Đề cương học phần Thiết kế Website có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Thiết kế Website có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: THIẾT KẾ WEB

Câu 1: Phân biệt các khái niệm: web tĩnh, web động, webpage, website. Một website thương mại điện tử thường gồm những nội dung và chức năng gì? 3
Câu 2: Trình bày về Giao thức truyền nhận Client/Server
Câu 3. Trình bày và so sánh các kiểu cấu trúc trong thiết kế Website? Cho ví dụ minh họa
Câu 4: Trình bày nguyên tắc phân bố thông tin trong thiết kế website , các bước tổ chức thông tin trên thiết kế Website ?
Câu 5: Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên lý hoạt động của trang web trên mạng Internet?
Câu 6 : Những vấn đề cần xác lập trước khi xây dựng website, những điểm cần chú ý khi thiết kế website ?
Câu 7: Quy trình đưa một Website lên mạng Internet diễn ra như thế nào?
Câu 8:  Hãy phân tích các nguyên tắc chung trong thiết kế website ?
Câu 9: Trình bày quy trình thiết kế giao diện của website
Câu 10: Các bước tổ chức thông tin trên website được thực hiện ra sao?
Câu 11: trình bày các tiêu chí để đánh giá website?
Câu 12: trình bày các yếu tố để một website hoạt động hiệu quả trên internet?
Câu 13: Trình bày các phương án quảng bá website cho doanh nghiệp?
Câu 14 : tại sao cần phân chia thông tin thành các đơn vị logic?cho ví dụ minh họa?
Câu 15: trình bày nguyên tắc sử dụng hiệu ứng trong thiết kế web?
Câu 16: Trình bày về phân loại đồ họa máy tính? Nêu các ứng dụng của đồ họa máy tính?
Câu 17: Trình bày các lớp thẻ trong HTML
Câu 18: Vai trò của CSS trong thiết kế website? Trình bày các kiểu CSS
Câu 19: Trình bày các nội dung về biến trong php: cách đặt tên biến, các kiểu dữ liệu biến, phạm vi của biến.
Câu 20: Trình bày và cho ví dụ về hàm trong php
Câu 21: Giải thích về việc sử dụng các biến $_POST; $_GET; $_COOKIE; $_REQUEST; $_FILES trong php
Câu 22: ba tiêu chuẩn đánh giá website quan trọng nhất
CODE WEB
Code PHP điện thoại (thêm mới)
TÌM KIẾM SẢN PHẨM
Code PHP sách (thêm mới)
ASP.NET
Trang Web. config

Đáp án đề cương học phần thiết kế website TMU 

Câu 1: Phân biệt các khái niệm: web tĩnh, web động, webpage, website. Một website thương mại điện tử thường gồm những nội dung và chức năng gì?
* Phân biệt web tĩnh, web động
- Web tĩnh: 
+ Mọi người sử dụng nhận được kết quả giống nhau.
+ Trang web được viết bằng HTML, chỉ thay đổi khi có sự thay đổi của người xây dựng. 
+ Khả năng tương tác yếu (Vd: Người dùng không thể gửi bài, đặt hàng, người quản lý website không thể thêm bớt sửa xóa sản phẩm...)
+ Webserver hoạt động giống 1 file server
- Web động: là các trang web thường được cập nhật thông tin liên tục, có truy xuất đến CSDL và cần đến một môi trường lập trình mạng mới có thể thiết kế được web động.
Ứng dụng web bao hàm quá trình kết nối và truy cập cơ sở dữ liệu.
+ Mỗi người sử dụng có thể nhận được nội dung khác nhau phụ thuộc vào kết quả chạy chương trình.
+ Trang web viết bằng HTML + Ngôn ngữ lập trình phía server. Có thể được thay đổi bởi người sử dụng
+ Khả năng tương tác mạnh (Vd: Người truy cập đặt hàng, gửi liên hệ, gửi bài viết, Người quản trị website có thể sửa bài viết, xóa bài viết…)
* Phân biệt Webpage, Website
Định nghĩa cơ bản, môt website là một tập hợp các trang web. Khi mọi người tham khảo một website, họ đang nói về một vùng lớn với một lượng lớn thông tin khác nhau. Khi họ nói về môt trang web (webpage), họ đang đề cập đến một phần nhỏ của website được thu hẹp với những nội dung cụ thể.
Về nội dung- 1 website có thể chứa nhiều thông tin dành cho nhiều người cho nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên môt trang web chỉ phục vụ cho một mục đích và/hoặc một nhu cầu cụ thể.
- Webpage:
+ Web page (trang web) là một trang trên website, là 1 trang nội dung, hiển thị các thông tin và h/ả.
+ Có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng kết quả trả về client là HTML.
- Website:
+ Tập hợp các trang web có nội dung thống nhất phục vụ cho một mục đích nào đó.
+ Website bao gồm nhiều webpage.
* Một Website thương mại điện tử thường gồm những nội dung và chức năng gì?
Khi bạn cần xây dụng một website bán hàng (website shop), website thương mại điện tử thì các tính năng thường có là: Quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, quản lý thanh toán, giỏ hàng,...
Cụ thể:
1. Module sản phẩm: (Đây là module cần phải có của một website bán hàng) Module này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều danh mục sản phẩm có thể tự thay đổi theo nhu cầu ví dụ chia thành sản phẩm nội thất, sản phẩm mỹ nghệ, sản phẩm nông sản...Trình bầy thông tin, hình ảnh giá thành của sản phẩm theo dạng e-catalog. tích hợp sẵn giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart) phục vụ cho nhu cầu mua sắm trên mạng của khách hàng.
2. Module thanh toán trực tuyến: Module này đi kèm với giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart), phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua mạng của khách hàng.
3. Module quản lý khách hàng: Lưu giữ thông tin về quá trình đặt hàng, mua hàng, hóa đơn thanh toán...vvv, giúp khách hàng và doanh nghiệp thuận tiện tra cứu khi cần thiết.
4. Module quản lý đơn hàng: Module cho phép bạn quản lý các đơn hàng đã đặt, thông tin chi tiết về khách hàng, số lượng sản phẩm, giá cả... tình trạng đơn hàng (đã thanh toán chưa, giao hàng chưa...)
5. Module dịch vụ (có thể có hoặc không): Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trên website một cách rõ ràng cụ thể nhất. Mỗi dịch vụ có 1 form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên hệ khi cần thiết.
6. Module tin tức: Module cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin tức khác nhau ví dụ tin trong nước, tin quốc tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ...vv. Phần này sẽ tạo hiệu quả cho SEO để tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
7. Module FAQ (Những câu hỏi thường gặp): Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm - dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến... đến doanh nghiệp.
8. Module tuyển dụng (có thể có hoặc không): Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho mình.
9. Module tạo thăm dò ý kiến (bình chọn) (có thể có hoặc không): Doanh nghiệm có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng thăm website.
10. Module quảng cáo trực tuyến trên website (có thể có hoặc không): Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website mình, tạo nguồn thu từ website.
11. Chức năng tìm kiếm: Bao gồm 2 chức năng tìm kiếm: Tìm nhanh và tìm nâng cao.
Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin nào trong website thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn enter để ra kết quả.
Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiển thị ra chính xác hơn.
12. Tích hợp bộ đếm chuyên sâu: Bao gồm bộ đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem cho từng sản phẩm.
13. Form liên hệ trực tuyến: Cho phép khách liên hệ với doanh nghiệp khi có nhu cầu.
Chức năng này như viết một email liên hệ, nên rất thuận tiện cho khách hàng cũng như người quản trị website.
- Nội dung cơ bản của một số website TMĐT:
+ Giới thiệu về Cty
+ Quảng cáo sản phẩm
+ Đặt hàng
+ Thanh toán trực tuyến
+ Đấu giá trực tuyến
+ Liên kết với các site thành viên
+ Liên hệ với doanh nghiệp…
- Một số chức năng thường gặp của website:
+ Diễn đàn (forum) 
+ Thông báo, tin tức mới 
+ Giỏ mua hàng (shopping cart) 
+ Download miễn phí 
+ Đăng và quản lý sản phẩm
+ Đăng nhập và đăng ký
+ Quản lý đơn hàng
Câu 2: Trình bày về Giao thức truyền nhận Client/Server
- Trong mô hình này, chương trình ứng dụng được chia thành 2 thành phần:
+ Quá trình chuyên cung cấp một số phục vụ nào đó, chẳng hạn: phục vụ tập tin, phục vụ máy in, phục vụ thư điện tử, phục vụ Web... Các quá trình này được gọi là các trình phục vụ hay Server. 
+ Một số quá trình khác có yêu cầu sử dụng các dịch vụ do các server cung cấp được gọi là các quá trình khách hàng hay Client.
- Quá trình giao tiếp giữa client và server 
+ Việc giao tiếp giữa client và server được thực hiện dưới hình thức trao đổi các thông điệp (Message).
+ Để được phục vụ, client sẽ gửi một thông điệp yêu cầu (Request Message) mô tả về công việc muốn server thực hiện. 
+ Khi nhận được thông điệp yêu cầu, server tiến hành phân tích để xác định công việc cần phải thực thi. 
+ Nếu việc thực hiện yêu cầu này có sinh ra kết quả trả về, server sẽ gởi nó cho client trong một thông điệp trả lời (Reply Message). 
+ Dạng thức (format) và ý nghĩa của các thông điệp trao đổi giữa client và server được qui định rõ bởi giao thức (protocol) của ứng dụng. 
- Quá trình giao tiếp giữa client và server có thể diễn ra theo 2 chế độ là nghẽn (blocked) hay không nghẽn (Non blocked)
+ Chế độ nghẽn: Trong chế độ này, khi quá trình client hay server phát ra lệnh gởi dữ liệu, (thông thường bằng lệnh send), sự thực thi của nó sẽ bị tạm dừng cho đến khi quá trình nhận phát ra lệnh nhận số dữ liệu đó (thường là lệnh receive).
+ Chế độ không nghẽn: Trong chế độ này, khi quá trình client hay server phát ra lệnh gởi dữ liệu, sự thực thi của nó vẫn được tiếp tục mà không quan tâm đến việc có quá trình nào phát ra lệnh nhận số dữ liệu đó hay không.
Câu 3. Trình bày và so sánh các kiểu cấu trúc trong thiết kế Website? Cho ví dụ minh họa
a. Cấu trúc nối tiếp (Sequence)
- Thể hiển thị thông tin một cách tuần tự, tiếp nối nhau như một bản tường thuật, theo thời gian.
- Ví dụ như một chuỗi logic các chủ đề được phát triển từ tổng quát đến cụ thể, hoặc cũng có thể theo thứ tự abc, như các chỉ số, tự điển bách khoa, từ điển thuật ngữ
- Ưu điểm:
 + Thông tin được hệ thống một cách tuần tự. 
 + Độc giả dễ tiếp cận
- Nhược điểm:
  + Chỉ thích hợp với các website nhỏ.
  + Chuỗi thông tin càng dài sẽ càng trở nên phức tạp và khó hiểu.
Ví dụ: 
b. Cấu trúc phân cấp (Hierarchy)
- Là một trong những cách tốt nhất để tổ chức các khối thông tin phức hợp.
- Cấu trúc phân cấp đặc biệt thích hợp cho các website vì các website luôn được thực hiện rẽ nhánh từ một trang chủ duy nhất.
Ví dụ: 
c. Cấu trúc ô lưới (Grid)
- Ưu điểm:
+ Cấu trúc là cách tốt để phản ánh tương quan các biến số như sự kiện, công nghệ, văn hoá,…
+ Các chủ đề không có sự phân cấp về mức độ quan trọng
+ Rất tốt với các độc giả có kinh nghiệm, những người đã có sẵn kiến thức về chủ đề và hệ thống
+ Các sơ đồ tổng quát có thể rất hữu ích đối với các site kiểu lưới
- Nhược điểm: Khó hiểu với độc giả khi độc giả chưa xác định được mối liên quan giữa các loại thông tin
Ví dụ:
d. Cấu trúc mạng nhện
- Ưu điểm:
+ Khai thác triệt để năng lực của các trang web trong việc liên kết và kết hợp.
+ Ý tưởng liên kết giống nhau và tự do.
- Nhược điểm:
+ Các khối thông tin dễ phát triển thành một mớ hỗn độn, lộn xộn. 
+ Nhằm vào các độc giả chuyên nghiệp tìm kiếm những kiến thức chuyên sâu.

Comments