Đề cương học phần Luật dân sự 2 có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Luật dân sự 2 có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: LUẬT DÂN SỰ 2

NHÓM CÂU HỎI I
Câu 1: Phân tích đặc điểm của nghĩa vụ dân sự
Câu 2: Nêu các loại đối tượng của nghĩa vụ dân sự, bình luận các điều kiện để trở thành đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Câu 3: Phân tích các đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Câu 4: Bình luận các điều kiện để một tài sản trở thành đối tượng của giao dịch bảo đảm.
Câu 5: Phân tích những nội dung pháp lý cơ bản về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Câu 6: Tình huống liên quan đến cầm cố, thế chấp tài sản.
Câu 7: Đối tượng, đặc điểm pháp lý của cầm cố tài sản
Câu 8: Đối tượng, đặc điểm pháp lý của thế chấp tài sản
Câu 9: Đối tượng, đặc điểm pháp lý của bảo lãnh
Câu 10: So sánh:
- Cầm cố và thế chấp tài sản
- Cầm cố và cầm giữ tài sản
- Thế chấp và bão lãnh
Câu 11: Khái niệm, đặc điểm và nội dung của hợp đồng dân sự. Phân loại hợp đồng dân sự?
Câu 12: Phân tích những nội dung pháp lý cơ bản về hình thức của hợp đồng
Câu 13: Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
Câu 14: So sánh:
- Hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự
- Hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng vay tài sản
Câu 15: Phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hợp đồng mua bán tài sản/ hợp đồng vay tài sản
Câu 16: Tình huống liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng, hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng vay tài sản.
Câu 17: Điều kiện của thực hiện công việc không có ủy quyền
Câu 18: So sánh:
- Hứa thưởng và thi có giải
- Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật. 
Câu 20: phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trong một số trường hợp cụ thể ( vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra)
Câu 21: Phân tích các yếu tố lỗi, ý nghĩa của việc xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Câu 22: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Câu 23: Tình huống liên quan đến xác định thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
II – NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1: Đối tượng, đặc điểm của quan hệ nghĩa vụ dân sự
Câu 2: Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ, liên đới
Câu 3: Đối tượng, đặc điểm của biện pháp bảo đảm NVDS; Điều kiện để một tài sản trở thành đối tượng của biện pháp bảo đảm NVDS.
Câu 4: Hình thức của giao dịch bảo đảm; đăng kí giao dịch bảo đảm (GDBĐ)
Câu 5: Xử lí tài sản bảo đảm
Câu 6: Đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố tài sản, chấm dứt quan hệ cầm cố tài sản (CCTS)
Câu 7: Đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp tài sản
Câu 8: Đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh, chấm dứt quan hệ bảo lãnh
Câu 9: Đặt cọc; hậu quả pháp lí khi một bên trong quan hệ đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng
Câu 10: Bảo lưu quyền sở hữu; cầm giữ tài sản
Câu 11: Hợp đồng dân sự
Câu 12: HĐ song vụ, đơn vụ; HĐ ưng thuận; HĐ chính, HĐ phụ
Câu 13: Hiệu lực của HĐ dân sự, thời điểm có hiệu lực.
Câu 14: Huỷ bỏ, đơn phương chấm dứt HĐ dân sự; thực hiện HĐ khi hoàn cảnh thay đổi
Câu 15: Đặc điểm pháp lí của HĐ mua bán tài sản/ thuê TS/ mượn TS/ tặng cho TS/ tặng cho có điều kiện/ gia công
Câu 16: Hứa thưởng
Câu 17: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Câu 18: Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH; nguyên tắc BTTH; yếu tố lỗi; thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH ngoài HĐ.
Câu 19: Mức bồi thường trong trường hợp thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm/ do sức khoẻ bị xâm phạm/ do danh dự, nhân phẩm hoặc uy tín bị xâm phạm; xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

 Đáp án đề cương học phần luật dân sự 2 TMU trong kho học liệu

NHÓM CÂU HỎI I
Câu 1: Phân tích đặc điểm của nghĩa vụ dân sự
Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định về nghĩa vụ dân sự (NVDS) tại Điều 274 như sau: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Từ quy định trên có thể thấy: NVDS là một loại quan hệ, trong đó phải có ít nhất là hai bên (bên có quyền, bên có nghĩa vụ) mỗi bên có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên có quyền, nếu không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định.Tiếp đó, NVDS là một loại quan hệ pháp luật dân sự, do vậy cũng mang những đặc điểm chung của loại quan hệ này. Bên cạnh đó, NVDS vẫn có những nét đặc thù, riêng biệt cụ thể:
Thứ nhất, NVDS là một loại quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản được hiểu là mỗi quan hệ giữa các bên thông qua một lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng hướng tới. Từ Điều 274 BLDS có thể thấy hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là sự chuyển dịch tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) giữa các bên hoặc là một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi (vd: Bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc ủy quyền…). Tuy nhiên dù có là một quan hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi thì về bản chất NVDS là một quan hệ tài sản.
Thứ hai, NVDS là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên chủ thể: Đặc điểm trên cho thấy tính cưỡng chế thi hành của loại quan hệ này. NVDS  khác với Nghĩa vụ tự nhiên ở chỗ nó được Nhà nước công nhận và được đảm bảo thi hành bởi pháp luật. Mặc dù nghĩa vụ dân sự là quan hệ giữa các bên nhằm hướng tới một lợi ích nhất định, tuy nhiên lợi ích mà các bên hướng tới không được trái với ý chí của nhà nước và nhà nước sẽ kiểm soát việc sự thỏa thuận cũng như việc thực hiện NVDS thông qua việc quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng loại NVDS.
Thứ ba, hành vi thực hiện NVDS của chủ thể có nghĩa vụ luôn mang lại lợi ích cho chủ thể có quyền:Xuất phát từ mục đích của các bên chủ thể khi tham gia quan hệ NVDS là hướng tới một lợi ích nhất định (vật chất hoặc tinh thần) do đó, thông qua hành vi thực hiện NVDS mà lợi ích của các chủ thể sẽ đạt được.
Thứ tư, NVDS là một loại quan hệ đối nhân (quyền đối nhân): Quan hệ đối nhân là quan hệ mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định , hoặc cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ NVDS vừa đối lập lại vừa có mối quan biện chứng với nhau. 
Câu 2: Nêu các loại đối tượng của nghĩa vụ dân sự, bình luận các điều kiện để trở thành đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Bất cứ một quan hệ pháp luật nào cũng đều cần phải có đối tượng tham gia, và trong quan hệ nghĩa vụ dân sự cũng vậy. Đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ dân sự rất quan trọng, bởi nó là cơ sở để xác định và giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đạt hiệu quả cao, hạn chế thấp những tranh chấp trong việc thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo việc thực hiện pháp luật có hiệu quả. 
Điều 276 BLDS năm 2015 quy định:
“1. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định .”
Pháp luật Dân sự Việt Nam phân loại đối tượng của nghĩa vụ dân sự thành 3 loại gằn liền với ba nhóm nghĩa vụ cơ bản:
- Đối tượng là tài sản – gắn liền với nghĩa vụ chuyển giao tài sản
- Đối tượng là công việc – gắn liền với nghĩa vụ phai thực hiện một công việc nhất định
-Đối tượng là công việc không được làm – gắn liền với nghĩa vụ không được thực hiện một số công việc nhất định.
1. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là tài sản.
Theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 về tài sản:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiên có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Tài sản để được coi là đối tượng của nghĩa vụ dân sự thì cần phải có các đặc điểm sau:
  Thứ nhất, tài sản phải đáp ứng một nhu cầu, một lợi ích nào đó của chủ thể có quyền (cả về vật chất lẫn tinh thần).
  Thứ hai, tài sản phải có giá trị, có thể trị giá được bằng tiền. Bởi tiền là thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Những tài sản như vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản đều có thể quy đổi ra được thành tiền.
  Thứ ba, tài sản này phải thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định. Bởi trong quan hệ nghĩa vụ dân sự chúng ta luôn xác định được các chủ thể nhất định, họ có thể là người có quyền, cũng có thể là người có nghĩa vụ, do đó chỉ khi xác định được chủ sở hữu một loại tài sản , thì tài sản đó mới có thể là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
  Thứ tư, quyền sở hữu với tài sản không còn khi chúng mất đi.
2. Đối tượng của nghĩa vụ là công việc phải thực hiện
Công việc phải làm được coi là đối tượng của nghĩa vụ, nếu từ một công việc được nhiều người xác lập với nhau một quan hệ nghĩa vụ mà theo đó, người có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo đúng nội dung đã được xác định;
Công việc phải làm có thể được hoàn thành với một kết quả nhất định, ví dụ chủ nhà thuê người quét sơn nhà thì sau khi công việc được hoàn thành thì nhà đã được sơn xong. Công việc phải làm cũng có thể không gắn liền với một kết quả nào do các bên thỏa thuận hoặc do tính chất công việc. Ví dụ như công việc vệ sĩ nếu có sự xâm hại thì kết quả của công việc bảo vệ là đảm bảo cho thân chủ an toàn. Nhưng nếu không có sự xâm hại nào tới thân chủ thì công việc bảo vệ đó không nhất thiết gắn liền với kết quả.
Mặt khác, kết quả của công việc có thể biểu hiện dưới dạng một vật cụ thể như công việc phải làm trong hợp đồng gia công giầy, sau khi hoàn thành xong sẽ có sản phẩm là những đôi giầy-vật cụ thể. Nhưng cũng có thể không thể hiện dưới dạng một vật cụ thể nào ví dụ như công việc hướng dẫn viên du lịch sẽ kết quả sẽ không biểu hiện ra một vật cụ thể.
3.    Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là công việc không được thực hiện.
Công việc không được làm là đối tượng của nghĩa vụ dân sự trong những trường hợp cụ thể các trường hợp thỏa thuận mà theo đó người có nghĩa vụ không được thực hiện công việc theo nội dung mà các bên đã xác định. Nếu các bên đã thỏa thuận một bên không thực hiện công việc đã xác định mà bên có nghĩa vụ lại thực hiện công việc đó thì coi như là vi phạm nghĩa vụ.
Ví dụ: A và B là hai nhà gần nhau, nhà A chuyên làm đồ gỗ nên hay sử dụng máy cưa và các thiết bị khác nên khá ồn. Do đó, B đã đưa cho A một ít tiền và thỏa thuận A sẽ không làm ồn vào buổi trưa và buổi tối.
Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự thì đối tượng là công việc không được thực hiện thường không phổ biến như các loại đối tượng khác. Tuy nhiên, nó cũng có vai trò, ý nghĩa trong những trường hợp cần thiết liên quan đến nghãi vụ không thực hiện công việc gì đó.
*  Điều kiện là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
1. Phải đáp ứng một lợi ích nào đó cho chủ thể có quyền.
Thông thường lợi ích mà chủ thể có quyền hướng tới là lợi ích vật chất (vật, tiền,…) ví dụ như trong Hợp đồng thuê tài sản thì chủ thể có quyền hướng tới là một khoản tiền. Nhưng cũng có thể là một lợi ích tinh thần như: thuê ca sĩ hát, thuê diễn viên đóng kịch nhằm giải trí .
Để chủ thể có quyền đạt được lợi ích vật chất nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là một vật cụ thể thì vật đó phải mang đầy đủ các thuộc tính của hàng hóa (giá trị và giá trị sử dụng). Nếu đối tượng của nghĩa vụ là công việc phải làm hoặc không phải làm thì phải hướng tới lợi ích của người có quyền; Nếu công việc đó không hướng tới lợi ích của người có quyền thì công việc đó sẽ là điều kiện trong một số giao dịch cụ thể.
Ví dụ: A sẽ tặng cho B một cái xe máy nếu B thi đỗ đại học. Như vậy, việc thi đỗ đại học không phải là nghĩa vụ mà B phải thực hiện mà chỉ là điều kiện để B có thể nhận được chiếc xe máy. Điều kiện khác với nghĩa vụ ở tính bắt buộc thực hiện.
2.     Phải được xác định cụ thể
Khi các bên giao kết hợp đồng để xác lập quan hệ nghĩa vụ đối với nhau, phải xác định rõ đối tượng của nghĩa vụ là công việc hay là một vật nào đó. Trong trường hợp nghĩa vụ được thiết lập theo quy định của pháp luật, thì đối tượng đã được pháp luật quy định rõ trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ đó.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán nhà, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ là chuyển giao quyền sở hữu nhà đúng thời hạn cam kết,.. còn bên mua có nghĩa vụ là trả một khoản tiền cho bên bán tương ứng với trị giá của ngôi nhà. Theo đó, đối tượng của nghĩa vụ ở đây là ngôi nhà được xác định bởi cấu trúc xây dựng, diện tích mặt bằng, diện tích sử dụng, vị trí ranh giới…
 Đối tượng có thể là vật được xác định cụ thể như loại vật, số lượng, chất lượng. Nếu đối tượng là vật chưa có vào thời điểm nghĩa vụ dân sự được xác lập thì phải là những vật được xác định trong tướng lai, ví dụ như hợp đồng gia công. Trong trường hợp không xác định rõ đối tượng của nghĩa vụ thì đối tượng của nghĩa vụ do pháp luật quy định. Điều 279 BLDS năm 2015 quy định:
 “Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận, nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ”;
3.    Đối tượng của nghĩa vụ phải thực hiện được
Trong quan hệ nghĩa vụ, mục đích mà các bên muốn đạt được là một lợi ích vật chất hay cũng có thể là một lợi ích tinh thần, do vậy nếu đối tượng của nghĩa vụ không thực hiện được sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Trường hợp, đối tượng của nghĩa vụ dân sự là một công việc thì công việc đó phải thực hiện được. Trong thực tế có những công việc không thể thực hiện được hoặc hiện tại chưa có điều kiện để thực hiện: làm thuốc tàng hình, làm cỗ máy thời gian, làm thuốc thu nhỏ người….
 Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một tài sản thì tài sản đó phải được phép giao dịch. Ngược lại, nếu đối tượng của nghĩa vụ là vật cấm lưu thông thì không thể chuyển giao được, do vậy nghĩa vụ dân sự này không được phép tồn tại. Ví dụ: ma túy là vật cấm lưu thông, nên pháp luật không công nhận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi thực hiện việc mua bán ma túy.
Những tài sản mà pháp luật cấm giao dịch, những công việc mà pháp luật cấm làm hoặc những công việc nếu làm sẽ trái với đạo đức xã hội cũng là những đối tượng không thực hiện được. Vì vậy, nó không bao giờ là đối tượng của nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: thuê giết người, nhận thuê giết người là những công việc trái với đạo đức xã hội và pháp luật cũng không cho phép.
Như vậy, đối tượng của nghĩa vụ dân sự là những công việc được xác định và thực hiện được trong thực tế, hoặc là những vật có thực và được phép giao dịch mà bên có nghĩa vụ phải tạo ra hoặc phải chuyển giao.
Câu 3: Phân tích các đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  Nhằm nâng cao tính bảo đảm chủ thể có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, trong quan hệ dân sự có thể sử dụng các hình thức bảo đảm sau :
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Cầm cố tài sản;
- Thế chấp tài sản;
- Đặt cọc;
- Ký cược;
- Ký quỹ;
- Bảo lưu quyền sở hữu;
- Bảo lãnh;
- Tín chấp;
- Cầm giữ tài sản.
Phụ thuộc vào nội dung, tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể, cũng như phụ thuộc vào điều kiện của các chủ thể tham gia quan hệ ấy mà mỗi một biện pháp bảo đảm mang một đặc điểm riêng biệt. Ngoài ra các biện pháp bảo đảm ấy cũng có những đặc điểm chung:
Các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự  không tồn tại độc lập  mà luôn phụ thuộc và gắn liền với một nghĩa vụ nào đó. Sự  phụ thuộc thể hiện ở chỗ khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm.  Nội dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính. Vì vậy, người ta gọi nghĩa vụ phát sinh từ các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ.
Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự
Thông thường, khi đặt ra các biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên. Ví dụ: biện pháp đặt cọc bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng.
Mục đích của các biện pháp bảo đảm được thể hiện thông qua các chức năng của từng biện pháp cụ thể. Mỗi một biện pháp bảo đảm có tính chất và đặc điểm riêng biệt, nên chức năng của chúng không thể giống nhau hoàn toàn. Nhưng nếu nhìn một cách tổng thể thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều có ba chức năng chung: chức năng tác động, chức năng dự phòng và chức năng dự phạt.
Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất
Lợi ích của các bên trong nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất. Quy luật ngang giá trong quan hệ tài sản cho chúng ta thấy rằng chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được các lợi ích vật chất. Vì vậy các bên trong quan hệ nghĩa vụ không thể dung quyền nhân thân làm đối tượng của biện pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản. Các đối tượng này phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.
Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính
Điều 293 BLDS 2015 quy định: “ Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.”
Như vậy về nguyên tắc, phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không thỏa thuận và pháp luật không quy định khác nhưng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ.
Phạm vi bảo lãnh không lớn hơn phạm vi của nghĩa vụ dù trong thực tế người có nghĩa vụ đưa một tài sản có giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị của nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Vì rằng, dù giá trị của đối tượng bảo đảm có lớn hơn giá trị nghĩa vụ nhưng mục đích của việc bảo đảm đó cũng chỉ là để người mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định.
Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ
Cho dù các bên đã đặt ra một biện pháp bảo đảm bên cạnh một nghĩa vụ chính nhưng vẫn không cần phải áp dụng biện pháp bảo đảm đó nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện một cách đầy đủ. Thông thường, trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự, bên có nghĩa vụ tự giác thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người có quyền và nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đó cũng được coi là chấm dứt.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên
Nếu các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ khác nhau (căn cứ này có thể là sự thỏa thuận, có thể là do quy định của pháp luật) thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể phát sinh thông qua sự thỏa thuận của các bên trong một giao dịch dân sự.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Luật dân sự 2 trong kho học liệu TMU tại đây

Comments