Đề cương học phần Marketing thương mại có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Marketing thương mại có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI
HỌC PHẦN: MARKETING THƯƠNG MẠI

NHÓM CÂU HỎI 1:
1. Trình  bày một số khái niệm cơ bản (doanh nghiệp thương mại, công ty thương mại, trao đổi, thương mại, thương vụ, quan hê thương mại); khái niệm marketing thương mại, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
2. Trình bày khái niệm và điều kiện hoạt động của các loại hình công ty thương mại, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
3. Trình bày các tiêu chuẩn lựa chọn thị trường trọng điểm; Chiến lược định vị trên thị trường trọng điểm,vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
4. Trình bày mục tiêu, quan điểm và phạm vi dự báo;vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
5. Trình bày khái niệm và tiêu chuẩn lựa chọn marketing chiến lược hữu hiệu, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
6. Trình bày các khái niệm và cấu trúc mặt hàng thương mại, mặt hàng hỗn hợp, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
7. Nêu và trình bày khái niệm mặt hàng mới, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1công ty?
8. Trình bày khái niệm, vai trò của giá giá kinh doanh thương mại, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
9. Nêu  và  trình bày nội dung quy trình định giá kinh doanh, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
10. Nêu và trình bày những khái niệm cơ bản (kênh marketing phân phối, trung gian marketing phân phối) vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
11. Trình bày nội dung các quyết định tổ chức/thiết kế kênh phân phối, và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
12. Trình bày nội dung và đặc tính cơ bản vận hành kênh phân phối, vận dụng lấy ví dụ?
13. Trình bày khái niệm, bản chất của truyền thông mkt, khái niệm xúc tiến thương mại. vận dụng và lấy ví dụ minh họa?
14. Nêu và giải thích mô hình quá trình truyền thông marketing, mô hình hoạch định truyền thông mkt thương mại, vận dụng và lấy ví dụ minh họa một công ty?
15. Trình bày khái niệm và đặc điểm marketing-mix và các yếu tố cấu thành bán lẻ hàng hóa, vận dụng và lấy ví dụ minh họa của một công ty.
16. Trình bày và giải thích sơ đồ hệ công nghệ marketing tổng thể của doanh nghiệp thương mại bán lẻ, ví dụ?
17. Trình bày khái niệm, bản chất và phân loại các dịch vụ thương mại bán lẻ, lấy ví dụ?
18. Trình bày khái niệm, vai trò đặc trưng của bán buôn hàng hóa, vận dụng và lấy ví dụ minh họa của 1 công ty doanh nghiệp
19. Trình bày kết cấu thị trường và đặc điểm marketing mix của doanh nghiệp bán buôn? Sơ đồ hệ công nghệ mkt bán hàng của DNTMBB? Lấy ví dụ?
20. Trình bày khái niệm và đặc trưng hiệp thương thương mại. lấy ví dụ?
21. Trình bày khái niệm và các điều khoản chủ yếu hợp đồng mua bán trong thương mại bán buôn
22. Trình bày khái niệm và bản chất của hệ thống phân phối- vận động vật lý trong kinh doanh thương mại? ví dụ?
23. Trình bày khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc và các yếu tố hợp thành công nghệ mkt giao tiếp quảng cáo thương mại? ví dụ?
24. Nêu và giải thích quy trình công nghệ quảng cáo? Lấy ví dụ
25. Trình bày khái niệm các phương pháp  và quy trình tiến hành kế hoạch hóa? Ví dụ?
NHÓM CÂU HỎI 2:
1. PHÂN TÍCH  NỘI DUNG CÁC CHỨC NĂNG TÁC NGHIỆP MARKETING ? LIÊN HỆ THỰC TẾ CỦA 1 CTY?
2. Phân tích nội dung các loại hình marketing chiến lược và liên hệ thực tế của 1 cty?
3. Phân tích nội dung các quyết định mkt mặt hàng kinh doanh và liên hệ thực tế của 1 cty?
4. Phân tích nội dung các quyết định chuẩn bị thương mại hóa mặt hàng mới và liên hệ thực tế của 1 cty
5. Phân tích nội dung các phương pháp tiếp cận định giá và liên hệ thực tế tại 1 cty?
7. Phân tích nội dung các công nghệ vận dụng định giá trong thực tế kinh doanh và liên hệ thực tế
8. Phân tích các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn kênh; các chính sách phân phối , liên hệ?
9. phân tích nội dung các quyết định truyền thông mkt- xúc tiến thương mại, liên hệ
10. phân tích nội dung của các công nghệ bán hàng trong DNTMBL, liên hệ
11. phân tích nội dung các hình thức dịch vụ của các DNTMBL và liên hệ
12. phân tích nội dung các công nghệ bán hàng trong thương mại bán buôn, liên hệ
13. phân tích nội dung các điều kiện và quá trình hiệp thương mại, liên hệ
14. phân tích các biện pháp đặc biệt để nâng cao hiệu năng phân phối- vận động vật lý. Liên hệ
16. Phân tích các giai đoạn của vòng xoắn ốc quảng cáo? liên hệ
17. Phân tích các nội dung tổ chức marketing và lực lượng bán, và liên hệ thực tế của một công ty/doanh nghiệp?
18. Phân tích các nội dung về kiểm tra marketing, liên hệ thực tiễn của 1 công ty/doanh nghiệp

Đáp án đề cương học phần Marketing thương mại TMU

NHÓM CÂU HỎI 1:
1. Trình  bày một số khái niệm cơ bản (doanh nghiệp thương mại, công ty thương mại, trao đổi, thương mại, thương vụ, quan hê thương mại); khái niệm marketing thương mại, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
a. Doanh nghiệp thương mại: là một khâu cơ sở doanh nghiệp của hệ trung gian thương mại trên các kênh phân phối – vận động hàng  hóa nhằm tiếp thị và bán hàng trên thị trường mục tiêu cuả nó.
b. Công ty thương mại.
- Góc độ macro-marketing: là một đơn vị kinh doanh thương mại độc lập được tổ chức theo quan điểm phân công lao động xã hội và marketing thương mại theo định hướng thỏa mãn nhu cầu thị trường xã hội.
- Góc độ micro- marketing: là một chỉnh thể tổ chức và công nghệ marketing bán hàng trên thị trường mục tiêu của nó bao gồm một tổ hợp các đơn vị doanh nghiệp thương mại và cơ cấu quản trị tương thích.
c. Trao đổi: là một hành vi tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa lại cho người đó một cái gì đó.
d. Thương mại: là 1 lĩnh vực, 1 quá trình, 1 hình thái thỏa mãn nhu cầu thị trường xã hội và các thành viên của nó thông qua mua và bán để trao đổi các hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ.
e. Thương vụ: là sự trao đổi thương mại các vật có giá trị giữa 2 hoặc nhiều bên.
f. Quan hệ thương mại: xây dựng mối quan hệ lâu dài, tin tưởng lẫn nhau và đôi bạn cùng lợi với khách hàng, bạn hàng và các nhà phân phối.
g. Khái niệm marketing thương mại: marketing là quá trình tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ.
 Ví dụ:  Cty TNHH TM quốc tế và dịch vụ siêu thị BigC Thăng Long
2. Trình bày khái niệm và điều kiện hoạt động của các loại hình công ty thương mại, vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
- Công ty thương mại là một chỉnh thể tổ chức và công nghệ marketing bán hàng trên thị trường mục tiêu của nó bao gồm một tổ hợp các đơn vị doanh nghiệp thương mại và cơ cấu quản trị tương thích.
- Điều kiện hoạt động của các loại hình công ty thương mại 
+ có quy mô không lớn, phân bố tác xạ theo khu vực thị trường mục tiêu được cung
+ thực hiện nhu cầu tiêu dùng tổ hợp đồng bộ 
+ tỷ trọng lao động sống rất cao
+ thực hiện trong mối quan hệ trực tiếp và trực tuyến với người tiêu dùng cuối cùng, và có ảnh hưởng trở ngược lại với hoạt động của công ty thương mại.
Ví dụ:
3. Trình bày các tiêu chuẩn lựa chọn thị trường trọng điểm; Chiến lược định vị trên thị trường trọng điểm,vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 công ty?
- Các tiêu chuẩn chọn thị trường trọng điểm.
a) Quy mô và sự tăng trưởng (Thị phần, mức tăng trưởng)
Một đoạn thị trường được xem như có hiệu quả nếu nó thoả mãn điều kiện sau đây: Có quy mô hiện tại và mức tăng trưởng trong tương lai đủ bù đắp các chi phí Marketing hiện tại và tương lai của công ty.
Các công ty lớn nhằm vào các đoạn thị trường lớn. Các công ty nhỏ nhằm vào các đoạn thị trường nhỏ (thị trường ngách) đang bị bỏ ngỏ do nó không đủ hấp dẫn các công ty lớn.
Khi các công ty sản xuất ô tô của Nhật Bản vươn ra thị trường thế giới, họ đã dùng chiến thuật thị trường ngách. Lý do là vào thời điểm đó trên thị trường thế giới đã có mặt các xe ô tô to, sang trọng của các công ty ô tô hàng đầu của Tây Âu như Mercedece, Fiat, BMW... Xe ôtô của Nhật sẽ khó lòng cạnh tranh được. Do vậy, các công ty Nhật sản xuất các xe nhỏ, tiết kiệm xăng, giá thấp để xuất khẩu. Thị trường này bị các công ty lớn bỏ ngỏ do không đủ hấp dẫn. Sau khi chiếm được lòng tin của khách hàng, các công ty ô tô Nhật bắt đầu mở rộng ra các đoạn thị trường xe ô tô sang trọng.
Để đánh giá quy mô và mức độ tăng trưởng của một đoạn thị trường đang xem xét, công ty cần thu thập thông tin về tất cả các đoạn thị trường đã được phân chia. Đó là thông tin về doanh số bán, về nhịp độ tăng tiêu thụ dự kiến, mức lãi dự kiến, mức độ cạnh tranh...Đoạn thị trường có độ hấp dẫn nhất là đoạn có mức tiêu thụ hiện tại cao, tốc độ tăng trưởng cao, mức lợi nhuận cao, mức độ cạnh tranh thấp, các kênh phân phối không yêu cầu cao.
b) Độ hấp dẫn của thị trường
Để đánh giá độ hấp dẫn của một thị trường, cần phải đánh giá về mức độ cạnh tranh trên thị trường đó. Độ hấp dẫn của một đoạn thị trường tỷ lệ nghịch với mức độ cạnh tranh trên đoạn thị trường đó. Để đánh giá toàn diện về tình hình cạnh tranh, ta có thể dùng mô hình 5 yếu tố cạnh tranh Micheal Porter  để xem xét. Theo mô hình này cần xem xét 5 yếu tố cạnh tranh là các đối thủ tiềm tàng, các sản phẩm thay thế, các nhà cung cấp, các khách hàng, các đối thủ hiện tại. Do vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu các mối đe doạ cạnh tranh đó để đánh giá độ hấp dẫn của một thị trường.
• Rào cản gia nhập thị trường.
• Nếu một thị trường có rào cản gia nhập thấp, các đối thủ mới dễ dàng xâm nhập. Do vậy thị trường đó ít hấp dẫn. Ngược lại, khi rào cản gia nhập cao, thì các đối thủ khó gia nhập. Do vậy độ hấp dẫn cao.
• Đe doạ của các sản phẩm thay thế.
• Nếu đoạn thị trường có nhiều sản phẩm thay thế thì mức độ cạnh tranh gián tiếp sẽ cao, do vậy không hấp dẫn. Ngược lại, nếu ít có sản phẩm thay thế thì sản phẩm ít bị cạnh tranh, do vậy độ hấp dẫn cao.
• Đe doạ của các sản phẩm cùng loại.
• Nếu trên một đoạn thị trường có nhiều sản phẩm cùng loại cạnh tranh thì đoạn thị trường đó có độ hấp dẫn thấp. Ngược lại, nếu có ít sản phẩm cùng loại thì độ cạnh tranh thấp và độ hấp dẫn cao.
• Đe doạ do quyền lực đàm phán của người mua.
• Nếu trên một đoạn thị trường người mua có quyền đàm phán cao, họ có khả năng ép giá, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Điều này gây khó khăn, chi phí tốn kém cho công ty. Do vậy, độ hấp dẫn của thị trường kém. Tình hình sẽ ngược lại nếu người mua có quyền đàm phán thấp.
• Đe doạ do quyền lực của người cung ứng.
• Tương tự như khi xét quyền lực của người mua, nếu người cung ứng có khả năng đàm phán cao thì họ sẽ gây sức ép cho công ty, thì đoạn thị trường đó có sức hấp dẫn thấp. Nếu họ có khả năng đàm phán thấp thì độ hấp dẫn của thị trường đó cao.
b. Các mục tiêu và khả năng của công ty
• Mục tiêu và khả năng cuả công ty cũng là các yếu tố cần xem xét để đánh giá độ hấp dẫncủa một đoạn thị trường. Nếu đoạn thị trường không phù hợp với khả năng và mục tiêu lâu dài của công ty thì cũng bị loại. Nếu một đoạn thị trường dù phù hợp với mục tiêu công ty nhưng công ty không đủ khả năng thì cũng bị loại bỏ. Do vậy, cần xem xét cả năng lực quản lý, tài chính, nhân lực, công nghệ... của công ty xem có phù hợp với thị trường dự kiến hay không.
• Ví dụ: Công ty Vietel chọn đoạn thị trường VoIP Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh để bước vào thị trường dịch vụ viễn thông cũng là một chiến lược phù hợp với mục tiêu và khả năng của công ty.
• Nếu công ty tham gia nhiều thị trường một lúc trong khi khả năng hạn chế, họ sẽ phân tán năng lực và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của công ty.
- Chiến lược định vị trên thị trường trọng điểm.
a.Cạnh tranh với sản phẩm có sẵn (chiến lược định vị cạnh tranh trực tiếp)
Chiến lược này công ty cần thuyết phục khách hàng bằng cách nhấn mạnh lợi thế sản phẩm của công ty so với sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Trong chiến lược định vị này, một vị trí của đối thủ cạnh tranh sẽ được sử dụng làm điểm so sánh với các sản phẩm của công ty. Ví dụ: AMD tự so sánh với Intel khi giới thiệu bộ xử lý 486 DX – 100 tại Việt Nam. Bột giặt Tide so sánh với bột giặt thường.
Chiến lược này sẽ được coi là phù hợp nếu: Vị trí của sản phẩm có sẵn trong tầm khả năng của công ty. Thị trường đủ lớn cho cả hai công ty cùng khai thác. Sản phẩm của công ty phải có ưu thế mà khách hàng có thể nhận biết được một cách rõ nét so với sản phẩm ở cùng vị trí. Ví dụ: chất lượng bằng với sản phẩm cạnh tranh, giá bán rẻ hơn hẳn.
b.Chiếm lĩnh một vị trí mới
Công ty có thể nhắm cho sản phẩm của mình một vị trí hoàn toàn mới, chưa sản phẩm nào có. Đây là chiến lược gắn với việc công ty tìm ra một chỗ trống trong thị trường không có đối thủ cạnh tranh. Để đáp ứng được chiến lược này, công ty phải có được những điều kiện cơ bản sau:
+ Công ty phải có năng lực cả về mặt công nghệ lẫn năng lực về quản lý và tài chính.
+ Phải được thị trường chấp nhận.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Marketing thương mại trong kho học liệu TMU tại đây

Comments

Post a Comment