Đề cương học phần Triết học Mác-Lenin 1 có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Triết học Mác-Lenin 1 có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN 1

NHÓM CÂU HỎI 1
CÂU 1. Khái niệm chủ nghĩa Mác - Leenin? Những điều kiện , tiền đề ra đời CNMLN? Mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa MLN?
Câu 2. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học, sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Nêu một số trường phái triết học trong lịch sử?
Câu 3. Khái niệm chủ nghĩa duy vật? Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật? Khẳng định chủ nghĩa duy vật là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Câu 4: Trình bày quan niệm vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác. Tại sao quan niệm của triết học Mác Lenin về phạm trù vật chất là khoa học nhất, cách mạng nhất?
Câu 5. Định nghĩa vật chất của Leenin. Điều kiện ra đòi, phân tích nội dung và ý nghĩa của định nghĩa.
Câu 6. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê về vấn đề vận động và ý nghĩa của vấn đề này. Phân tích hình thức vận động cơ bản của vật chất và mối quan hệ giữa các hình thức đó.
Câu 7. Nêu khái niệm, nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức. Vai trò của lao động ngôn ngữ trong việc hình thành bản thân và ý thức con người. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa phương pháp luận, liên hệ thực tiễn,
Câu 8. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức , làm rõ sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, tính năng động chủ quan của ý thức đối với vật chất; ý nghĩa phương pháp luận, vận dụng vào sự nghiệp đoi mới ở VN
Câu 9. Biện chứng, phép biện chứng là gì? Các hình thức cơ bẳn của phép biện chứng? Chứng minh phép biện chứng duy vật Mác là giai đoan phát triển cao nhất.
Câu 10. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nội dung nguyên lý, ý nghĩa phương pháp luận, sự vận dụng thực tiễn ở VN.

Câu 11. Nguyên lý về sự phát triển, nội dung nguyên lý, ý nghĩa phương pháp luận, sự vận dụng thực tiễn ở VN.
Câu 10,11 Đáp án 2
Câu 12 Khái niệm cái chung cái riêng, mối quan hệ biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận, vận dụng vào đời sống thực tiễn
Câu 13 Khái niệm nguyên nhân kết quả, mối quan hệ biện chứng, vận dụng vào thực tiễn đời sống
Câu 14 Nội dung quy luật luợng chất, ý nghĩa phuomg pháp luận, sự vận dụng vào thực tiễn
Câu 15 Quy luật mâu thuẫn: Khái niệm mặt đối lập mâu thuẫn biện chứng, nội dung quy luật, ý nghĩa phương pháp luận, sự vận dụng vào VN - giải thích rõ vì sao đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc động lực của sự phát triển.
Câu 16. Quy luật phủ định của phủ định: Khái niệm và đặc điểm của phủ định biện chứng, nội dung quy luật, ý nghĩa phương pháp luận, vận dụng vào VN. Làm rõ vì sao lại gọi là phủ định của phủ định, tác động của quy luật trong tự nhiên xã hội và tư duy.
Câu 17. Khái niệm thực tiễn. Các hình thức cơ bản của thực tiễn. Làm rõ hình thức nào là cơ bản nhất.
Câu 18. Vai trò quyết định của thực tiễn đối với nhận thức, mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn, ý nghĩa phương pháp luận, sự vận dụng vào đời sống thực tiễn, làm rõ vấn đề thực tiễn là cơ sở,động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Câu 19 Khái niệm nhận thức, các trình độ của nhận thức, trình đọ nhận thức nào là quan trọng nhất trong thời đại ngày nay? Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động nhận thức? Sự vận dụng vào VN? 44
Câu 20 Khái niệm ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, vận dụng vấn đề này đối với thực tiễn đời sống hiện nay?
Câu 21 Khái niệm phương thức sản xuất, vai trò của phương thức sản xuất đối với sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội?
Câu 22. Tại sao nói sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên? Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở VN hiện nay?
NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1 + 2 Cơ sơ lý luận của quan điểm toàn diện, vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước?
Câu 2 Quan điểm phát triển
Câu 3 nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa cac mặt đối lập? Ý nghãi phương pháp luận và vận dụng quy luật vào đời sống thực tiễn hiện nay?
Câu 4. Nội dung cơ bản của Lê nin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý? Ý nghĩa đối với việc nâng cao trinh độ nhận thức của sinh viên
Câu 5. Khái niệm sản xuất vật chất. Phân biệt hoạt động sản xuất vc của con người và hoạt đoọng bản năng của các loài vật? Vai trò của sản xuất vật chất với sự tồn tại và phát triển cảu xã hội? Ý nghĩa với công cuộc đối mới ở VN?
Câu 6. Khái niệm phương thức sản xuất? Kết cấu cảu phương thức sản xuất? Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự phát triển và tồn tại xã hội? Làm rõ nhận định sự thay thế các hình thái xã hội trước hết là sự thay thế phương thức sản xuất? Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở VN?
o Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Câu 7. Khái niệm lực lượng sản xuất? Kết cấu của lực lượng Sản xuất? Vai trò của con người, của tư liệu sản xuất, của khoa học công nghệ, của công cu lao động trong lực lượng sản xuất? Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất? Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này và sự vận dụng vào công nghiệp hóa hiệnđại hóa ở VN?
Câu 9. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù họp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 10 khái niệm ý thức xã hội. kết cấu của ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội với tồn tại xã hội? Ý nghĩa thực tiễn. Tính kế thừa và tính lạc hậu. Vận dụng trong sự xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu.
Câu 11 khái niệm tồn tại xã hội? Kết cấu của tồn tãi xã hội. Vai trò quyết định của phương thức sản xuất trong tồn tại xã hội.
Câu 12 vai trò quyết định của tồn tãi xã hội đối với ý thức xã hội? Ý nghĩa vấn đề này trong đời sống
Câu 13. Khái niệm kết cấu của hình thái kinh tế xã hội?
Câu 14. Vai trò của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất trong hình thái kinh tế xh.
Câu 15. Khái niệm giai cấp ? nguồn gốc và đặc trung cuả giai cấp. Kể một số tầng lớp vầ giai cấp ở vn hiện nay.
Câu 16 Đấu tranh giai cấp là gì? Vai trò đấu tranh giai cấp đối với sự vận động và phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp. Liên hệ thực tiễn cách mạng VN hiện nay.
Câu 17 khái niệm cách mạng xã hội? Phân tích các nguyên nhân của cách mạng xã hội? Liên hệ thực tiễn cách mạng việt nam hiện nay.
Câu 18 vai trò của cmxh với vận động và phát triển của xh có đối kháng giai cấp liên hệ thực tiễn cm vn hiện nay.
Câu 19 quan điểm của CN mác lê nin về con người. Mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt sinh học và xã hội con người. Ý nghĩa trong việc xây dựng con người trong sự nghiệp cnh,hđh.
Câu 20 quan điểm của chủ nghĩa MLN về bản chất con người. Y nghĩa đối với việc rèn luyện lối sống sinh viên hiện nay.
Câu 21. Khái niệm quần chúng nhân dân? Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Liên hệ VN. Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải theo phương thức hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con ngưới mà theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức

Đáp án đề cương học phần triết học mác lenin TMU học liệu 

 NHÓM CÂU HỎI 1
CÂU 1. Khái niệm chủ nghĩa Mác - Leenin? Những điều kiện , tiền đề ra đời CNMLN? Mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa MLN?
Trả lời: Chủ nghĩa MLN là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học do C.Mác và Angghen xâv dưng bảo vệ vả phát triển, được hình thảnh vả phát triền trên cơ sở tồng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại; là thế giới quan phương pháp luận chung nhât của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa hoc về sự nghiệp giải phóng giai câp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức bóc lột, tiên tới sự nghiệp giải phóng con người.
Những điều kiện tiền đề về sự ra đời của chủ nghĩa MLN:
1. Điều kiện kinh tế xã hội: - CN Mác ra đời vào những năm 40 của tk XIX.
- Là thời kỳ phưong thức sản xuất tư bản phát triển mạnh mẽ ơ Tây Âu trên nền tảng cuộc CM công nghiệp.
- Cuộc CM CN làm thay đổi cục diện xã hội, sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản
- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản làm nổi dậy phong trào đấu tranh của công nhân chống lại tư bản. v
->  Giai cấp vô sản trở thành lực chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ , công bằng và tiến bộ xã hội. Thực tiễn cách mạng đặt ra yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học . chủ nghĩa Mác ra đời đáp ứng yêu cầu đó.
2. Tiên đê lý luận
Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan lịch sử mà còn kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại.
+ với triết học cố điển Đức đặc biệt là triết học của Hê ghen và Phoiơbắc đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.

Các nhà sàng lập chủ nghĩa Mác kế thừa nội dung cơ bản trong phép biện chứng cuả Heeghen, chủ nghĩa duy vật của phoiơbắc. Khắc phục hạn chế cơ bản của hai thuyết ấy là triết học duy tâm (Heeghen) và phương pháp siêu hình (Phoi). Sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật và được vận dụng vào nghiên cứu một cách khoa học những quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội, nghiên cứu quy luật ra đời, phát triển suy tàn của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của CNXH. Kinh tế học chính trị cố điến Anh
+ Kế thừa quan điểm họp lý khoa học của học thuyết này đó là quan điểm duy vật trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học kinh tế chính trị và học thuyết về giá trị lao động. Đồng thời phê phán và khắc phục tính chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về lao động và phương pháp siêu hình trong nghiên cứu. Trên cơ sở đó ông đã xây dựng thành công học thuyết giá trị thặng dư.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Anh, Pháp. CNMLN kế thừa tư tưởng nhân đạo , phê phán hợp lý của các nhà tư tưởng này với những hạn chế của họ, khắc phục và vượt quan hạn chế đó. Từ đó xây dựng một lý luận mới - lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội.
3. Tiền đề khoa học tự nhiên
Khẳng định tính chất bảo toàn năng lượng trong quá trình biến đổi của vật chất trong giới tự nhiên. Tính thống nhất về cơ sở vật chất trong mọi sự sống là tế bào. Tính tất yếu của quá trình phát triển các loài sinh vật trên trái đất. Những quan điếm mới này đóng vai trò là những bằng chứng xác thực của các quan điểm duy vật biện chứng về giới tự nhiên.
Mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa MLN?
Nội dung chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm hệ thông tri thức phong phú bao quát nhiêu lĩnh vực với những giá trị lịch sử, thời đại và khoa học to lớn; nhưng triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học là những bộ phận lý luận quan trọng nhất. Triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Kinh tế chính trị là hệ thống tri thức về những quy luật chi phối quá trình sản xuất và trao đổi tư liệu sinh hoạt vật chất trong đời sống xã hội mà trọng tâm của nó là những quy luật kinh tế của quá trình vận động, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như sự ra đời tất yếu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học là hệ thống tri thức chung nhất về cách mạng xã hội chủ nghĩa và quá trình hình thành, phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa; về sứ mệnh lịch sử của giại cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng hình thái kinh tế-xã hội đó

Giữa các bộ phận lý luận câu thành chủ nghĩa Mác-Lênin có sự khác nhau tương đối,thể hiện ở chỗ chủ nghĩa xã hội khoa học không nghiên cứu những quy luật xã hôi tác động trong tất cả hoặc trong nhiều hình thái kinh tế xã hội như chủ nghĩạ dụy vật lịch sử, mà chỉ nghiên cứu các quy luật đặc thù của sự hình thành, phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng không nghiên cứu các quan hệ kinh tế như kinh tế chính trị, mà chỉ nghiên cứu các quan hệ chính trị- xã hội của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Giữa các bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhất tương đối, thể hiện ở quan niệm duy vật về lịch sử mà tư tưởng chính của nó là do sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất nên từ một hình thái kinh tế-xã hội này nảy sinh ra một hình thái kinh tế-xã hội khác tiến bộ hơn và chính quan niệm như thế đã thay thế sự lộn xộn, tùy tiện trong các quan niệm về xã hội trong các học thuyết trước đó; thể hiện ở việc C.Mác và Ph.Ăngghen vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu kinh tế, từ đó sáng tạo ra học thuyết giá trị thặng dư để nhận thức chính xác sự xuất hiện, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Đen lượt mình, học thuyết giá trị thặng dư cùng với quan niệm duy vật về lịch sử đã đưa sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học
Câu 2. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học, sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Nêu một số trường phái triết học trong lịch sử?
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trị của con người trong thế giới đó.
Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học bao gồm:
Vấn đề cơ bản của triết học từ xưa đến nay đều xoay quanh giải quyết mối quan hệ giữaVC và YT. Đây là vấn đề xuyên xuốt lịch sử triết học. vấn đề cơ bản của tnêt hoc có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời một câu hỏi lớn.
Mặt thứ nhất nhằm trả lời câu hỏi: Vật chât và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyêt định cái nào?
- Mặt thứ hai: YT của con người có khả năng phản ánh đúng đắn, chính xác, trung thực thế giới khách quan hay không? C^Lngumxó-khả-năng-nhận-biết được thế giới xung quanh mình được hay không?
Giải quyết:
 Mặt thứ nhất chia triết học thành 2 trường phái: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
+ Chủ nghĩa duy vật khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, vật chất có trước và quyết định ý thức.
+ Duy tâm: Bản chất thế giới là ý thức, ý thức cỏ trước và quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là: sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Chù nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. $ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, khẳng định mọi sự vật hiện tượng chỉ là “phức họp những cảm giác” của cá nhân.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần , ý thức nhưng đó là khác quan có trước, tồn tại độc lập với tự nhiên,con người. 
2 - Các trường phái triết học trong lịch sử ?
a -Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học, từ trong lịchsử triết học đã được phân chia thành những trường phái lớn sau đây:
Trường phái 1 .Những nhà triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên có trước và giữ vai trò quyết định được gọi là các nhà duy vật và học thuyết của học họp thành chủ nghĩa duy vật.
Trường phái 2 Những người cho rằng tinh thần là cái có trước, quyết định vc được gọi là các nhà triết học duy tâm và học thuyết của học được tập họp thành chủ nghĩa duy tâm.
Trường phái 3 Những nhà triết học cho rằng vc và YT là hai nguyên thể song song tồn tại không cái nào quyết định cái nào, cả hai cùng là nguồn gốc tạo ra thế giới được gọi là các nhà nhị nguyên và học thuyết của học họp thành học thuyết nhị nguyên luận (Decacton)
Câu 3. Khái niệm chủ nghĩa duy vật? Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật? Khẳng định chủ nghĩa duy vật là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Khái niệm : Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học: vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới; cũng tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức - trình độ cơ bản, đó là:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác với hĩnh thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp).
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do c. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập từ giữa thế kỷ XIX.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng do c. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức - trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học, vì:
+ Một là, nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong việc lý giải các tồn tại trong giới tự nhiên (như chủ nghĩa duy vật siêu hình trước đây) mà còn đứng trên lập trường duy vật trong việc giải thích các hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời sống xã hội loài người đó chính là những quan điểm duy vật về lịch sử hay chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Hai là, nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong quá trình định hướng nhận thức và cải tạo thế giới mà còn sử dụng phương pháp biện chứng trong quá trình ấy. Từ đó tạo nên sự đúng đắn, khoa học trong việc lý giải giới và cải tạo thế giới.
+ Ba là, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của lịch sử triết học và trên cơ sở tổng kết những thành tựu lơn của khoa học, của thực tiễn trong thời đại mới; nó trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp cách mạng và của các lực lượng tiến bộ trong thời đại ngày nay. 

Comments

  1. cho mình hỏi mình muốn mua tài liệu này thì ntn ah?

    ReplyDelete

Post a Comment