ra thị trường thế giới hoặc của toàn bộ thị trường thế giới.
*Liên hệ một công ty 
Coca-cola là một doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát có trụ sở tại Mỹ ,Coca-cola thực hiện chiến dịch marketing toàn cầu với khẩu hiệu:Taste the  feeling ,đây là một phần trong chiến lược toàn cầu mới mang tên “One Brand” của thương hiệu này. Chiến lược “One Brand” sẽ thống nhất 4 sản phẩm khác nhau là Coca-Cola, Diet Coke, Coca-Cola Zero và Coca-Cola Life thành một master brand chủ đạo là Coca-Cola, thay vì phải quảng bá từng sản phẩm riêng lẻ.
Chiến lược này đã được triển khai vào tháng 3/2015 tại Anh. Coca-Cola giờ đây đang mở rộng chiến lược marketing này ra phạm vi toàn cầu sau khi CMO Marcos de Quinto gọi đây là một “thử nghiệm thành công”.
Những hình ảnh và phim quảng cáo được dùng ở Nhật Bản cũng sẽ được áp dụng ở thị trường Ý, Mexico và trên khắp thế giới”. Đây là một sự đầu tư mạnh mẽ đằng sau các sản phẩm của Coca-Cola, nó chỉ ra cách mọi người có thể thưởng thức nét đặc biệt của một chai Coca-Cola mát lạnh có hoặc không có calory và caffeine”.
Câu 2: Trình bày các quan điểm trong quản trị marketing quốc tế ,trình bày các triêt lí trong hoạt động marketing quốc tế ?Lấy ví dụ minh họa.
*Các quan điểm trong quản trị marketing quốc tế:
-Đa dân tộc trung tâm:Từng quốc gia sở tại là duy nhất,nhận thức những khác biệt giữa các quốc gia nước ngoài.
-Dân tộc trung tâm:Nước chủ nhà là ưu việt,nhận thức những nét tương đồng ở các quốc gia nước ngoài khác.
-Khu vực trung tâm:Nhận thức những nét dị biệt và tương đồng trong 1 khu vực của thế giới,là dân tộc trung tâm và đa dân tộc trung tâm trong quan điểm của nó về phần còn lại của thế giới.
-Địa lí trung tâm:Quan điểm toàn thế giới bao hàm những nét tương đồng và khác biệt giwuax quốc gia chủ nhà va sở tại.
* Các triết lí trong hoạt động marketing quốc tế:
+Triết lí bành trướng thị trường :Thời cơ marketing nước ngoài có tầm quan trọng thứ yếu so với thị trường trong nước .Thị trường nước ngoài được xem là các chi nhánh chuyên tiêu thụ những sản phẩm dư thừa ,là nững thời cơ ổn định hóa sản xuất trong nước,gia tăng khối lượng để giành được lợi thê quy mô hoặc nâng cao mức lợi nhuận cận biên.
+Triết lí thị trường đa quốc nội:Thời cơ thị trường ngoài nước riêng lẻ tạo nên sự đóng góp đáng kể cho sự thịnh vượng lâu dài của công ty.Hoạt động kinh doanh có thể có hiệu quả nếu các hoạt động trên thị trường nước ngoài được nhất thể hóa và phối kết hợp làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của công ,đan chéo các thị trường nước ngoài.
+Triết lí thị trường toàn cầu:Không tạo ra dấu hiệu phân biệt nào giữa thời cơ thị trường nội địa và nước ngoài.Cơ hội được đánh giá theo phường thức hỗ trợ và phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty.Có 2 loại hình công ty kinh doanh toàn cầu:
-Công ty theo đuổi chiến lược phân đoạn thị trường –toàn cầu
-Công ty theo đuổi chiến lược phân đoạn thị trường –quốc gia
*Ví dụ về công ty theo đuổi chiến lược phân đoạn thị trường –quốc gia
Công ty MC’s Donald là một công ty chuyên kinh doanh chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh lớn trên thế giới.MC Donald sở hữu hơn 31000 cửa hàng có mặt ở hơn 121 quốc gia trên toàn thế giới.Sản phẩm chính của công ty là bánh mì kẹp Ham-bơ-gơ ,ngoài ra có các sản phẩm đi kèm như khoai tây chiên ,gà rán ,cà phê…Khi McDonals thâm nhập thị trường Ấn Độ, họ thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu trước khi lên thực đơn cho các thực khách Ấn. Toàn bộ Menu được làm lại để phù hợp với khẩu vị của người Ấn Độ. 40% các món trong menu là thực phẩm chay. Ngoài ra, McDonald’s cũng tạp ra các cũng loại bỏ các món thịt bò, thịt heo ra khỏi menu để tôn trọng văn hóa của người Ấn.Do người Ấn Độ chủ yếu theo đạo Hồi ,họ không ăn thịt bò ,thịt heo nên MC Donald thay thịt bò,thịt heo bằng thịt cừu.Đây là một ví dụ về sự địa phương hóa sản phấm. Điều này này đã tạo nên thành công cho các sản phẩm trên thị trường Ấn Độ giúp thương hiệu này trở nên quen thuộc với dân địa phương.
Câu 3:Trình bày khái niệm và cấu trúc môi trường marketing quốc tế ,vận dụng và lấy ví dụ minh họa.
3.1 Khái niệm môi trường marketing quốc tế :Cấu thành bởi các thể chế ,hiệp định và hệ thống quốc tế tác động đến dòng vận động của thương mại,đầu tư và bí quyết sản xuất đan chéo qua các biên giới quốc gia  và ảnh hưởng tới điều kiện thị trường trong từng quốc gia riêng biệt.
3.2 cấu trúc môi trường marketing quốc tế:
3.2.1 Môi trường quốc gia là môi trường nước sở tại và nước chủ nhà :
*Môi trường kinh tế:
+Các nguyên tắc kinh tế cơ bản:
-hệ thống kinh tê: có 2 hệ thống kinh tế cơ bản,đó là nền kinh tế thị trường và nền kinh tế tập trung.Nển kinh tế thị trường thì cơ chế thúc đẩy là sự tương tác giữa các lực lượng thị trường,qua hệ thống giá điều khiển sử dụng nguồn lực.Nền kinh tế tập trung thì tác động của các lực lượng này bị giới hạn,vai trò kinh tế của chính phủ rất quan trọng.
-cấu trúc kinh tế: có 3 khu vực trong nền kinh tế,khu vực I là nông nghiệp khu vực II là công nghiệp còn khu vực III là dịch vụ.
-mức độ phát triển kinh tế:mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới trải dài từ tỷ lệ rất thấp đến rất cao,phát riển kinh tế được đo lường bằng toàn bộ GNP và thu nhập theo đầu người là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các quốc gia.
+Các biến kinh tế then chốt :
-Địa lí –khí hậu : địa lí tác động đến marketing quốc tế theo cách thức căn bản và lâu dài.Nhân tố địa lí tác động đến quyêt định của các nhà quản trị marketing ,chúng có thể là nguồn lực cũng có thể là sự kiềm chế.Khí hậu là một khía cạnh của địa lí có liên quan chặt chẽ với sự phát triển và hoạt động kinh tế của một quốc gia.
-Tài nguyên thiên nhiên Tiềm năng tài nguyên của từng quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế của các quốc gia đó.
-Thông tin nhân khẩu học 
-Cơ sở hạ tầng 
-Kết quả kinh tế 
+Chính sách kinh tế
*Môi trường thương mại quốc gia:
+Thuế quan:Là mức thuế do chính phủ đánh vào hàng hóa dịch vụ chuyên chở trên thế giới.
+Hạn ngạch :Giới hạn danh mục hàng hóa được kinh doanh
+Rào cản phi thuế quan :là biện pháp hạn chế mậu dịch nhân tạo khác.
*Môi trường chính trị quốc gia:
+Các yếu tố cơ bản của môi trường chính trị quốc gia:
-Hệ tư tưởng và khuynh hướng chính trị
-Chủ nghĩa dân tộc
-Sự can thiệp của chính trị
-Sự ổn định của chính trị
+Đo lường với phản ánh rủi ro chính trị:
-Phương pháp nghiên cứu và giải quyết rủi ro chính trị
-Các chiến lược giảm thiểu rủi ro chính trị
+Môi trường luật pháp quốc gia:
-Môi trường luật pháp nước chủ nhà thể hiện thông qua các quy định hoặc luật tác động tới hoạt động nước ngoài của CTKD.
-Môi trường luật pháp nước sở tại:Hệ thống luật pháp của các quốc gia rất đa dạng,phức tạp.cần tuân thủ và hiểu biết các luật lệ có liên quan tới thị trường nước sở tại.
+Môi trường văn hóa :là một sản phẩm của con người được nhận thức và truyền bà từ người  này sang người khác từ thế hệ này sàng thê hệ khác với những cách cư xử,thái độ niềm tin của người dân và những vấn đề quan trọng khác.Tác động của marketing đến văn hóa và tác động của văn hóa tới markeing.
*Môi trường quốc tế:
+Môi trường kinh tế quốc tế:
-Phát triển và hội nhập kinh tế vùng:bao gồm khu vực thị trường tự do,khu cực thống nhất thuế quan ,khu vực thị trường chung và khu vực hợp nhất kinh tế.
-các giai đoạn phát triển của hội nhập kinh tế
-Các khu vực kinh tế thương mại
+Môi trường tài chính quốc tế :Quỹ tiển tệ quốc tê,các ngân hàng quốc tế,hệ thống tỷ giá hối đoái ,các thị trường vốn quốc tế,nhóm G7
+Môi trường thương mại thế giới:
-Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
-Hiệp định sản xuất chủ yếu:các hiệp định về hàng hóa và các hệp định của nhà sản xuất
+Môi trường chính trị -luật pháp quốc tế:
-Môi trường chính trị quốc tế :phản ánh qua môi quan hệ song phương giưa nước chủ nhà và sở tại và các hiệp định đa phương điều chính mối quan hệ giữa nhóm các quốc gia.-
-Môi trường luật pháp quốc tế thê hiện thông quancacs hiệp định và thỏa thuạn được quốc gai tuân thủ.
3.3 Ví dụ về một công ty cụ thể:
Cấu trúc môi trường marketing quốc tế của tập đoàn SamSung đầu tư vào Việt Nam.Hoạt động marketing của tập đoàn Samsung phải chịu tác động của các yếu tó thuộc môi trường quốc gia Việt Nam ,quốc gia Hàn Quốc và cả môi trường quốc tế.Ảnh hưởng của môi trường quốc gia Việt Nam đến hoạt động marketing của Samsung:
+Môi trường kinh tế:   Việt Nam có hệ thống kinh tế là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ,cấu trúc kinh tế được phân định thành 3 khu vực trong đó khu vực nông nghiệp chiếm đại đa số sau đó là công nghiệp.Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định đặc biệt là trong những năm gần đây. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam luôn ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6.21% năm 2016, và dự tính đạt 6.3-6.5% năm 2017.
+Môi trường văn hóa : 
   Dân số Việt Nam hiện nay đã đạt trên 90 triêu người, đứng thứ 8 trên thế giới. Đây là thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, nhóm độ tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi chiếm 69% cho thấy nguồn lao động của nước ta dồi dào. Hơn nữa Việt nam là nước nằm trong quốc gia có truyền thống văn hóa và phong tục tập quán lâu đời. Những điều này góp phần ảnh hưởng đến phong tục, tập quán thương mại và hóa doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng văn hóa tiêu dùng của Việt Nam. Nó quyết đinh sự hưng thịnh của doanh nghiệp đó. 
+Môi trường chính trị-pháp luật : Việt Nam luôn nhận được sự đánh giá cao về mức độ ổn định trong chính trị, có một hệ thống pháp luật rõ rang, điều này thu hút không ít vốn đầu tư từ nước ngoài dành cho nước ta. Hiện tại Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài như giảm tiền thuê đất thuê mặt đất, giảm thuế hay một số chính sách về tỷ giá hối đoái, tiền tệ...
+Môi trường thương mại: Chính phủ Việt Nam đưa ra ưu đãi thuế quan dành cho những doanh nghiệp nước ngoài.Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được miễn thuế những năm đầu sau đó nộp thuế sau khi kinh doanh một thời gian có lợ nhuận.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Marketing quốc tế trong kho học liệu TMU tại đây

Comments

  1. mk muốn mua tài liệu thì ntn ạ?

    ReplyDelete
  2. mua tài liệu này bằng cách nào v ạ?


    ReplyDelete

Post a Comment