32 Đề vấn đáp tài chính


TỔNG HỢP 32 ĐỀ VẤN ĐÁP TÀI CHÍNH

ĐỀ 1:
Câu 1: PB phạm vi áp dụng Thuế GTGT và Thuế TTĐB ? Cho ví dụ ?
1. Thuế TTĐB
- TTTĐB là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Phạm vi áp dụng của Thuế TTĐB áp dụng cho các chủ thể là tổ chức, cá nhân sản xuất, NK hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc diện đối tượng chịu thuế TTĐB mà NN muốn hạn chế tiêu dùng. Thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp, tập trung điều tiết một số hàng hóa và dịch vụ nhất định, không được nhà nước khuyến khích tiêu dùng. Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung 2016:
1. Hàng hóa: có rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô dưới 24 chỗ, vàng mã, xăng, dầu
2. Dịch vụ: kinh doanh vũ trường, mát-xa, karaoke, casino, trò chơi điện tử có thưởng bằng máy jackpot, slot; kinh doanh đặt cược, gofl và xổ số
- Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.Cơ sở kinh doanh sản xuất mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai và nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Thuế GTGT
- Khái niệm thuế giá trị gia tăng: (Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng: áp dụng đối với tất cả các hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh tiêu dùng ở Việt Nam trừ một số hàng hóa dịch vụ quy định tại Điều 5 Luật này. (Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng) do chủ thể là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu
Câu 2:
Công ty Triệu Đô bán chất đốt có các hoạt động như sau:
1.      Thu được 10ty từ việc bán chất đốt -
2.      Thu được 5ty từ việc cho thuê mặt bằng văn phòng kinh doanh không sử dụng hết -  thuộc cấp NSĐP
3.      Thu được 15000 tỷ chuyển nhượng ngoài ngành vốn.
Hỏi DN phải nộp những loại thuế nào ? Tại sao ? Thuộc cấp NS nào ?
4DN phải nộp những loại thuế sau:
-          Khai thác chất đốt là thuế BVMT
-          Bán chất đốt: GTGT, có XK nếu bán ra nước ngoài
-          Thuế SDĐ nn từ việc cho thuê mặt bằng ( điểm d – K1 – Đ37)
-          Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng – thu nhập từ nguồn khác K2-DD3 Luật Thuế TNDN 2014
aThuế BVMT và SDĐ là NSĐP
aCòn lại là NSTW hưởng 100%
ĐỀ 2: .
Câu 1: Phân tích cơ sở xây dựng hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN là một thể thống nhất được tạo thành bởi các bộ phận cấu thành là các khâu NS độc lập nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thu, chi của mình. Tổ chức hệ thống NSNN là việc tổ chức, sắp xếp các nguồn thu, nhiệm vụ chi trong BMNN theo một trật tự nhất định và hệ thống NSNN VN được xây dựng theo mô hình HT NSNN lồng ghép với NS cấp dưới là một bộ phận của NS cấp trên
Như vậy cơ sở để xây dựng nên hệ thống NSNN là là hoạt động phân cấp quản lý và hoạt động phân cấp quản lý là quá trình phân giao nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho địa phương trong hoạt động quản lý NSNN. Vì vậy khả năng thu và nhu cầu chi cùng với hệ thống các đơn vị hành chính là bộ phận cấu thành hay các khâu của hệ thống NSNN
       Thứ nhất, hệ thống các đơn vị hành chính, theo chiều dọc các đơn vị hành chính của BMNN có Chính phủ là cơ quan đứng đầu cao nhất trong hệ thống hành pháp, thuộc Trung ương và Địa phương có UBND cấp Tỉnh, Huyện và Xã cũng như HĐND các cấp là các đơn vi hành chính tại địa phương. Tương ứng với quy định tại Điều 6 của Luật NSNN 2015 theo cách phân loại thứ hai thì Hệ thống NSNN có 4 cấp là TW, T, H, X tương ứng với 4 cấp đơn vị hành chính thực hiện hoạt động chấp hành bản dự toán NS đã được QH thông qua trước ngày 15/11 và có hiệu lực trong vong 1 năm dương lịch theo quy định tại Điều 14 của Luật NSNN 2015. Các cấp NS tổ chức theo chiều dọc từ TW đến địa phương cùng với hoạt động phân cấp quản lý ngân sách địa phương là một bộ phân của NSTW, ngân sách cấp dưới là bộ phận của ngân sách cấp trên đã tạo nên điều kiện cần cho một hệ thống NSNN hoàn chỉnh
Thứ hai là khả năng thu và nhu cầu chi của các cấp chính quyền là điều kiện đủ để xây dựng nên hệ thống NSNN hoàn chỉnh. Các cấp chính quyền ở TW và địa phương đã được phân cấp, thực hiện chấp hành ngân sách đó là việc thực hiện các hoạt động thu và chi trong một năm ngân sách đã được giao nhằm giúp Nhà nước quản lý và thực hiện chức năng đối với xã hội. Nhu cầu chi và khả năng thu của các cấp chính quyền phụ thuộc nhiều vào dự toán số liệu cụ thể đã được giao, chấp hành trong một khuôn khổ nguyên tắc nhất định của NSNN đã được QH thông qua. Thông qua các hoạt động thu và chi của các cấp chính quyền đã giúp cho NN thực hiện được vai trò, chức năng của NN đối với xã hội, phù hợp với mục đích và vai trò của NSNN

Câu 2:
Cty A thực hiện các hoạt động sau:
        1, Chuyển quyền SDĐ
        2, Liên doanh với Cty Hàn Quốc
        3, Hoàn thuế GTGT
Hỏi: Trong trường hợp nào Cty A được hoàn thuế GTGT và Nghĩa vụ thuế mà Cty A nộp
       >> Trường hợp Hoàn thuế GTGT sẽ được hoàn thuế với điều kiện là trong trường hợp này cty a phải kinh doanh hàng hoá, dvu xuất khẩu có số thuế gtgt đầu vào chưa được khấu trừ 300 tr đồng trở lên
     >> Nghĩa vụ thuế : Thuế TNDN cho hoạt động chuyển quyền SDĐ và thuế SDĐ Phi NN

ĐỀ 3:
      Câu 1:Xác định cơ cấu của nguồn thu một cấp NSĐP. Nguồn thu theo tỷ lệ % có khác biệt gì so với nguồn thu bổ sung? Cho ví dụ ?
Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;Thuế môn bài;Thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp;Tiền sử dụng đất;Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;Lệ phí trước bạ;Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; … Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho địa phương; Phí, lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chínhtheo quy định;Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;Thu kết dư ngân sách địa phương;Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật…
      - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như: thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân;Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế bảo vệ môi trường; trừ  những thuế do NSTW hưởng 100%
     - Thu bổ sung từ NSTƯ gồm: Các khoản thu bổ sung để cân đối thu, chi NSĐP và các khoản thu bổ sung có mục tiêu giúp địa phương thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy định .
     - Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.
*                    Nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm có gì khác biệt so với nguồn thu bổ sung của một cấp NS địa phương
-                      Nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là khoản thu phát sinh trên địa bàn địa phương đó và được hưởng theo 1 tỷ lệ phần trăm nhất định. Tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi theo các chế độ thu ngân sách, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và vùng có khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn; vùng có diện tích đất trồng lúa nước lớn; vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; vùng kinh tế trọng điểm; (K2 Điều 40)
-                      Nguồn thu bổ sung xuất hiện trong trường hợp nguồn thu được hưởng 100% và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm không đủ để chi, số thu bổ sung được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để hỗ trợ ngân sách cấp dưới
ð    Điểm khác biệt đó là nguồn thu theo tỷ lệ phần trăm lấy từ chính ngân sách mà địa phương đó thu được (Vd: thuế, phí, lệ phí,…) tương ứng với 1 tỷ lệ mà CQNN có thẩm quyền quy định. Còn nguồn thu bổ sung từ xuất phát từ ngân sách cấp trên để hỗ trợ, cân đối ngân sách cấp dưới.
-          Nguồn thu bổ sung được áp dụng cho các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 40 Luật NSNN 2015:
a)      Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định NS
b)      Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện;
c)      Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của NS cấp dưới
d)      Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn….
-          Nguồn thu theo tỷ lệ % áp dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật mà NSĐP được hưởng phần trăm từ nguồn thu quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật NSNN 2015
ð    Ví dụ: năm 2014, nguồn thu ngân sách theo tỷ lệ phần trăm đối với tiền sử dụng đất trên 5000m2tại quận Đống Đa: thành phố Hà Nội được hưởng 70%, của quận Đống Đa hưởng 30% số tiền mà quận đó thu được. Còn số tiền bổ sung từ ngân sách thành phố cho quận Đống Đa là hơn 34 tỉ đồng – số tiền này lấy từ ngân sách của thành phố HN.
ĐỀ 4:
      Câu 1: Nêu và phân biệt nguồn thu từ thuế và nguồn thu từ phí với lệ phí ? Tại sao lại có sự khác biệt đó ?
-          Nguồn thu từ thuế bao gồm: thuếTNDN, TNCN, TTĐB, GTGT, BVMT, TN, NK,XK
-          Nguồn thu từ phí, lệ phí bao gồm: Phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng cháy, chữa cháy, phí xác nhận đăng ký công dân; Lệ phí Tòa án, cấp GPLX, trước bạ…
4Thuếlà khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định; Lệ phíLà khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi nhà nước cung cấp dịch vụ công. Phục vụ công việc quản lý nhà nước và Phílà khoản tiền mà TC, CN phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi CQNN, ĐVSNCL và tổ chức do CQNN giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong danh mục ban hành kèm theo lệ phí và phí
4Nguồn thu từ thuế được quy định trong các VBPL có hiệu lực pháp lý cao do QH ban hành đó là các Luật Thuế có quy định, mang tính bắt buộc phải nộp; Nguồn thu từ phí và lệ phí được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật, chỉ khi nào sử dụng dịch vụ công và mang tính trang trải.
* Có sự khác biệt này là do:
-          Tầm quan trọng của thuế so với lệ phí, phí trong hoạt động đóng góp cho NSNN
-          Mỗi loại nguồn thu có đặc điểm riêng có tính chất hoa lợi hay không có tính chất. Vì vậy nó phù hợp với từng đối tượng mà NN muốn hướng tới điều chỉnh
-          Thuế là công cụ quan trọng giúp cho NN điều chỉnh nền kinh tế, thu những nguồn thu lớn và quan trọng; phí và lệ phí có vai trò ít hơn so với Thuế
-          Phân loại nguồn thu để dễ dàng cho việc áp dụng cho các đối tượng phải nộp tài chính vào NSNN, qua đó thể hiện được quan điểm của NN trong việc sử dụng các công cụ kinh tế để điều tiết thị trường, tăng nguồn thu cho NSNN
         Câu 2: HLU chi xây dựng nhà B, nhà K  và chi các khoản tiền lương và chi các khoản đào tạo khác
-          Phương thức chi đầu tư xây dựng và chi trả tiền lương có gì khác nhau:
Chi xây dựng nhà B và Nhà K là chi đầu tư, phát triển;   Chi trả tiền lương là chi thường xuyên
-          Nêu điều kiện chi NSNN:
Theo Khoản 2 Điều 12 ta có điều kiện chi NS bao gồm (1) Phải có trong dự toán được giao; (2) đã được thủ trưởng đơn vị sd NS, chủ đầu tư or người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp:
+) Chi đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của PL về đầu tư công và xây dựng
+) Chi thường xuyên phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức chi NS do CQNN có thẩm quyền quy định
+) Chi dự trữ quốc gia >> đảm bảo các điều kiện về dự trữ quốc gia
+) Các chương trình, dự án phải đấu thầu thì phải theo quy định về đấu thầu
+) Khoản chi theo phương thức NN đặt hàng, giao kế hoạch phải đảm bảo về quy định về phí, lệ phí
ĐỀ 5:
       Câu 1: Trình bày và phân tích cơ cấu Luật thuế ?( Câu 33 )
Theo quy định của PL về một Luật thuế, cơ cấu gồm những yếu tố sau:
      Thứ nhất, Tên của luật thuế thường gắn với tên loại thuế mà Luật đó điều chỉnh. Chẳng hạn Luật thuế GTGT, TTĐB… Tên của đạo luật thuế khái quát và thể hiện được đăng trưng của loại thuế đó, giúp cho các đối tượng có liên quan có thể phân biệt được dễ dàng đạo luật này với đạo luật khác
      Thứ hai, Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật thuế và mỗi loại có đối tượng nộp thuế khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng điều chỉnh. Ví dụ theo Điều 2 Luật thuế TNCN 2008 quy định đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cứ trú…Thực tế hoạt động lập pháp cho thấy việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đối xử, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hòa thu nhập, luồng vốn đầu tư trong đời sống xã hội
      Đối tượng thuộc diện không chịu thuế thường được PL quy định rất cụ thể, rõ ràng từng trường hợp. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế nhất định là các cá nhân, tổ chức có đủ dấu hiệu nộp loại thuế đó đồng thời có các điều kiện khác đi kèm. Chính những điều kiện khác này làm loại trừ nộp một loại nghĩa vụ thuế nhất định, thường xuất phát từ chính sách khuyến khích, ưu đãi của NN hoặc do cam kết của VN với các quốc gia, tổ chức quốc tế
      Thứ ba, Căn cứ tính thuế là những số liệu cơ bản để xác định số thuế phải nộp. Căn cứ tính thuế thường được xác định dựa trên đối tượng chịu thuế và mức thuế suất áp dụng cho từng đối tượng chịu thuế. Trong đó:
     Đối tượng chịu thuế là đối tượng khách quan phải thu thuế theo quy định của một đạo luật thuế, là vật chuẩn mà dựa vào đó NN được thu một khoản tiền nhất định. Đối tượng chịu thuế phản ánh ý chí của NN đối với kết quả hoạt động KT – XH cũng là cơ sở phân biệt Luật thuế này với Luật thuế khác. Trong thực tế, đối tượng chịu thuế có thể là thu nhập ( Thuế TNDN, TNCN ), Kết quả hoạt động kinh doanh ( Thuế TTĐB, GTGT ) or giá trị tài sản ( Thuế SDĐPNN )
       Thuế suất là mức độ  mà dựa trên đó, người nộp thuế phải nộp một khoản tiền nhất định, tính trên một đơn vị đối tượng chịu thuế. Thuế suất được quy định trong Luật Thuế có thể hiểu đây là thuế suất danh nghĩa. Có thể là thuế suất theo tỷ lệ % hoặc thuế suất cố định
      Pp tính thuế là những cách thức được pháp luật quy định cụ thể cho từng loại thuế để có được một số tiền thuế nhất định dựa trên những căn cứ tính thuế đã quy định trước. Ví dụ thuế TNDN, TTĐB… phương thức tính thuế xác định theo đối tượng chịu thuế nhân với thuế suất…
       Thứ tư, Kê khai, nộp thuế. Quy định bao gồm những nội dung trình tự đã được tổng kết và có tính phản ánh quy luật của đối tượng nộp thuế từ khâu trước khi tiến hành một hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ thuế đến khâu phải nộp thuế cho KBNN theo thời hạn định trước. Tại VN hiện nay quy định phương pháp kê khai, nộp thuế nhưng nộp thuế theo quyết định của CQNN thu; nộp thuế khoán; tự kê khai và tự nộp thuế đối với mỗi loại thuế
       Thứ năm là quy định về miễn giảm thuế là những quy định thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp đối với người nộp thuế or đối tượng chịu thuế. Miễn, giảm thuế được quy định trong Luật thuế thường có quy định cụ thể về điều kiện đối với từng loại chủ thể nộp thuế, số thuế được miễn giảm, time. Miễn, giảm thuế dãn đến việc thực hiện nvu khác nhau giữa các đối tượng nộp thuế, vì vậy để được miễn giảm thuế các chủ thể này phải thực hiện theo một  trình tự định trước. Thông thường, đối tượng nộp thuế phải có yêu cầu được miễn giảm, sau đó cơ quan thu sẽ phê duyệt theo quyền hạn đã được phân cấp
       Thứ sáu là xử lý vi phạm PL thuế bao gồm các nội dung mà dựa vào đó, các chủ thể có liên quan có thể or bị áp dụng một hình thức xử lý nhất định: hành chính, hình sự. Thông thường, những hành vi có thể bị xử lý vi phạm  thường được liệt kê trong VBPL. Các hình thức xử lý vi phạm luật thuế có thể là phạt cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung khác
      ► Y nghĩa khi nghiên cứu pháp luật thuế: Giusp cho hoạt động xây dựng Luật thuế trong thực tiễn được trở nên cụ thể và dễ dàng hơn; Thấy được cơ cấu của Luật thuế bao gồm những nội dung gì, từ đó có thể phân biệt được các Đạo luật thuế với nhau; Nghiên cứu pháp luật thuế là cơ sở để tạo sự bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ quan trọng về kỹ thuật lập pháp mà việc bắt kịp để điều chỉnh các quann hệ mới phát sinh cần phải điều chỉnh, vì vậy việc nghiên cứu pháp luật thuế là cần thiết
       Câu 2: Tỉnh A được phân bổ NS 1,5 tỷ. trong đó có 800tr phát sinh từ địa phương.
-          Nguồn thu phát sinh từ địa phương bao gồm những khoản thu cơ bản nào ? Vị trí những khoản này trong cơ cấu NSĐP ?
4Bao gồm những khoản quy định tại K1Đ37 Luật NSNN 2015. Những nguồn thu này có vị
trí quan trọng số 1 trong cơ cấu nguồn thu của NSĐP, tạo ra nguồn thu lớn nhất cho NSĐP để thực hiện các nhiệm vụ chi của NSĐP như đã được giao
- 700tr còn lại gọi là gì theo PL ? Đặc điểm của khoản thu này ?
4Tổng thu ngân sách Nghệ An = 800 triệu từ nguồn thu địa phương được giữ lại 100%, và 700 triệu từ nguồn thu điều tiết về địa phương và thu bổ sung

ĐỀ 6:
       Câu 1:Phân biệt phạm vi áp dụng của Luật Thuế TNDN và TNCN ?
4Chủ thể:
-          Thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa có thu nhập chịu thuế
-          Thuế TNCN là cá nhân có cư trú và cá nhân không cư trú
4Đối tượng chịu thuế:
-          Thuế TNDN: Điều 3
-          Thuế TNCN: Điều 3 Thu nhập từ kinh doanh; Thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ chuyển nhượng BĐS; Thu nhập từ chuyển nhượng + đầu tư vốn; Thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; Thu nhập từ nhận thừa kế và thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, BĐS và tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu

      Câu 2: Bội chi NSNN thì có thể chọn phương án nào ? Tại sao chọn ? Tại sao không ?
-          Cắt giảm chi tiêu ( No. không quy định ) không thể cắt giảm
-          Phát hành tiềnNo. gây lạm phát
-          Phát hành trái phiếu Chính phủ ( được điểm a K4 Điều 7)
-          Vay vốn NHNN. tuy nhiên chỉ được vay khi thâm hụt ngân sách tạm thời
ĐỀ 7:
       Câu 1: Đặc điểm của Thuế và ý nghĩa trong việc ban hành và thực thi PL Thuế ?
Các đặc điểm của Thuế
-           Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc
-           Thuế gắn với yếu tố quyền lực nhà nước
-           Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp
Ä ý nghĩa xác định đặc điểm thuế
 Thứ nhất đối với hoạt động lập pháp ( gồm ban hành và xây dựng ). Thuế cũng như phí, hay lệ phí đều có những đặc điểm khác nhau để phân biệt chúng với nhau. Từ việc xác định được các đặc điểm của thuế, giúp cho hoạt động lập pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được triển khai cụ thể và phù hợp với quy định. Chẳng hạn như đặc điểm thuế gắn với quyền lực nhà nước, nó gắn với quyền lực nhà nước bởi lý do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế. Ngoài ra yếu tố quyền lực thể hiện qua việc nhà nước có xu hướng ghi nhận thuế ở các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là các luật thuế. Vì vậy, mà chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành ra Luật thuế mang tính bắt buộc các chủ thể có nghĩa vụ cũng như có quyền phải thực thi, chấp hành khi Luật có hiệu lực mà không một chủ thể nào khác được ban hành 
 Thứ hai, đối với hoạt động thực thi pháp luật thuế, xác định được các đặc điểm là dấu hiệu nhận biết giúp cho việc thực thi pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn như đặc điểm Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc, từ đặc điểm nhà nước ban hành ra các Luật thuế để điều chỉnh quy định về đối tượng nộp thuế hay thuế suất … đối với từng loại hàng hóa dịch vụ khác nhau và trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, dịch vụ… mà thuộc đối tượng chịu thuế thì các chủ thể đó phải có nghĩa vụ nộp thuế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành thu thuế. Cụ thể hơn là dựa trên đặc điểm bắt buộc của thuế mà tạo nên địa vị pháp lý cho các chủ thể có quyền và nghĩa vụ
Ngoài ra, từ đặc điểm thuế không mang tính đối giá, nghĩa là bất kỳ ai khi đủ điều kiện đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Không hoàn trả trực tiếp thì sẽ được hoàn trả gián tiếp, các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước và họ sẽ được hoàn trả bằng cách hưởng thụ lại các lợi ích công cộng như bình yên xã hội, sự phát triển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi… Từ đó mà việc thực thi Luật thuế trong các mối quan hệ pháp luật thuế được tôn trọng, có tính bắt buộc phải tuân theo cũng như được hưởng lợi từ nghĩa vụ của mình. Góp phần tạo nguồn thu cho NSNN cũng như làm tròn vai trò, chức năng của nhà nước đối với xã hội
       Câu 2: Cty TNHH A mới thành lập DN trong lĩnh vực du lịch tại Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, hỏi :
     -DN A sẽ phải làm những thủ tục nào để tiến hành thực hiện  nghĩa vụ thuế ?
+) Đăng kí mã số thuế với cơ quan thuế; kê khai thuế, nộp thuế.
     +) Đăng ký thuế tại cơ quan có thẩm quyền
     +) Kê khai thuế
aThuế Môn bài :
aThuế GTGT: Kê khia theo quý và theo phương pháp trực tiếp trên % giá trị tăng thêm
aThuế TNDN: Hàng quý sẽ phải tự tính tiền nộp hàng quý
aThực hiện hóa đơn để khấu trừ khi tính thuế theo phương pháp khấu trừ
      +) Nộp thuế
     -DN A có được ưu đãi về thuế không ? Tại sao ?
DN A sẽ không được được ưu đãi về thuế vì theo Điều 13 và Điều 14 của Luật Thuế TNDN 2014 không quy định có ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch

ĐỀ 8:
       Câu 1: Đặc điểm Thuế và ý nghĩa ( Câu 29 )
Các đặc điểm của Thuế
-           Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc
-           Thuế gắn với yếu tố quyền lực nhà nước
-           Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp
Ä ý nghĩa xác định đặc điểm thuế
 Thứ nhất đối với hoạt động lập pháp ( gồm ban hành và xây dựng ). Thuế cũng như phí, hay lệ phí đều có những đặc điểm khác nhau để phân biệt chúng với nhau. Từ việc xác định được các đặc điểm của thuế, giúp cho hoạt động lập pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được triển khai cụ thể và phù hợp với quy định. Chẳng hạn như đặc điểm thuế gắn với quyền lực nhà nước, nó gắn với quyền lực nhà nước bởi lý do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế. Ngoài ra yếu tố quyền lực thể hiện qua việc nhà nước có xu hướng ghi nhận thuế ở các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là các luật thuế. Vì vậy, mà chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành ra Luật thuế mang tính bắt buộc các chủ thể có nghĩa vụ cũng như có quyền phải thực thi, chấp hành khi Luật có hiệu lực mà không một chủ thể nào khác được ban hành 
 Thứ hai, đối với hoạt động thực thi pháp luật thuế, xác định được các đặc điểm là dấu hiệu nhận biết giúp cho việc thực thi pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn như đặc điểm Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc, từ đặc điểm nhà nước ban hành ra các Luật thuế để điều chỉnh quy định về đối tượng nộp thuế hay thuế suất … đối với từng loại hàng hóa dịch vụ khác nhau và trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, dịch vụ… mà thuộc đối tượng chịu thuế thì các chủ thể đó phải có nghĩa vụ nộp thuế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành thu thuế. Cụ thể hơn là dựa trên đặc điểm bắt buộc của thuế mà tạo nên địa vị pháp lý cho các chủ thể có quyền và nghĩa vụ
Ngoài ra, từ đặc điểm thuế không mang tính đối giá, nghĩa là bất kỳ ai khi đủ điều kiện đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Không hoàn trả trực tiếp thì sẽ được hoàn trả gián tiếp, các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước và họ sẽ được hoàn trả bằng cách hưởng thụ lại các lợi ích công cộng như bình yên xã hội, sự phát triển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi… Từ đó mà việc thực thi Luật thuế trong các mối quan hệ pháp luật thuế được tôn trọng, có tính bắt buộc phải tuân theo cũng như được hưởng lợi từ nghĩa vụ của mình. Góp phần tạo nguồn thu cho NSNN cũng như làm tròn vai trò, chức năng của nhà nước đối với xã hội
       Câu 2: giống câu trên

ĐỀ 9:
 Câu 1: Phân tích các nội dung cơ bản của nguyên tắc cân đối NSNN ? Ví dụ ?
      Điều 7 Luật NSNN 2015
1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
Câu 2: Xác định các loại thuế mà DN phải nộp

ĐỀ 10:
        Câu 1: Mối quan hệ giữa NSTW vs NSĐP. Quyền hạn của HĐND cấp tỉnh đối với NSNN
aMQH: giữa NSTW và NSĐP
Tính độc lập tương đối giữa ngân sách các cấp:
- Nguồn thu của ngân sách cấp nào thì cấp đó sử dụng.
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào thì cấp đó phải đảm nhận.
Tính phụ thuộc giữa ngân sách cấp dưới và ngân sách cấp trên:
- Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới để địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
- Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung có mục tiêu để địa phương có thể thực hiện được chính sách mới.
aQuyền hạn của HĐND cấp tỉnh :Điều 30 Luật NSNN 2015 như quyết định dự toán các khoản thu-chi;
-          Quyết định phân bổ dự toán NS cấp mình;
-          Phê chuẩn quyết toán NSĐP
-          Quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP
-          Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết
-          Giasm sát việc thực hiện NS đã được HĐND cấp Tỉnh thông qua
-          Bãi bỏ VBQPPL về tài chính – ngân sách của UBND, CT UBND cấp tỉnh và HĐND cấp huyện trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH; pháp lệnh nghị quyết của UBTVQH
-          Quyết định danh mục các chương trình dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN của NS cấp Tỉnh…
        Câu 2: Xác định loại thuế CTCP TM phải đóng khí
       1,Nhập khẩu ô tô: Thuế NK, Thuế TTĐB, Thuế GTGT, Thuế TNDN
       2,Xuất khẩu hàng dệt may: Thuế TNDN, Thuế GTGT

ĐỀ 11:

Câu 1: Quy trình NS và vai trò của NN đối với từng quá trình?
aQuy trình:Bao gồm toàn bộ hoạt động của 1 ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc. Bao gồm 3 quá trình là Lập dư toán; Chấp hành dự toán và Quyết toán NSNN
aVai trò của NN đối với từng quá trình:
        -Lập dự toán:
+ )Chính phủ ban hành quy định về lập dự toán trước 15/5; trước 20/9 trình các tài liệu báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 47; Trước ngày 20/11 TTCP giao dự toán thu-chi NS năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan khác ở TW và từng tỉnh, Thành phố trực thuộc TW
        +) QH quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW năm sau trước 15/11
+) HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP trước 10/12 và phân bổ NS cấp Tỉnh năm sau.cưới dưới tự xử trong 10 ngày kể từ ngày có quyết định
        +) UBND giao dự toán NS năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới đồng thời báo cáo UBND và cơ quan tài chính cấp trên và UBND Tỉnh báo cáo BTC về dự toán NSN đã được HĐND cấp Tỉnh quyết định
        Trước 31/12 …
       -Chấp hành dự toán:
        +) Vai trò của CP và UBND các cấp trong việc giao dự toán cho các đơn vị dự toán cấp 1 ở TW và ĐP giao cấp trực thuộc
        +) Điều chỉnh tổng thể NSNN trong trường hợp có biến động về NS so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể
        +) Tổ chức thu ngân sách và chi ngân sách theo dự toán được giao của các cơ quan NN
       -Quyết toán NSNN:
+) Các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức tiến hành hạch toán. Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt dự toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc…Đ69, 70
Câu 2: DN A mua 500 tấn café thành phẩm và 10.000L rượu của DN B để xuất khẩu sang Đài Loan, nhưng vì vấn đề chất lượng phải bán số rượu đó trong nước. Hỏi
1.      Thuế mà Cty A phải chịu là loại thuế nào ? Tại sao ?
Thuế TTĐB là loại thuế mà Cty A phải chịu vì theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2016với 10.000 lít rượu có quy định rượu là đối tượng chịu thuế TTĐB
Thuế GTGT cũng là loại thuế mà DN A phải nộp vì bán sẽ có giá trị tăng thêm được khấu trừ với thuế GTGT cho hoạt động mua 500 tấn Café với thuế suất 0%
2.      Cty có trách nhiệm về thuế ntn đối với số rượu đó ?
>>chịu thuế TTĐB với số rượu
ĐỀ 12
Câu 1: Thế nào là quỹ ngân sách dự phòng. Các cấp nào cần quỹ NSDP và nếu hết quỹ NSDP thì phải làm ntn ?
aTheo quy định tại K8 Đ4 :“Dự phòng NSNN là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa được phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở các từng cấp NS”
aCác cấp cần lập Qũy NSDP gồm Cấp NSTW và NSĐP ( T,H,X) theo K3 Đ10
3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:
a) Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
aNếu hết quỹ NSDP thì sẽ dùng đến quỹ dự trữ tài chính để tạm ứng >> khắc phục..
Câu 2: Cty TNHH Hoàng Hà thực hiện các hành vi sau đây trong năm 2015 xác định
     1, Xuất khẩu 5000 chai rượu do công ty trực tiếp sản xuất
>> Thuế TTĐB theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TTĐB 2016 quy định rượu là đối tượng chịu thuế TTĐB
>> Thuế Xuất khẩu khi xuất khẩu 5000 chai rượu vì không thuộc đối tượng không chịu thuế và  hàng hóa đi qua cửa khẩu là đối tượng chịu thuế Xuất khẩu
     2, Nhập khẩu 1 dây chuyền để thay thế 1 dây chuyền sản xuất cũ
>>Thuế Nhập khẩu không thuộc đối tượng không chịu thuế và đi qua cửa khẩu
>> Thuế TNDN
>> Thuế GTGT phát sinh với 5000 chai rượu

ĐỀ 13
Câu 1: Việc xác định thuế GTGT là thuế gián thu có ý nghĩa gì ?Hàng hóa dịch vụ hưởng thuế suất 0%?
Việc xác định thuế GTGT là thuế gián thu có ý nghĩa pháp lý gì ?
       Quy định như vậy, ta thấy Thuế GTGT của hàng hóa sẽ được cấu thành trong giá bán hàng hóa, giúp giảm sự phản ứng từ chủ thể chịu thuế là khách hàng. Việc xác định thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu về khía cạnh pháp lý có ý nghĩa đó là xác định độc lập chủ thể chịu thuế GTGT và chủ thể nộp thuế GTGT. Bởi lẽ, thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một.
       Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.
    a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
-   Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu;
-   Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
-   Hàng hoá bán mà điểm giao, nhận hàng hoá ở ngoài Việt Nam;
-   Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
-   Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.
+ Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+  Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
     b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
    c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoàihoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện.
    d) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:
Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.
    đ) Các hàng hóa, dịch vụ khác:
-   Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
-   Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
-   DV sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
    Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ đó "không được khấu trừ hoặc hoàn lại" cho nhà sản xuất cho nên giá thành của hàng hóa, dịch vụ này vẫn cao vì trong đó có thuế GTGT của vật tư, nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó.       
Hàng hóa dịch vụ được áp dụng thuế suất 0%, theo quy định của Luật Giá trị gia tăng cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, hàng hóa dịch vụ được áp dụng thuế suất 0% là các hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu, thuế đầu vào của vật tư, nguyên liệu... tạo nên sản phẩm, các hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu, đều được khấu trừ hoặc hoàn lại cho nhà sản xuất. Lý do cho sự ưu đãi này bởi lẽ, đối với nhiều hàng hóa xuất nhập khẩu, ngoài thuế GTGT còn phải chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,.. Việc Nhà nước quy định thuế suất 0% không chỉ nhằm mục đích giảm giá thành đối với hàng hóa dịch vụ mà còn khuyến khích nhập khẩu hoặc xuất khẩu mặt hàng, dịch vụ đó. Khuyến khích xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước đối với các mặt hàng đó... khi đánh thuế 0% tức là Nhà nước vẫn đang theo dõi thuế GTGT đầu vào và đầu ra cho mặt hàng đó
 Đối với hàng nhập khẩu thì đó là mặt hàng thiết yếu để phục vụ cho đời sống người dân hoặc là mặt hàng phục vụ cho sản xuất tối cần thiết trong nước…
Đối với mặt hàng xuất khẩu thì đó là hàng hóa cần khuyến khích , cần giảm thuế để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường thế giới .
       Câu 2: Cty Đại Lợi năm 2017 kinh doanh thua lỗ do chi phí bán ra thấp hơn chi phí sản xuất. Xác định nghĩa vụ thuế ?
>>>chuyển lỗ trong vòng 5 năm trong 5 năm đó hết lỗ khi nào thì DN sẽ tiến hành nộp thuế vào năm tiếp theo. nếu hết 5 năm mà chưa hết lỗ thì DN k được kết chuyển lỗ và phải nộp thuế bt

ĐỀ 14:
Câu 1: Nêu cách xác định trị giá hải quan của hàng hóa NK theo quy định của Luật XNK hiện hành ?
      Luật hải quan VN 2014: “ trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan”. Thông thường, trị giá hải quan hay còn gọi là trị giá tính thuế được xác định bằng cách lấy giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa X, NK nhân số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu được ghi trong tờ khai hải quan
       ► Sự khác biệt
       Gía tính thuế là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế TTĐB, GTGT và thuế BVMT 
      -Đối với giá tính thuế trong hoạt động xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng ( giá FOB ). Gía này không bao gồm cước phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I), được xác định theo quy định của PL về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
      -Đối với giá tính thuế trong hoạt động NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiền theo hợp đồng, được xác định theo quy định của PL về trị giá hải quan đối với hàng hóa NK
      Sự khác biệt, đối với giá tính thuế xuất khẩu thì giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng, như vậy giá bán được ghi nhận trong hợp đồng là căn cứ để xác định giá tính thuế của hàng hóa XK, không bao gồm F và I; đối với giá tính thuế NK là giá trị thực tế của hàng hóa cộng với chi phí vận chuyển, như vậy có thể hiểu giá tiền tính thuế của hàng hóa NK bằng tổng chi phí. Ví dụ giá trị của hàng hóa NK A là 3 tỷ, chi phí vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiền là 200tr, vậy giá tính thuế là tổng chi phí sẽ là 3,2 tỷ. Ngoài ra giá tính thuế XK có thể do sự thỏa thuận của các bên tương ứng với giá hàng hóa hoặc theo quy định của pháp luật; đối với hàng hóa NK, giá tính thuế được xác định cụ thể
        Câu 2: Ông A là chủ DNTN có doanh thu 5 tỷ/năm và đóng thuế 800tr/năm. Ông A có lương 240tr/ năm và Cty mua 1 ô tô 4 chỗ nguyên chiếc từ Nhật về VN. Xác định các loại thuế mà ông A phải nộp và xác định cách tính trị giá hải quan của chiếc ô tô nhập về
>> Nghĩa vụ thuế mà Ông A phải nộp là: Thuế TNDN, TNCN*, TTĐB, NK, GTGT
>> Cách tính trị giá hải quan chiếc ô tô: Gía tính thuế đối với ô tô nhân với 1

ĐỀ 15
Câu 1: Phân loại chi NSNN và ý nghĩa của việc phân loại ?
>> Khoản 2 Điều 5 Luật NSNN quy định chi NSNN bao gồm: Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của PL . Ngoài ra còn phân loại giữa chi tích lũy và chi tiêu dùng
>>ý nghĩa của phân loại:
-          Giup cho các chủ thể có liên quan phân biệt rõ ràng các khoản chi tương ứng với mục tiêu phát triển, phù hợp với dự toán được giao
-          Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của NN thông qua các hoạt động chi là rất quan trọng. Vì vậy mỗi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội toàn diện cần có một hoạt động chi khác nhau, tương ứng với sự cân đối phát triển, qua đó giúp cho vai tò của NN được thực hiện tốt hơn
-          Phân loại để đảm bảo sử dụng hiệu quả NSNN trong hoạt động chi ngân sách, đồng thời tạo ra sự phù hợp với nhiệm vụ chi của từng cấp NS
       Câu 2:

ĐỀ 16:
Câu 1: Nêu ưu, nhược điểm của Thuế GTGT ?và các trường hợp chủ thể nộp thuế GTGT không phải là chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ?
>> Ưu điểm của Thuế GTGT:
-          Là loại thuế gián thu, vì vậy nó sẽ hạn chế sự phản ứng từ phía người nộp thuế
-          Thuế GTGT có diện đánh thuế rộng ( đối với NN tạo nguồn thu )
-          Thuế GTGT chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
-           Thuế GTGT góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu;
-          Có nhiều mức thuế suất ưu đãi, hoạt động XK chịu thuế suất 0%
-          Tạo nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN
Câu 2: Giả sử năm 2017 ông Bình làm việc tại CT TNHH Bình Minh có lương là 28tr/tháng. Ông M cũng là chủ DNTN do chính mình làm CSH với lương 15tr/tháng. Ngoài ra Ông M nhận được 56tr cổ tức từ việc góp vốn. Xác định nghĩa vụ thuế của ông M ?Tại sao?
>> Nghĩa vụ nộp thuế TNCN:
-          Mức lương 28tr/ tháng là tiền lương mà ông M nhận được. Vì vậy một năm ông M nhận được khi làm cho CT TNHH BM là 336tr/năm thuộc quy định tại K2 Đ3 Luật TTCN 2014
-          Mức lương 15tr/ tháng mà ông M là CSH của DNTN cũng có thể xem là thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuât hàng hóa, dịch vụ điểm a K1 Đ3. Như vậy 1 năm ông M có 180tr/ năm
-          Mức lợi nhuận từ cổ tức của Ông M thuộc quy định tại K3 Điều 3 . Vậy 1 năm ông M sẽ nhận được 672tr/ năm
Ø  Một năm thu nhập tổng của Ông M là 1.188 triệu và trừ đi chi phí được trừ thì ông M có thu nhập chịu thuế TNCN
Ø  Tiền lương của ông M làm việc tại Bình Minh và Lương do chính ông quản lý làm CSH DNTN được giảm trừ gia cảnh cho ông M or người phụ thuộc
>Thuế TNDN đối với DNTN do Ông M làm CSH theo điểm a K1 Điều 2 Luật TNDN 2014

ĐỀ 17
Câu 1: Đặc trưng các khoản thu 100% NSTW ? Cho ví dụ ? (Câu 13)
        Câu 2: Cty Dược phẩm Minh Mẫn chuyển sản xuất rượu thuốc các loại, một phần xuất khẩu, một phần tiêu dùng trong nước. Cty có mua rượu của HTX A để sx rượu. Xác định nghĩa vụ thuế và giải thích ?
>> Nghĩa vụ nộp thuế: Của Cty Minh Mẫn
-          Thuế TTĐB theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TTĐB 2016 quy định rượu là đối tượng chịu thuế TTĐB
-          Thuế Xuất Khẩu vì không thuộc đối tượng không chịu thuế Xuất khẩu và có hành vi xuất khẩu vượt biên giới, sản xuất rượu để xuất khẩu
-          Thuế GTGT đối với số rượu tiêu dùng trong nước, mua rượu để sản xuất
-          Thuế TNDNtheo quy định tại khoản 1 Điều 2 quy định Người nộp thuê TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hành hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, có thu nhập, lợi nhuận
>> Nghĩa vụ thuế của A : Thuế TTĐB, GTGT, TNDN
ĐỀ 18
Câu 1: Đặc điểm của Thuê TTĐB và ý nghĩa thực thi, ban hành ?( Câu 41)
Câu 2: Đặc điểm quan trọng nhất của thuế TTĐB; Biểu thuế hiểu ntn ?; giảm trừ gia cảnh tính ntn? Còn giảm trừ j nữa ( đóng bảo hiểm , đóng góp từ thiện)
ĐỀ 19
Câu 1: Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là gì ? Nêu một số chi phí thực tế không được trừ ?
>>Là những chi phí phát sinh thực tế mà doanh nghiệp sẽ được trừ khi tính thuế để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Thuê TNDN 2014 quy định nhưng chi phí được trừ bao gồm:
-          Khoản chi phí phát sinh trực tiếp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN
-          Các khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, an ninh - quốc phòng
-          Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của PL
-          Khoản chi trên 20 triệu phải có hóa đơn, chứng từ thanh toán không dùng tiền
>> Một số chi phí thực tế không được trừ như: tiền nộp phạt VPHC của DN, tiền lương or tiền công của chủ DNTN…, phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu ( Khoản 2 Điều 9 TNDN 2014 )
        Câu 2: Cty A mua một ô tô vê làm tài sản công ty, 2 năm sau bán với giá 300tr
     1, Các nghĩa vụ thuế mà Cty phải nộp: Thuế TTĐB, Thuế GTGT
     2, Trị giá hải quan của ô tô NK tính như sau: Gía tính thuế đối với ô tô nhân với 1

ĐỀ 20
Câu 1: Khoản thu 100% NSĐP có đặc trăng gì ? Ví dụ ?( Câu 14 )
        Câu 2: DN A kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu
       1, Xác định nghĩa vụ nộp thuế :Thuế NK, Thuế GTGT, Thuế TNDN
       2, quyết toán cuối năm bị lỗ giải quyết ntn ?  : Chuyển lỗ trong vòng 5 năm và trong thời gian này không phải nộp thuế TNDN

ĐỀ 21:
Câu 1: BTN
       1, NSĐP phân bổ theo các cấp chính quyền
       2, Nguồn thu của NSNN bao gồm cả vay nợ
>> SAI. Vì vay nợ không thuộc nguồn thu của NSNN, mà vay nợ nằm trong tổng mức vay của NSNN ( k14-Đ4 về kasi niệm NSNN )
       3, Chủ thể kinh doanh được phép lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT ?
       4, Chi NS đảm bảo phải có trong dự toán NS
       Câu 2: Cty X hoạt động khai thác đá vôi để sản xuất xi măng, một phần tiêu thụ trong nước và một phần xuất khẩu. Xác định các loại thuế phải nộp và giải thích ?
      Câu hỏi phụ : Ưu, nhược điểm của hai phương pháp tính thuế GTGT ( Câu 44 ); Các điều kiện chi NS ( k2 Đ12 ); Phân biệt Thuế GTGT VS TTĐB

ĐỀ 22
       Câu 1: Các loại mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành ?pb giữa nghĩa vụ nộp thuế GTGT của chủ thể kinh doanh hàng hóa không chịu và chịu thuế 0%?
>>Các loại mức thuế suất: 0%; 5%; 10% theo Điều 8 - Luật Thuế GTGT 2016
>> Phân biệt : Câu 48 nhé
      Câu 2: Cty X là đại lý phân phối sản phẩm mỹ phẩm. . Cty Y có NK mỹ phẩm vào trong nước.hãy trả lời
1.      Xác định nghĩa vụ thuế phải nộp: Thuế NK, GTGT; TNDN
>> Thuế NK vì nó không thuộc hành vi không chịu thuế và có hành vi dịch chuyển hàng hóa qua biến giới vì vậy phải nộp Thuế NK
>> Thuế GTGT không thuôc quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT 2016 và vì Thuế GTGT đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa cứ là Cty thì phải nộp thuế GTGT
2.      Trị giá tính thuế NK = Gía tính thuế đối với đơn vị hàng hóa NK * Số lượng hàng hóa NK được ghi trong tờ khai hải quan

ĐỀ 23:
Câu 1: PB Thuế vs Lệ Phí thuộc NSNN ? Giari thích tại sao Thuế là nguồn thu quan trọng của NSNN ?
>> Phân biệt Câu 19 nhé
>> Tại sao Thuế lại là nguồn thu quan trọng của NSNN, VÌ
-          Thuế có tính bắt buộc và không đối giá, không cần chủ thể có sử dụng hay không dịch vụ của NN thì vẫn phải nộp thuế
-          Thuế có đối tượng thu và phạm vi áp dụng rộng lớn, vì vậy nguồn thu từ thuế chiếm tỷ trọng  lớn
-          Thuế ra đời gắn với thể chế NN
Câu 2: Giả định trong năm 2017, Cty Yên Tĩnh sản xuất rượu, một phần xuất khẩu và một phần tiêu thụ trong nước
        1, Cty phải nộp những loại thuế nào
>> Thuế TNDN, Thuế TTĐB, Thuế GTGT, Thuế XK
2, Nghĩa vụ nộp thuế đối với phần hàng xuất khẩu có gì khắc biệt so với bán hàng trong nước
>> Thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu có thể chịu thuế suất 0%; Hàng xuất khẩu thì chủ thể phải nộp thêm thuế XK nếu có và trong nước thì chủ thể phải nộp thuế TTĐB;
         Là hàng XK nên không cần kê khai, quyết toán thuế vì không thuộc diện chịu thuế TTĐB, còn trong nước vẫn nộp bình thường

ĐỀ 24
Câu 1: Nêu cấu trúc hệ thống NSNN và vai trò chủ đạo của NSTW ( câu 11 )
        Câu 2: xác định nghĩa vụ nộp thuế … theo tình huống

ĐỀ 25
        Câu 1: So sánh Đạo luật Thường niên với Luật NSNN 2015 ( Câu 4 )
        Câu 2: Ông A là bác sỹ già, giả sử trong năm 2017 ông và gia đình có các hoạt động sau
         1, Kinh doanh thuốc tân dược doanh thu là…: TNDN và GTGT
         2, Khám chữa bệnh ngoài giờ doanh thu là…(TNCN và GTGT )
        3, Làm việc tại bệnh viện C có thu nhập 180tr/ tháng :TNCN
>> Các loại thuế phải nộp Thuế TNCN . Không có khoản nào NSTW được hưởng 100%

ĐỀ 26
Câu 1: Ys nghĩa pháp lý của việc phân loại thuế ? Ví dụ ?( Câu 30 )
        Câu 2: Tháng 5/2017, UBND Tỉnh A tiến hành xem xét thấy thu NS thiếu 160 tỷ so với dự toán đã trình lên cho HĐND quyết định. Do vậy, đã đưa ra phương án bù đắp thiếu hụt NS như sau:
1.      Phát hành trái phiếu để bù đắp > Được – HĐND
2.      Sử dụng quỹ dự trữ tài chính Tỉnh>Được theo quy định tại K2 Điều 58
3.      Cắt giảm số khoản chi tương ứng để bù số thiếu hụt> Được Khoản 1 Điều 59
4.      Yêu cầu nhân dân đống góp để cân bằng NS> Không phù hợp > Luật không quy định
>> Đánh giá khả năng sử dụng các biện pháp trên và nêu lý do :như trên

ĐỀ 27:
Câu 1.Nêu và phân tích điều kiện chi NSNN. 
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện chi NSNN được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật NSNN 2015 Từ quy định này, chúng ta thấy các điều kiện chi NSNN bao gồm:
1. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao.
Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao. Việc pháp luật quy định các khoản chi ngân sách nhà nước muốn được thanh toán, chi trả phải có trong dự toán ngân sách được giao là do mọi nhu cầu chi dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ thấp đến cao. Quyết định cuối cùng cho dự toán chi ngân sách nhà nước thuộc về Quốc hội. Chỉ sau khi bản dự toán được Quốc hội thông qua mới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi cho mỗi ngành, mỗi cấp. Quy định này tạo ra sự công khai cho việc thực hiện chi ngân sách, tránh xảy ra những việc khoản chi bất minh, chi không rõ mục đích, chi quá gây ra những thất thoát lớn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chi NSNN mà không có trong dự toán NSNN, đó là  trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định:
a) Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
b) Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;
c) Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;
d) Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
đ) Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. (khoản 1 Điều 51 LNSNN 2015).
2. Khoản chi NSNN phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Thủ trưởng đơn vị là người đứng đầu một cơ quan là người điều hành, nắm rõ mọi vấn đề cần thiết cái gì cần phải chi và chi như thế nào cho hợp lí phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ, hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Không những thế, với quy định này sẽ góp phần tăng cường hơn tính sáng tạo, tự chủ trong thực hiện ra những quyết định chi sao cho đạt được hiệu quả cao. Bởi nếu như quyết định chi sai, chi không đúng mục đích làm thất thoát thì người phải chịu trách nhiệm ở đây chính và trước tiên là thủ trưởng cơ quan hoặc có thể là người được ủy quyền quyết định chi.
Khoản chi được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Điều này có nghĩa, chỉ người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền mới được phép quyết định chi. Pháp luật cũng quy định cụ thể về chế độ ủy quyền khi quyết định chi ngân sách nhà nước.
+ Cơ quan có thẩm quyền chung:
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nhà nước, giám sát hoạt động chi ngân sách của Chính Phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Chính Phủ, thủ tướng chính phủ kiểm tra quá trình tuân thủ các chỉ tiêu ngân sách thông qua nguyên tắc chi ngân sách.
Ủy ban nhân dân chấp hành ngân sách nhà nước cấp mình và giám sát  hoạt động chi cấp dưới.
+ Cơ quan có thẩm quyền riêng:
  Cơ quan tài chính có chức năng quản lí chung đối với hoạt động chi ngân sách và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nói chung. Qua đó giám sát tình hình sử dụng kinh phí ở các đơn vị sử dụng ngân sách và quyền đề nghi tạm ngừng cấp phát khi đơn vị sử dụng ngân sách không tuân thủ pháp luật.
Cơ quan kho bạc nhà nước phải tuân thủ các điều kiện chi ngân sách và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Ngân hàng nhà nước cân đối ngân sách bằng việc “tạm ứng cho NSNN để xử lí thiếu hụt tạm thời của quỹ ngân sách nhà nước theo Quyết định của thủ tướng chính phủ”.
3. Ngoài ra chi NSNN còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể khác như:
- Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng;
- Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;
- Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
- Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Câu 2. Công ty A kinh doanh sản xuất các loại ô tô.  Trong quá trình đó công ty có nhập khẩu nguyên liệu về lắp ráp, để bán trong nước và xuất khẩu. Hỏi: 
1. Cty A có thể nộp những loại thuế gì?
- Thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB khi nhập khẩu cho nguyên liệu lắp ráp
- Thuế TTĐB tùy dung tích xe khi bán trong nước.
- Thuế xuất khẩu khi xuất khẩu khi xuất khẩu.
- Thuế TNDN bởi công ty A là công ty kinh doanh với thuế suất 22%

2. Trong các khoản thuế phải nộp, khoản thuế nào địa phương nơi công ty đóng trụ sở chính được hưởng 100% và theo tỷ lệ %.
- Khoản thuế địa phương được hưởng 100%: theo t là không có.
- Khoản thuế theo tỷ lệ %: Theo K2, Đ35 Luật NSNN 2015 là Thuế TTĐB  khi bán trong nước. Các khoản thuế còn lại đều thuộc diện hưởng 100% của NSTW.

ĐỀ 28:
Câu 1.Phân tích tại sao lại trao quyền quyết định việc phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi NSĐP cho HĐND cấp tỉnh?Lấy ví dụ minh họa.
            Các khoản thu và chi của NSNN có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau. Chúng là hai hoạt động quan trọng để NN thực hiện vai trò của mình đối với xã hội.QH quyết định HĐND cấp Tỉnh quyết định nhiệm vụ chi cho các địa phương ở địa bàn tỉnh. Việc trao quyền quyết định này bởi các lý do sau:
1. HĐND tỉnh là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương (t k biết gọi thế này có đúng k nữa :v)
Do vậy việc giao phó trách nhiệm quyết định nhiệm vụ chi cho HĐND tỉnh sẽ mang tính cưỡng chế cao, phù hợp với việc tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn ngân sách một cách đúng đắn và hiệu quả.
2. HĐND tỉnh biết rõ về mức độ và đối tượng chi của địa phương mình.
HĐND tỉnh biết nên cân nhắc và quyết định phân bổ ngân sách cho mục tiêu nào mà địa phương đnag cần tập trung phát triển và tiến hành sử dụng ngân sách như công cụ để điều tiết kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương một cách ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh sẽ nẵm rõ tình hình địa phương mình hơn CQNN ở TW khi muốn đầu tư thực hiện các dự án vì mục đich chung cộng đồng với mức ngân sách phù hợp.
3. HĐND tỉnh có tầm bao quát trong việc cân đối phân chia ngân sách về các cấp địa phương
Dưới tỉnh còn các huyện và xã.Việc trao quyền cho HĐND tỉnh giúp đảm bảo sự công bằng trong việc chia ngân sách về các cấp huyện và xã.Đảm bảo mỗi địa phương đều có được ngân sách phù hợp cho phát triển đặc trưng vùng miền.
Câu 2. A là ca sĩ hành nghề độc lập: có thu nhập từ bán bản quyền, đi diễn,… được người thân tặng 20.000 USD, 1 ô tô 5 chỗ trị giá 1 tỷ, chuyển quyền sd đất lãi 2 tỷ. Xác định thuế mà A phải nộp.
- Thuế TNCN trên thu nhập từ bán bản quyền, đi diễn..
- Thuế TNCN không đánh vào quà tặng là tiền vì đây là tài sản không phải đk sở hữu hoặc đk sửu dụng.
- Thuế TNCN với xe ô tô được tặng vì đây là tài sản phải đk quyền sở hữu.
Thuế TTĐB với ô tô được tặng tùy dung tích xi lanh.
- Thuế TNCN và lệ phí trước bạ được miễn khi chuyển quyền sd đất nếu người thân là: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với
cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
. Ngoài những đối tượng trên thì khi được tặng cho bởi đối tượng người thân khác sẽ vẫn phải nộp 2 loại thuế trên.

ĐỀ 29:
Câu 1. Phân tích đặc điểm của thuế; Phân biệt thu ngân sách nhà nước từ thuế và thu ngân sách nhà nước từ vay nợ.
1. Phân tích đặc điểm của thuế:
- Là khoản thu mang tính chất bắt buộc (được ghi nhận trog các VBPL, có sức cưỡng chế, tính bắt buộc 2 chiều: CQNN có thẩm quyền, trách nhiệm – Người dân dủ điều kiện nộp thuế theo quy định thì phải nộp đúng, đủ)
Đ47, HP 2013: “Mọi ng dân có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”.
K1 Đ4 Luật Quản lý thuế 2006 (sửa đổi 2012): “Nộp thuế theo quy định cảu pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân”.
- Thuế gắn với yếu tố quyền lực NN
            + CQNN có thẩm quyền, QH ban hành ra các loại thuế.
            + Mang tính chất lãnh thổ quốc gia.
- Không mang tính chất đối giá và không hoàn trả trực tiếp (nhưng mang tính chất hoàn trả gián tiếp)
2. So sánh:
-          Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
-          Khoản thu ngân sách từ vay nợ nhà nước là khoản thu tự nguyện, mang tính tạm thời và nhằm chi cho đầu tư phát triển
Tiêu chí
Thu NS từ thuế
Thu NS từ vay nợ
Tính hoàn trả
Mang tính hoàn trả gián tiếp: Thuế xuất hiện do nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, của các chủ thể quản lý xã hội. Kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công. Điều đó cho thấy thuế là các khoản thu không hoàn trả trực tiếp. Tuy nhiên, người nộp thuế được hoàn trả gián tiếp thông qua việc thụ hưởng các dịch vụ, hàng hóa công do Nhà nước cung cấp. Nhà nước chủ yếu sử dụng các khoản thu từ thuế để tạo ra các sản phẩm công. Và những sản phẩm này được thụ hưởng bởi chính những người nộp thuế
Mang tính hoàn trả trực tiếp
Vị trí đối với NSNN
Nguồn thu lớn, khoản thu chủ yếu, quan trọng, chiếm trên 90% các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, mang tính thường xuyên
Là nguồn thu mang tính tạm thời, không lớn
Vai trò
nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội.
Như vậy, thuế có tác động lớn đến toàn bộ qúa trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia.
chỉ sử dụng chi cho đầu tư phát triển

Câu 2.Bài tập (xác định loại thuế, giá tính thuế, so sánh với 1 đơn vị dự toán).

Đề 30:
Câu 1.Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa Thuế TTĐB và Thuế GTGT.
* Khái niệm:
- Thuế TTĐB: là loại thuế đánh vào hành vi tiêu thụ một số loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB.
- Thuế GTGT:là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
* Giống nhau:
- Đều là thuế gián thu.
- Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm đó.
- Khi xuất khẩu thì thuế suất = 0
* Khác nhau:
Tiêu chí
Thuế TTĐB
Thuế GTGT
1. Mục đích
nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông phân phối hàng hóa.
2. Đặc điểm
- Chỉ đánh thuế 1 lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh dịch vụ
- Danh mục hàng hóa và dchj vụ chịu thuế không nhiều và hay thay đổi.
- Là loại thuế thu ở nhiều giai đoạn
- Phụ thuộc vào yếu tố chi phí công thêm ngoài giá bán của người cung cấp
- Có ít mức thuế suất: 0%, 5% và 10%
3. Phạm vi áp dụng
một số loại hàng hóa, dịch vụ  mang tính chất xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không khuyến khích sử dụng ví dụ như rượu, bia, thuốc lá..
phạm vi rộng, phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ.
4. Đối tượng nộp thuế
các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng háo, hoặc các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ.
5. Căn cứ tính thuế
Gồm 2 căn cứ: giá tính thuế và thuế suất
- Giá tính thuế là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, bao gồm các khoản thu thêm, được thu(nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Thuế suất: dựa trên những loại hàng hóa và loại hình kinh doanh nhất định.
Gồm 2 căn cứ: giá tính thuế và thuế suất
- Giá tính thuế là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT
- Thuế suất: phụ thuộc vào từng danh mục hàng hóa nhất định.


Câu 2. Xã A có nguồn thu 100%, nguồn thu có tỷ lệ % lớn hơn nghĩa vụ chi. Chọn 1 trong 3 phương án:
a, Giao cho xã A nghĩa vụ chi xây dựng nhà trẻ mẫu giáo tại xã. =>Được, theo K1,2 Đ38 về nhiệm vụ chi của NSĐP
b, Giao cho xã A nghĩa vụ chi của ngân sách cấp trên.=> Không được: K4 Đ9: “Nhiệm vụ chi thuộc cấp nào do NS cấp đó đảm bảo”
c, Giảm điều tiết nguồn thu...(Không có quy định)

Câu 3. Hỏi thêm đặc trưng và vai trò của thuế.
a. Đặc trưng của thuế: 3
- Là khoản thu mang tính chất bắt buộc (được ghi nhận trog các VBPL, có sức cưỡng chế, tính bắt buộc 2 chiều: CQNN có thẩm quyền, trách nhiệm – Người dân dủ điều kiện nộp thuế theo quy định thì phải nộp đúng, đủ)
Đ47, HP 2013: “Mọi ng dân có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”.
K1 Đ4 Luật Quản lý thuế 2006 (sửa đổi 2012): “Nộp thuế theo quy định cảu pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân”.
- Thuế gắn với yếu tố quyền lực NN
            + CQNN có thẩm quyền, QH ban hành ra các loại thuế.
            + Mang tính chất lãnh thổ quốc gia.
- Không mang tính chất đối giá và không hoàn trả trực tiếp (nhưng mang tính chất hoàn trả gián tiếp)
b. Vai trò của thuế: 3
- Là nguồn thu chủ yếu cho NSNN.
- Kích thích tăng trưởng kinh tế (thuế ảnh hương trực tiếp đến thu nhập,giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và phát triển…)
- Điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội (thuế là công cụ để NN can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, thu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội)

ĐỀ 31:
Câu 1.Những khẳng định sau Đ/S?
1. Mọi hàng hóa đều thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
Sai.
Chỉ những hàng hóa thuộc danh mục chịu thuế TTĐB được quy định trong VBPL mới phải chịu thuế TTĐB.Ngoài danh mục này thì không bị đánh thuế TTĐB.
2. UBTVQH có quyền quyết toán NSNN
Sai.
UBTVQH chỉ có quyền đóng góp ý kiến về quyết toán NSNN.
Việc lập báo cáo quyết toán NSNN thuộc về Kho bạc NN, trình lên Bộ tài chính để báo cacso Chính phủ và trình Quốc hội phê chuẩn.
Câu 2. Nhà máy A sản xuất 20.000 lít rượu, bán cho công ty B 15.000 lít để làm thuốc. Công ty B đem 60% số rượu đó đi xuất khẩu, còn lại bán ở trong nước.
1. Xác định các loại thuế trong tình huống trên.
- Thuế TTĐB công ty A phải nộp cho việc bán 15.000 lít rượu cho công ty B (trong nước).
- Thuế GTGT công ty B phải nộp cho việc mua 15.000 lít rượu về.
- Thuế xuất khẩu công ty B nộp cho 60% rượu xuất khẩu
- Thuế GTGT công ty B nộp cho số rượu còn lại muốn bán trong nước.
2.  Loại thuế nào trong các loại thuế trên được NSTW chia về NSĐP theo tỷ lệ %?
Thuế TTĐB công ty A nộp, Thuế GTGT công ty A và công ty B nộp.

ĐỀ 32:
Câu 1.Những khẳng định sau Đ/S?
1. Hàng hóa sản xuất tiêu thụ và hàng hóa xuất khẩu nằm trong danh mục hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Sai.
Đ3 Luật thuế TTĐB có nêu các đối tượng k chịu thuế TTĐB gồm: Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;Một số hàng hóa nhập khẩu; Tàu bay du thuyền, xe ô tô cứu thương, xe ô tô chở phạm nhân,… hàng hóa nhập kahurr vào khu phi thuế quan…
Riêng với hàng xuất khẩu k phải nộp thuế TTĐB vì k tiêu dùng trong nước.
2. HĐND cấp tỉnh có quyền phân bổ nguồn thu, nghĩa vụ chi của cấp ngân sách địa phương
Theo như đề 28 thì Đúng. Căn cứ Điều 9 Luật NSNN 2015.

Câu 2. Bài tập: 
- Xác định loại thuế phải nộp. Giải thích?
- Loại thuế nào thuộc nguồn thu phân chia theo tỷ lệ % giữa cấp trung ương và địa phương?




Comments