Cách phân biệt các loại rau cải kèm ảnh và hướng dẫn chế biến món ăn ngon

Việt Nam có các loại rau cải nào? Có phải ai cũng biết hết các loại rau cải ở Việt Nam?

Ở Việt Nam có rất nhiều các loại rau khác nhau, trong chủ đề này nói về các loại rau cải khác nhau phổ biến trong các bữa ăn của người dân Việt Nam để bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt được. Trên thực tế là không phải ai cũng biết hết tên và cách phân biệt các loại rau cải mà hiện nay thường được bán ở chợ hay siêu thị và những lợi ích hữu dụng của những loại rau cải này trong bữa ăn đời sống hằng ngày của chúng ta.

Việt Nam có các loại rau cải nào? Cách phân biệt các loại rau cải kèm ảnh
Việt Nam có các loại rau cải nào? Cách phân biệt các loại rau cải kèm ảnh

Cách biệt các loại rau cải hiện nay có kèm ảnh và một số hướng dẫn chế biến các món từ rau cải dễ dàng cho mọi người nhận diện

Dưới đây là tổng hợp các loại rau cải phổ biến ở hầu hết các mâm cơm gia đình Việt Nam. Hướng dẫn một số cách chế biến món ăn đơn giản từ các loại rau cải này

Rau cải bắp/ bắp cải cách nhận diện, phân biệt rau bắp cải, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau bắp cải:
Rap cải bắp/ bắp cải giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Rap cải bắp/ bắp cải giá trị dinh dưỡng và cách chế biến

Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea nhóm Capitata) là một loại rau chủ lực trong họ Cải (còn gọi là họ Thập tự - Brassicaceae/Cruciferae), phát sinh từ vùng Địa Trung Hải. Nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng. Hiện nay có một số loại bắp cải: bắp cải trắng, bắp cải tím

Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ.

Bắp cải có chứa nhiều vitamin C (44%) và vitamin K (72%). Bắp cải cũng chứa một lượng vừa phải (10-19%) vitamin B6 và B9 (axit Folic hay còn gọi là folate).

Cải bắp ngoài là món ăn ngon ra còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh như: phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ,nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da.

Cách chế biến: Bắp cải có thể chế biến các món bắp cải luộc chấm mắm gừng, bắp cải xào, hay các món salad bắp cải,

Rau cải xoong cách nhận diện, phân biệt cải xoong, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải xoong:

Rap cải xoong giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Rap cải xoong giá trị dinh dưỡng và cách chế biến

Cải xoong còn có tên gọi khác là cải xà lách xoong, xà lách xoong (danh pháp hai phần: Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum) là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á và là một trong số những loại rau ăn được con người dùng từ rất lâu. Các loài thực vật này là thành viên của họ Cải (Brassicaceae), về mặt thực vật học là có họ hàng với rau tần và mù tạc — tất cả chúng đều đáng chú ý vì có mùi vị hăng và cay.
Cải xoong chứa một lượng đáng kể sắt, calci và axít folic cùng với các vitamin A và C. Tại một số khu vực, cải xoong được coi là cỏ dại nhưng tại những khu vực khác thì nó lại được coi là rau ăn hay cây thuốc. Ở những khu vực mà cải xoong mọc có nhiều chất thải động vật thì nó có thể là nơi trú ẩn cho các loại động vật ký sinh như sán lá gan cừu Fasciola hepatica.

Người ta cũng gán một số lợi ích cho việc ăn cải xoong, chẳng hạn việc nó có tác dụng như một chất kích thích nhẹ, một nguồn hóa chất thực vật, có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu, long đờm và trợ giúp tiêu hóa.

Cải xoong dường như cũng có các tính chất ức chế ung thư chống tạo mạch. nó được nhiều người tin có khả năng giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư phổi. Chất phenethyl isothiocyanate (PEITC) trong cải xoong ức chế HIF, có thể ức chế sự hình thành mạch.

Cách chế biến: Cải xoong có thể chế biến được các món canh, xào tỏi hay nhúng lẩu đều rất ngon

Rau cải bẹ xanh cách nhận diện, phân biệt cải bẹ xanh, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải bẹ xanh:

Rap cải bẹ xanh giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Rap cải bẹ xanh giá trị dinh dưỡng và cách chế biến

Cải bẹ xanh hay cải xanh, cải canh, cải cay, giới tử (danh pháp hai phần: Brassica juncea) là một loài thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae). Cây có các tên gọi trong tiếng Anh là brown mustard, green mustard, oriental mustard hay vegetable mustard.

Cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa (dưa cải). Thời gian thu hoạch cho cải bẹ xanh trong khoảng từ 40 – 45 ngày. Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh gồm có: vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…, nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật.

Theo Đông y Việt Nam, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí... Riêng hạt cải bẹ xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt...

Phân bố, thu hái và chế biến: Được trổng ờ nước ta để lấy rau ăn. Hiên nay ta chưa thu hoạch hạt dể dùng làm thuốc hoặc ép dầu. Cho đến nay, ta vẫn còn phải nhập giới tử của Trung Quốc. Ở Trung Quốc người ta trồng rau cải để ăn rau, lấy hạt ép dầu và làm thuốc. Hạt lấy ở những quả chín phơi khô mà dùng. Phơi hay sấy phải ờ nhiệt độ dưới 50° để bảo vệ các men có tác dụng. Món chế biến chính từ loại cải này là dưa muối

Rau cải bó xôi/ rau chân vịt/ rau bina cách nhận diện, phân biệt cải bó xôi/ rau chân vịt/ rau bina, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải bó xôi/ rau chân vịt/ rau bina:

Rau cải bó xôi/ rau chân vịt/ rau bina giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Rau cải bó xôi/ rau chân vịt/ rau bina giá trị dinh dưỡng và cách chế biến

Rau chân vịt hay còn gọi cải bó xôi, rau pố xôi, bố xôi, bắp xôi(danh pháp hai phần: Spinacia oleracea) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Rau chân vịt là loại rau tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn là một vị thuốc.
Chứa nhiều chất dinh dưỡng
Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất. Ngoài ra, loại rau này là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào.

Chống ung thư và chống viêm: Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau chân vịt có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư. Cũng trong một nghiên cứu gần đây cho biết, ăn rau chân vịt có thể hạn chế được nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Hạn chế béo phì: Các khoáng chất trong rau chân vịt giúp kiềm hóa, cân bằng chế độ ăn uống axit cao. Một chế độ ăn uống giàu tính axit có thể gây ra béo phì và các chứng bệnh khác.

Bảo vệ mắt: Các carotenoid được tìm thấy trong rau chân vịt bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Chắc xương: Một chén rau chân vịt tươi (hoặc 1/6 cốc rau chân vịt nấu chín) chứa hai lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Vitamin K cùng với calci và magiê có trong rau chân vịt giúp bạn có hệ xương chắc khỏe. Khiến mình cao lên

Cách chế biến: các món canh, xào, hoặc ép nước

Rau cải canh/ cải dắng cách nhận diện, phân biệt cải canh/ cải đắng, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải canh/ cải đắng:

Cải canh/ cải đắng giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Cải canh/ cải đắng giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Cải bẹ xanh hay cải xanh, cải canh, cải cay, giới tử (danh pháp hai phần: Brassica juncea) là một loài thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae). Cây có các tên gọi trong tiếng Anh là brown mustard, green mustard, oriental mustard hay vegetable mustard.
Cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa (dưa cải). Thời gian thu hoạch cho cải bẹ xanh trong khoảng từ 40 – 45 ngày. Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh gồm có: vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…, nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật.

Theo Đông y Việt Nam, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí.... Riêng hạt cải bẹ xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt...

Cách chế biến: Nấu canh ngao với gừng, các món canh khác hoặc dùng như một loại rau ăn kèm trong một số món cuốn nem lụi, phở cuốn,..

Rau cải chíp cách nhận diện, phân biệt cải chíp, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải chíp:

Cải chíp giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Cải chíp giá trị dinh dưỡng và cách chế biến

Cải thìa hay Cải bẹ trắng, Cải chíp, Bạch giới tử (danh pháp khoa học: Brassica rapa chinensis) là một loài cải thuộc họ cải cùng họ với cải thảo, cải bẹ xanh. Cải thìa là loại rau rất gần gũi với các món ăn của người Việt Nam
Cải thìa mọc cao khoảng 23 cm, cuống dày, có nhiều gân và chứa nhiều nước, hoa nhỏ màu vàng mọc trên các cuống cao. Cải thìa có vị ngọt, tính mát, không độc, hạt vị cay, tính ấm. Trong thành phần cấu tạo chất thì cải thìa ít năng lượng (20 cal/30 gr), giàu acid folic, kali, potassium, calcium, vitamin C, vitamin A, và đặc biệt là chứa nhiều glucosinolat.
Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Cải thìa tốt cho phụ nữ mang thai, có tác dụng phòng ngừa khuyết tật cho thai nhi, giúp xương chắc khỏe, có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt và hạ huyết áp. Cải thìa làm chậm quá trình lão hóa và giảm đáng kể việc hình thành các gốc tự do, có tác dụng phòng ngừa bệnh đục nhân mắt và thoái hóa hoàng điểm ở mắt đồng thời có tác dụng ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ những thành phần có hại trong cơ thể.

Theo Đông y thì cải thìa thường được dùng để trị các bệnh như lợi tiểu, giảm sưng phù. Hạt cải dùng làm thuốc trị tiêu đờm, thông kinh mạch, kháng viêm, ho hoặc ép thành dầu. Đặc biệt cải thìa nấu phổi heo là món dùng cho người lao lực cần bồi bổ phổi, làm sạch phổi. Đông y dùng lá và hạt cải bẹ trắng để trị bệnh. Lá cải bẹ trắng có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng. Hạt cải bẹ trắng có vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng trị đau răng, trị ho, tiêu thủng, tiêu đờm, thông kinh mạch

Cách chế biến: chế biến món cải chíp xào tỏi, hoặc trần nấm

Rau cải làn/ cải ngồng cách nhận diện, phân biệt cải làn/ cải ngồng, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải làn/ cải ngồng:

Cải làn giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Cải làn giá trị dinh dưỡng và cách chế biến
Cải ngồng loại rau ăn lá thuộc họ thập tự. Rau có vị mát ăn vào rất tốt cho sức khỏe vì hầu như tất cả các dinh dưỡng của nó được huy động để tập trung nuôi hoa. Cải Ngồng là loại rau chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe con người.

Rau cải ngồng bao gồm cả phần thân non của nó và hoa. Hoa cải Ngồng có màu vàng, mọc cao vút lên, có vị đắng riêng biệt. Trong hoa cải Ngồng rất giàu chất dinh dưỡng vì mọi tinh chất trong cây đều được huy động để nuôi hoa.

Trong cải Ngồng rất giàu khoáng chất các vitamin A, B, C, chất beta caroten chống oxy hóa. Bên trong cây cải chứa nhiều vitamin như vitamin B1, B2, Betacaroten…Các hoạt chất này vừa tốt cho cơ thể vừa làm đẹp da, giúp nâng cao sức đề kháng chống chọi lại sự thay đổi của thời tiết.

Cách chế biến: Các món xào. luộc

Rau cải ngọt cách nhận diện, phân biệt cải làn/ cải ngồng, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải ngọt:

cải ngọt cách nhận diện và chế biến
cải ngọt cách nhận diện và chế biến
Giúp tăng sức đề kháng, thanh nhiệt: Trong rau cải ngọt có chứa nhiều chất chất vitamin. Chính vì vậy, loại rau này có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, rau cải còn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc tố. Một chén canh rau cải ngọt nấu tôm hay thịt vào mùa hè thì còn gì tuyệt vời hơn?

Hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị táo bón hiệu quả: Cũng như những loại rau khác, cải ngọt có hàm lượng chất xơ, chất nhầy rất lớn. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, chất nhầy hỗ trợ nhu động ruột, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Những người thường xuyên bị táo bón, khó tiêu nên bổ sung cải ngọt vào thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Cách chế biến: các món xào, luộc

Rau cải thảo cách nhận diện, phân biệt cải thảo, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải thảo:

cải thảo cách nhận diện và chế biến
cải thảo cách nhận diện và chế biến

Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, cải bắp tây (danh pháp ba phần: Brassica rapa subsp. pekinensis), là phân loài thực vật thuộc họ Cải ăn được có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đông Nam Á và Đông Á. Loài thực vật này trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... nhưng cũng có thể bắt gặp ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand.

Cải thảo có màu sắc khá giống với cải bắp, phần lá bao ngoài của màu xanh đậm, còn lá cuộn ở bên trong (gọi là lá non) có màu xanh nhạt, trong khi phần cuống lá có màu trắng.

Cách chế biến: Kim chi, luộc, xào, nhúng lẩu.

Rau cải xoăn cách nhận diện, phân biệt cải xoăn, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn ngon từ rau cải xoăn:

Cải xoăn/ cải Kale
Cải xoăn/ cải Kale

Cải xoăn hoặc borecole (loài Cải bắp dại Acephala Group) là một loại rau với lá xanh hoặc tím, trong đó lá ở giữa không tạo thành đầu. Nó được xem như có họ gần với bắp cải hơn hầu hết các loại rau trồng khác.

Các loài Cải bắp dại chứa một lượng lớn loại rau, bao gồm bông cải xanh, súp lơ, collard greens, và mầm brussels. Các nhóm cây trồng Acephala cũng gồm spring greens và collard greens, tương tự về gen. Pieris rapae là một trong những loài gây hại nổi tiếng nhất của cây trồng.

Ngăn ngừa ung thư: Cải xoăn là loại thực vật thuộc họ súp lơ và bắp cải, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bạn ngăn ngừa bệnh ung thư. Đó là một trong những lý do tuyệt vời để bạn bổ sung loại rau này vào bữa ăn hàng ngày. Ngăn ngừa ung thư buồng trứng: Loại rau này chứa các chất chống oxy hóa maempferol có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Đào thải độc tố: Cải xoăn được coi như một chất làm sạch cơ thể tự nhiên bởi nó có tác dụng đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể của bạn. Ngoài ra, nó giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường năng lượng.

Giảm cân: Cải xoăn có tỉ lệ chất xơ rất cao nhưng lại ít calo và không chứa chất béo. Một chén cải xoăn chỉ có 40 calo và 0g chất béo nhưng cung cấp tới 5g chất xơ. Vì vậy, cải xoăn rất tốt cho việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn. Nếu có ý định giảm cân, bạn cũng nên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn hàng ngày.

Ngăn ngừa loãng xương: Ngoài những lợi ích kể trên, cải xoăn còn giàu calci giúp hệ xương chắc khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Cải xoăn thậm chí còn cung cấp nhiều calci hơn sữa tươi. Chúng giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm xương và duy trì quá trình trao đổi chất hiệu quả.

Comments