Đề cương học phần Kiểm toán căn bản có đáp án và các tài liệu TMU

Đề cương học phần Kiểm toán căn bản có đáp án và các tài liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: KIỂM TOÁN CĂN BẢN

NHÓM CÂU HỎI 1:
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “ Hoạt động kiểm toán độc lập không có đóng góp gì cho sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân, cũng như sự thịnh vượng chung của xã hội bởi vì kiểm toán viên không tạo ra giá trị gia tăng mà chỉ đơn thuần kiểm tra những gì người khác đã làm ra”. Anh/chị đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Câu 2: Có quan điểm cho rằng: “ Kiểm toán là hoạt động kiểm tra kế toán”. Anh/chị đưa ra nhận định về quan điểm trên.
Câu 3: Anh chị có ý kiến nhận xét gì về nhận định sau: “ trách nhiệm của kiểm toán viên không chỉ là thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, mà còn phải hoàn tất một số công việc kế toán và giải quyết các thủ tục về thuế của khách hàng”
Câu  4: Cơ sở dẫn liệu là gì? Phân tích cơ sở dẫn liệu của khoản “phải trả nhà cung cấp”. Theo anh chị khi kiểm toán khoản mục này, ktv cần chú ý hơn đến các cơ sở dẫn liệu nào? Vì sao?
Câu 5: Cơ sở dẫn liệu là gì? Phân tích cơ sở dẫn liệu của khoản “hàng tồn kho”. Theo anh chị khi kiểm toán khoản mục này, ktv cần chú ý hơn đến các cơ sở dẫn liệu nào? Vì sao?
Câu 6: Cơ sở dẫn liệu là gì? Phân tích cơ sở dẫn liệu của khoản “nợ phải thu khách hàng”. Theo anh chị khi kiểm toán khoản mục này, ktv cần chú ý hơn đến các cơ sở dẫn liệu nào? Vì sao?
Câu 7: Cơ sở dẫn liệu là gì? Phân tích cơ sở dẫn liệu của khoản “vay ngắn hạn”. Theo anh chị khi kiểm toán khoản mục này, ktv cần chú ý hơn đến các cơ sở dẫn liệu nào? Vì sao?
Câu 8: KTV cần thu thập những bằng chứng kiểm toán nào để thỏa mãn cơ sở dẫn liệu hiện hữu và quyền của khoản mục “hàng tồn kho” trên Bảng cân đối kế toán? Nêu phương pháp để tu thập các bằng chứng này?
Câu 9 : Kiểm toán viên cần thu thập những bằng chứng kiểm toán nào để thỏa mãn cơ sở dẫn liệu hiện hữu và quyền của khoản mục “ TSCĐHH” trên BCĐKT ? Nêu pp để thu thập các bằng chứng này ?
Câu 10 : Kiểm toán viên cần thu thập những bằng chứng kiểm toán nào để thỏa mãn cơ sở dẫn liệu hiện hữu và quyền của khoản mục “ Tiền” trên BCĐKT ? Nêu pp để thu thập các bằng chứng này ?
Câu 11 : Cơ sở dẫn liệu là gì ? Phân tích cơ sở dẫn liệu của khoản “TSCĐHH” theo ac , khi kiểm toán khoản mục này, ktv thường chú ý đến cơ sở dẫn liệu nào? Vì sao ?
Câu 12 : AC hiểu thế nào về hoạt động kiểm soát trong KSNB ? Cho mỗi loại hđ kiểm soát 2 vd ?
Câu 13 .Việc nghiên cứu, tìm  hiểu kiểm soát nội bộ của khách hàng có ảnh hưởng như thế nào đến công việc của kiểm toán viên?
Câu 14. Kiểm soát nội bộ là gì? Việc đánh giá KSNB của khách hàng ảnh hưởng như thế nào đến công việc của KTV?
Giống câu 13
Câu 15. Anh /chị hiểu ntn về môi  trường KS trong KSNB? Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kiểm soát? Lấy ví dụ minh họa cho một nhân tố cụ thể mà anh/chị đã nêu ở trên.
Câu 16. Khi kiểm toán BCTC công ty A, KTV phát hiện thủ kho thông đồng với bên bán để nhập kho hàng hóa kém chất lượng so với hợp đồng.Theo anh /chị đây là dạng sai sót nào? Trách nhiệm của KTV trong trường hợp này?
Câu17: Khi kiểm toán BCTC công ty A, kiểm toán viên phát hiện nhân viên kế toán dùng tiền của đơn vị cho vay cá nhân. Theo anh/chị đây là dạng sai sót gì? Trách nhiệm của kiểm toán viên trong trường hợp này?
Câu 18: Có quan điểm cho rằng “Khi kiểm toán BCTC, kiểm toán viên không có trách nhiệm lập và trình bày BCTC, ngăn ngừa, phát hiện toàn bộ mọi sai sót của đơn vị”. Điều này có đúng hay không? Giải thích?
Câu 19: Nhiều người cho rằng “Khi kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về những sai sót xảy ra trong đơn vị”. Hãy bình luận ý kiến trên. Theo anh/ chị, sai sót phát hiện được sẽ có ảnh hưởng thế nào đến ý kiến của KTV?
Câu 20: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sai sót? Cho ví dụ minh họa.
Câu 21: Phân biệt rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Cho mỗi loại rủi ro trên 1 ví dụ minh họa tại một doanh nghiệp sản xuất?
Câu 22: Các loại rủi ro trong kiểm toán? Ảnh hưởng của việc đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với việc xác định rủi ro phát hiện?
Câu 23: (ai làm đi k nhỡ may vào thì sao?) Đánh giá của ktv về sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện) ảnh hưởng ntn tới:
Câu 24: Cho ý kiến về nhận định sau: rủi ro sai sót trọng yếu là những rủi ro tiềm ẩn, vốn có trước khi xem xét bất kỳ kiểm soát nào có liên quan đến các khoản mục, số dư tài khoản? Giải thích?
Câu 25.trọng yếu là gì? Có ý kiến cho rằng “Khi xác định sai sót trọng yếu chỉ cần dựa vào quy mô không cần dựa vào bản chất.”đúng hay sai,dựa kiến thức của mình nêu quan điểm và giải thích
Câu 26.trọng yếu là gì,mối quan hê giữa trọng yếu và rủi ro?trường hợp cố định mức trọng yếu giảm số lượng bằng chứng kiểm toán thì rủi ro tăng hay giảm ?giải thích
Câu 27.trong các bằng chứng thu thập được,bằng chứng có độ tin cậy cao nhất?ac đánh giá như thế nào về độ tin cậy của bằng chứng phương pháp phỏng vấn
Câu 28.Bằng chứng kiểm toán,?các nhân tố ảnh hưởng đến tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán,ví dụ minh hóạ
Câu 29:  CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN. Để thoả mãn cơ sở dẫn liệu hiện hữu của khoản mục hàng tồn kho kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp thu thập bằng chứng:
CÂU 30:CÁC PP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁn (NHƯ CÂU 29). ĐỂ THOẢ MÃN CƠ SỞ DẪN LIỆU HIỆN HỮU CỦA KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG, KTV CÓ THỂ SD PP THU THẬP BẰNG CHỨNG:
Câu 31:Trong quá trình kiểm toán, ktv có nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật kiểm tra chi tiết các quy chế kiểm soát trong phương pháp kiểm toán tuân thủ hay không? Tại sao? Nếu có thì ktv phải làm gì?
Câu 32: Trình bày phương pháp kiểm toán tuân thủ? Phương pháp này đc áp dụng trong trường hợp nào?
Câu 33: nêu khái niệm, đặc trưng của phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản. Trong điều kiện rủi ro kiểm soát được đánh giá là rất cao có ảnh hưởng ntn đến việc lựa chọn phương pháp kiểm toán và phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán của KTV? Giải thích
Câu34: Tác dụng của kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát? Hãy trình bày hai kỹ thuật mà KTV sd khi kiểm toán khoản mục HTK trên BCTC?
Câu 35: KTV An sau khi hoàn thành CV tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về KSNB của KH, An nhận thấy ko có điểm yếu quan trọng nào trong KSNB nên An quyết định ko áp dụng bất cứ thử nghiệm kiểm toán nào? A/c hãy nhận xét về cách làm của KTV An? Giải thích?
Câu 36: tại sao phải lập kế hoạch kiểm toán? KTV cần làm gì trong giai đoạn lập kế hoạch?
Câu 37 : Có ý kiến cho rằng: " ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của doanh nghiệp có nghĩa là mọi số liệu trên báo cáo tài chính là chính xác và không hề có sai sót".Bằng kiến thức về kiểm toán đã học, anh/chị hãy đưa ra nhận định của mình về ý kiến trên.
Câu 38 :Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa báo cáo kiểm toán dạng không phải chấp nhận toàn phần loại ý kiến " ngoại trừ" và ý kiến " trái ngược " Trả lời :
Câu 39 : Kiểm toán viên nên xác định những loại sự kiện nào xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC trong quá trình thực hiện công việc kết thúc kiểm toán? Mỗi loại sự kiện đó cần được kiểm toán viên xử lý ntn?
Câu 40 : có ý kiến cho rằng " kiểm toán viên không có trách nhiệm xem xét các sự kiện phát sinh trước và sau năm tài chính được kiểm toán" .Quan điểm của anh/chị ntn về vấn đề trên? Giải thích?
NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1. Giả sử có năm loại hoạt động:  kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, dịch vụtư vấn quản lý, dịch vụ kế toán và có 3 loại kiểm toán: Kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ. Hãy cho biết mỗi trường hợp sau sẽ   do loại kiểm toán nào tiến hành và thuộc loại hoạt động nào:
Câu 2. Kiểm toán viên A đang kiểm toán BCTC tại công ty X, một công ty sản xuất hàng tiêu dùng. Trưởng  phòng  kế  toán  của  công  ty  X  cho  rằng  tất  cả  các  nhân  viên  kế  toán  hiện thời đều có trình độ  chuyên  môn  tốt  nên  không  cần  thiết  phải  kiểm  toán  bởi  kiểm  toán viên độc lập như vậy.  Theo anh /chị, mục tiêu của cuộc kiểm toán độc lập là gì? Nêu lợi ích mà kiểm toán viên độc lập mang lại cho đơn vịđược kiểm toán?
Câu 3.  Trong  các  tình  huống  sau,  trong  tình  huống  nào  thì  kiểm  toán  viên  vi  phạm  yêu  cầu “độc lập”? Giải thích?
Câu 4.  Kiểm  toán  viên  H  khi  kiểm  toán  BCTC  của công ty X đã phát hiện  ra  các  sai  phạm sau:
Câu 5.  Tại công ty TH có một số thủ tục kiểm soát như sau:
Câu 6. K đang kiểm toán BCTC công ty X cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/N. K đã phát hiện ra các sai sót sau:
Câu 7.   Bạn được  giao  nhiệm  vụ  kiểm  toán  hàng  tồn  kho  của  công  ty  chuyên bán  buôn hàng mỹ  phẩm.  Công  ty  mua  sản  phẩm  của  các nhà  cung  cấp lớn, sau đó bán lại  cho  các  cửa hàng bán lẻ. Kho hàng của công ty được đặt ở nhiều nơi. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc ghi nhận tăng, giảm hàng tồn kho dựa trên chứng từ, hoá đơn nhập xuất. Việc kiểm kê hàng tồn kho được công ty thực hiện vào cuối năm tài chính. Công ty chưa tiến hành đánh giá HTK và lập  dự  phòng  giảm  giá  HTK. Anh/chị hãy cho biết rủi ro tiềm tàng của công ty và xác định thủ tục kiểm toán cần thiết?
Câu 8. Trình bày các loại rủi ro kiểm toán. Cho biết loại rủi ro tương ứng với từng trường hợp sau:
Câu 9.  Hãy phân loại các tài liệu dưới đây mà kiểm toán viên thu thập được trong khi kiểm toán BTCT công ty M theo tiêu chí nguồn thu thập bên trong hoặc bên ngoài:
Câu 10. Khi kiểm toán BCTC công ty X cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N, kiểm toán viên A đã thực hiện một số thủ tục kiểm toán sau:
Câu 11.  Kiểm toán viên T đang lập kế hoạch  kiểm  toán  cho  một  DN  nhỏ kinh doanh đồ  gia dụng.  Nhà quản lý  doanh  nghiệp  kiêm  nhiệm  nhiều  công  việc  khác  nhau  nên  kiểm soát nội bộ  yếu. T đã quyết định rằng anh ta sẽ đánh giá rủi ro kiểm  soát ở  mức  tối đa và không giới hạn các thủ tục kiểm toán chi tiết ở bất cứ lĩnh vực nào. Trong tình huống này, liệu T có thể bỏ qua việc đánh giá kiểm soát nội bộ được không? Tại sao? 63
Câu 12.Dưới đây là một  số  thủ tục  kiểm toán được  kiểm  toán  viên  sử  dụng  trong  quá  trình kiểm toán tại công ty A:
Câu 13.  Khi kiểm toán báo cáo tài chính của một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, kiểm toán viên đang băn khoăn về  số  liệu  của  khoản  mục hàng  tồn  kho  trên  Bảng cân đối  kếtoán? Theo anh/chị, kiểm toán viên cần phải làm gì để giải tỏa nghi ngờ  về   những sai sót trọng yếu của khoản mục này trên báo cáo tài chính?
Câu 14. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong những trường hợp nào? Nếu công ty được  kiểm  toán  sử dụng phương  pháp  giá  thực  tế đích danh để đánh giá một  bộ phận hàng tồn kho, còn một phần khác công ty sử dụng phương pháp FIFO thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến dạng chấp nhận toàn phần hay không? Giải thích tại sao?
NHÓM CÂU HỎI 3
Bài 1:
Bài 2: Cho một số chỉ tiêu KTV phân tích dựa trên BCTC. Yêu cầu sinh viên dựa vào số liệu phân tích, tính một số chỉ tiêu như: tỷ lệ lợi nhuận gộp, hệ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quy nợ phải thu…
CÂU 3: Công ty A đang kiểm toán tại một đơn vị khách hàng. Anh/ Chị là kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán và thu thập được một số số liệu sau: LNTT= 300 triệu,
Câu 1: (làm lại vì mk k biết bạn nào làm đúng cho mk xin ý kiến nhé)
Kiểm toán viên Anh phụ trách kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong BCTC của công ty A cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/N. Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện những sai phạm sau:
CÂU 4. Trong quá trình kiểm toán BCTC năm 31/12/N tại đơn vị công ty A  các tính huống sau:

 Đáp án đề cương học phần kiểm toán căn bản tmu

NHÓM CÂU HỎI 1:
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “ Hoạt động kiểm toán độc lập không có đóng góp gì cho sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân, cũng như sự thịnh vượng chung của xã hội bởi vì kiểm toán viên không tạo ra giá trị gia tăng mà chỉ đơn thuần kiểm tra những gì người khác đã làm ra”. Anh/chị đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Trả lời: không đồng ý với ý kiến trên vì:
- Về bản chất thì KTĐL giống như hoạt động dịch vụ tư vấn. Nghĩa là mình bỏ tiền ra để thuê họ về tìm ra cái sai của mình và họ bày ra cách xử lý, bày cách sửa cho đúng. Nhưng KTĐL hơn dịch vụ tư vấn ở chỗ là KTĐL còn đảm bảo và chịu trách nhiệm cho việc tư vấn của họ trước các cơ quan Nhà nước. Và việc đó cũng góp phần cho sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (gián tiếp).
- Trong các quan hệ kinh tế nhỏ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn trung thực trình bày về tình hình tài chính của mình. Đó là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá, lựa chọn đối tác kinh danh. Đặc biệt là trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nước ngoài, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước khi đầu tư hợp tác kinh doanh thì chi phí cho một cuộc kiểm toán sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều so với chi phí mà hai bên phải bỏ ra để đàm phán, tự chứng minh về khả năng tài chính của mình. Đồng thời ý kiến khách quan của kiểm toán luôn đáng tin cậy hơn. Ngay cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập thì nhu cầu kiểm toán của các công ty này là tất yếu bởi yêu cầu quản lý của các đối tác nước ngoài, góp phần hoàn thiện môi trườn đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế.
- KTĐL là hoạt động dịch vụ và như vậy nó tạo ra giá trị cho nền kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, nâng cao nguồn thu ngân sách. Hoạt động kiểm toán còn thu hút được một lượg lớn lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đặc biệt là lực lượng chuyên gia tư vấn nước ngoài làm việc tại các cơ quan kiểm toán quốc tế. Lực lượng này đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp, tổ chức cũng như các đồng nghiệp.
Câu 2: Có quan điểm cho rằng: “ Kiểm toán là hoạt động kiểm tra kế toán”. Anh/chị đưa ra nhận định về quan điểm trên.
Trả lời:
- Kiểm tra kế toán: luôn đóng vai trò là chức năng của kế toán và không phải là hoạt động độc lập mà nằm ngay trong tất cả các quá trình của kế toán.
Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, việc trung thực chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Kiểm toán: là hoạt động độc lập và là một hoạt động kiểm tra bên ngoài đối với kế toán.
Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực cà hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của tổ chức, có quan đơn vị, doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành. Công tác kiểm toán do cơ quan chuyên môn gồm các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ thích hợp được pháp luật thừa nhận hoặc các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Tuỳ theo các loại hình kiểm toán mà việc thực hiện kiểm toán được thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính hoặc các giao kết kinh tê, dân sự.
- Như vậy ta thấy rằng không thể đánh đồng kiểm toán và kiểm tra kế toán vì hai nghiệp vụ trên phát sinh vào các thời điểm và nghiệp vụ khác nhau.
Câu 3: Anh chị có ý kiến nhận xét gì về nhận định sau: “ trách nhiệm của kiểm toán viên không chỉ là thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, mà còn phải hoàn tất một số công việc kế toán và giải quyết các thủ tục về thuế của khách hàng”
Trả lời: Nhận xét trên là sai. Vì:
Theo VAS 200: Trách nhiệm của KTV:
Theo nghị định số 105/2004/NĐ-CP
Điều 17:  Trong quá trình thực hiện công việc KTV không được can thiệp vào công việc của đơn vị đang được kiểm toán
Công việc kế toán và giải quyết các thủ tục về thuế của khách hàng thuộc chuyên môn của kế toán đơn vị.
Điều 4- khoản 4: bảo đảm tính độ lập về chuyên môn nghiệp vụ, lợi ích và tính trung thực, đúng PL, khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập.
Theo VAS trách nhiệm của Kiểm toán viên:
+ Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp lien quan đến việc tuân thủ các điều khoản của Pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác minh các số liệu và thuyết minh trọng yếu trên BCTC
+ Thực hiện các thủ tục kiểm toán cụ thể để phát hiện các sai sót,các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định khác có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
+ Ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán cho công ty
Như vậy KTV chỉ có nhiệm vụ xác minh và bày tỏ ý kiến về mức độ trung thực,hợp lí của các bảng khai tài chính của công ty khách hàng.Còn việc điều chỉnh cho hợp lí cũng như giải quyết các thủ tục về thuế là việc của công ty KH.

Comments