Đề cương học phần Kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương có đáp án và các tài liệu TMU

Đề cương học phần Kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương có đáp án và các tài liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI
MÔN: KINH TẾ CÁC NƯỚC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Nhóm câu hỏi 1
Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên ,kinh tế ,xã hội ku vực CA-TBD, ,liên hệ đối với hợp tác trong khu vực.
Câu 2: Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Câu 3(Nhóm câu hỏi 1):Trình bày các biện pháp chính phủ Nhật Bản đã thực hiện để khôi phục kinh tế giai đoạn sau chiến tranh thế giưới thứ II?
Câu 4: Trình bày nguyên nhân dẫn đến thành công trong phát triển kinh tế - thương mại Nhật Bản giai đoạn 1953-1973.
Câu 5: Trình bày bài học kinh nghiêm trong phát triển kinh tế nhật bản. Vận dụng với việt nam
Câu 6: Những thách thức Nhật Bản đang phải đối mặt trong phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay
Câu 7: Bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách kinh tế Trung Quốc
Câu 8: Điều kiện tự nhiên, VHXH của Trung Quốc?
Câu 9 : Thế nào là các nước  NICs. Cho biết những bài học thành công cho phát triển kinh tế- thương mại của các nước NICs từ thập niên 60 của thế kỉ 20 đến nay hiên nay.
Câu 10: Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), lộ trình hợp tác, liên kết khu vực Đông Nam Á.
Câu 11: Trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội của ASEAN?
Câu 12. Trình bày tôn chỉ mục đích, nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Những đặc điểm cơ bản của ASEAN.
Câu 13. Trình bày mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hợp tác kinh tế - thương mại trong ASEAN?
Câu 14: Trình bày khái quát quá trình phát triển các quan hệ hợp tác ASEAN đối với các đối tác ngoài khu vực?
Câu 15: Trình bày đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc và những nội dung hợp tác trong APEC
16. Trình bày quá trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực CA TBD. Triển vọng hợp tác kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực CA TBD ?
Nhóm câu hỏi 2
1.Phân tích sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế Thương mại của các nước trong khu vực CA TBD. Trên cơ sở đó, cho biết nguyên nhân dẫn đến thành công trong quá trình phát triển kinh tế thương mại của các nước CA TBD
2. Phân tích vị trí của khu vực CA TBD trong nền Kinh tế Thế giới. Những vấn đề các nươc CA TBD đang phải đối mặt hiện nay là gì ?
3. Phân tích đặc điểm tự nhiên văn hóa xã hội của Nhật Bản
4. Phân tích vai trò vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế Thế giới và khu vực
2: Vai trò của Nhật Bản đối với nền kinh tế khu vực
Câu 5 : Phân tích những vấn đề Trung Quốc phải đối mặt trong phát triển đất nước VN hiện nay?
Câu 7: Phân tích đặc điểm, quá trình phát triển KT-TM  của các nước Asean. Vị trí,vai trò của Asean trong nền kinh tế khu vực và thế giới
Câu 10. Phân tích mục tiêu và nội dung hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản
Câu 11: Phân tích mục tiêu và nội dung hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc
Câu 12. Phân tích mục tiêu và nội dung hợp tác asean hàn quốc
Câu 13: phân tích triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại khu vực châu á thái bình dương
Câu 14: phân tích cơ họ và thách thức của việt nam khitham gia Apec. Liên hệ một số giả pháp đẩy nhanh tiến trình hội nhập thương mại của việt nam trong apec

Đáp án đề cương học phần kinh tế các nước châu á thái bình dương TMU

Nhóm câu hỏi 1
Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên ,kinh tế ,xã hội ku vực CA-TBD, ,liên hệ đối với hợp tác trong khu vực.
* Đặc điểm tự nhiên
-Nằm trong khu vực Châu Á
- Hầu hết các nước trừ lào đều tiếp xúc với biển thái bình dương và ấn độ dương
=>thuận lợi cho phát kiển kinh tế biển và  du lịch.
- Vị trí gần biển ,sông ngòi dày đặc 
=>tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản 
- Là môt trong khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên như : dầu mỏ, khí đốt ( vn, indo, bru), thiếc ( malai, indo,thailan), đồng(phil), vàng(indo,phil),..
- Diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 30% tổng diện tích đất tự nhiên,địa hình bbij chia cắt bới dãy núi bắc- nam ,ở giữa là đồng bằng màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ,mưa nhiều,2 mùa rõ rệt
=>tiềm năng phát triển nông nghiệp 
- các nước ASEAN có tiềm năng lớn về rừng với nhiều loại gỗ quý, dược liệu và thú hiếm 
=>phát triển khu sinh thái và du lịch.
* Đặc điểm xã hội
- Với dân số trên 556,2 triệu người ,chiếm 8% dân số trên thế giới 
=>thị trường tiêu thụ và cung cấp sức lao động dồi dào,giá rẻ.
-Dân số trẻ => dễ tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật.
- Tốc độ tăng trưởng khá ,dân số đông => thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Truyền thống văn hóa lâu đời ,với 3 tín ngưỡng tôn giáo cơ bản : phật, hồi và thiên chúa giáo
=>đa dạng, phong phú trong tập quán ,cùng với nhiều danh lam thắng cảnh => hấp dẫn khách du lịch .
- ASEAN là khu vực tương đối ổn định về chính trị => thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài .
* Đặc điểm Kinh tế
-Hầu hết các nước trong khu vực Asean xuất phát điểm không có nền tảng kinh tế thị trường.
-Cơ cấu kinh tế: thời kỳ đầu hình thành đều phát triển khu vực nông nghiệp, sau khi giải phóng đất nc các nền kt đều đi theo định hướng CHN-HĐH, ưu tiên pt CN và DV
- Phát triển kinh tế mở ,hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng kinhh tế cao.
- Đặc thù trong thương mại : chủ yếu phát triển thương mại hàng nông thủy sản dựa vào lợi thế sô sánh.
- Nguồn cung chủ yếu của thế giới về một số sản phẩm : nông nghiệp, dầu mỏ, cao su.
* Ảnh hưởng đến liên kết kv các nước trong kv
- Các nước có điểm tương đồng với nhau thuận lợi cho việc hợp tác cả về kinh tế,văn hóa,xh.Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế cùng mở cửa hội nhập với thế giới.Khi các nc hình thành liên kết kt,tm giúp cho họ có sức mạnh lớn đối chọi với các khu vực kt khác.
- Hầu hết các nc đều có tiềm lực thế mạnh đk thuận lợi cho việc phát triển kt trong nc.Khi đó việc hình thành liên kết giữa các nc trở nên dễ dàng hơn .Các nc này đều có nền kt phát triển tạo thành 1 lk kt lớn mạnh ,bền chặt cùng nhau phát triển.
Câu 2: Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Gắn liền cùng với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa các nền kinh tế
Do những điểm khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa,  mức độ hội nhập… nên mức độ lên kết lỏng lẻo điều đó dẫn tới không thành lập nên một thể chế, định chế kinh tế mà chỉ liên kết ở mức thấp nhất là các diễn đàn
Do chỉ là các diễn đàn nên hợp tác về mặt kinh tế chỉ là một phần rất nhỏ bên cạnh những hợp tác về an ninh, chính trị, quốc phòng và hợp tác để giải quyết các vấn đề xã hội
Câu 3(Nhóm câu hỏi 1):Trình bày các biện pháp chính phủ Nhật Bản đã thực hiện để khôi phục kinh tế giai đoạn sau chiến tranh thế giưới thứ II?
– Thứ nhất, phát huy vai trò nhân tố con người.
Trước hết, phải nói rằng chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phổ cập giáo dục hệ 9 năm. người Nhật Bản rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật, công nghệ mới. Công nhân được đào tạo không chỉ trong các trường dạy nghề mà có thể đào tạo ngay tại các xí nghiệp.
Trong thời kỳ hiện đại, những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao.
– Thứ hai, duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dung vốn đầu tư có hiệu quả cao
+Tích lũy vốn:
Nhật Bản thời kỳ này được coi là một nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong các nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của thời kỳ 1952-1973 vào khoảng từ 30 đến 35% thu nhập quốc dân, gấp hơn hai lần so với Mỹ, Anh. Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao hơn tất cả. Năm 1966, tổng số vốn đầu tư vào tư bản cố định của Nhật Bản là 30,6 tỷ USD. Đây là một trong những nhân tố quyết định nhất, bảo đảm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao.
+ Sử dụng vốn
Nhật Bản được coi là một nước sử dụng vốn một cách táo bạo và có hiệu quả.
Ở Nhật Bản nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay tới 95% tổng số vốn. Biện pháp mạo hiểm này đã tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.
Trong sử dụng vốn, Nhật Bản trước hết tập trung vào những ngành sản xuất lớn, hiện đại và có hiệu quả cao.Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra rất nhanh chóng, đạt trình độ và quy mô quốc tế.
Về đầu tư trong nước, phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then chốt như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử… Vốn đầu tư cũng được tập trung vào đổi mới thiết bị sản xuất.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số công ty của Nhật Bản đã chú ý tới việc đầu tư ra nước ngoài.
Nhật Bản đã nhanh chóng xây dựng nên các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại.
– Thứ ba, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước lạc hậu so với các nước tư bản khác. Nhưng cũng ngay trong những năm tháng khó khăn đó, Nhật Bản đã giành một số vốn lớn cho việc nghiên cứu, phát triển khoa học-kỹ thuật.
Nhật Bản đã chú trọng ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật mới nhất của Âu-Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ, kỷ thuật, mua các phát minh sáng.
– Thứ tư, chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt biện pháp để đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế, kích thích kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Nhà nước đã tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho tăng trưởng bằng hệ thống pháp luật và khả năng duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế.
Từ năm 1955 đến 1973, Nhà nước đã thông qua 7 kế hoạch, đa số là kế hoạch 5 năm, nhưng thời gian thực hiện trung bình là hai năm rưỡi vì các dự kiến kế hoạch đều thấp hơn mức tăng trưởng thực tế
Nhà nước Nhật Bản còn đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đầu tư cũng như việc hỗ trợ về tài chính cho hoạt động đó. Nhà nước Nhật Bản nắm khoảng 1/3 tổng số đầu tư tư bản cố định trong nước. Đầu tư của Nhà nước thường tập trung vào cơ cấu hạ tầng, xây dựng các ngành công nghiệp mới và nghiên cứu khoa học. Những ngành này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chu chuyển chậm, lợi nhuận thấp nhưng hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội.
– Thứ năm, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài
+ Mở rộng thị trường trong nước
Nhờ cải cách ruộng đất, hình thành chủ trang trại kinh doanh nhỏ đã mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến. Do đó, nông nghiệp nông thôn tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất phát triển.
Các công ty NB luôn cố gắng đưa ra thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Trên thực tế, khoảng 80% sản phẩm quốc dân của Nhật Bản là phục vụ cho thị trường nội địa. Vì vậy, phương châm của các công ty Nhật Bản là hàng hóa dù bán ở thị trường nội địa hay nước ngoài đều phải có chất lượng cao. Mặt khác, để bảo vệ các ngành cọng nghiệp non trẻ và thị trường nội địa, Nhật Bản đã kết hợp khéo léo giữa chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu với chiến lược hướng về xuất khẩu. Lộ trình tự do hóa thương mại và hội nhập được thực hiện một cách thận trọng, được quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Mở rộng và đứng vững trên thị trường nội địa tạo tiền đề cho các công ty Nhật Bản vươn ra chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài.
+ Mở rộng thị trường nước ngoài
Là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phải phụ thuộc vào thị trường cung cấp vật tư, nguyên liệu, năng lượng và thị trường tiêu thụ hàng hóa, do đó thị trường nước ngoài được coi là điều kiện sống còn của nền kinh tế Nhật Bản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tìm mọi cách để xâm nhập vào thị trường thế giới như tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa nhờ giảm chi phí sản xuất và chú trọng chất lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ thương nhân có năng lực, nhiều kinh nghiệm, thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt…
Đối với các nước đang phát triển, Nhật Bản dùng cách lôi kéo về chính trị kết hợp với thâm nhập kinh tế, viện trợ, tăng cường quan hệ mậu dịch thương mại… được sử dụng một cách rộng rãi. Đối với các nước châu Á, Nhật Bản còn sử dụng các chính sách như bồi thường chiến tranh, xây dựng khu vực thịnh vượng chung… nhằm thâm nhập sâu vào thị trường các nước này.
– Thứ sáu, kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng
Cấu trúc kinh tế hai tầng là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống. Khu vực kinh tế hiện đại bao gồm các công ty lớn với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, sử dụng lao động suốt đời, tiền lương cao theo thâm niên, điều kiện làm việc tốt. Khu vực truyền thống chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, sử dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu, lao động hợp đồng hoặc theo thời vụ, tiền lương và điều kiện làm việc thấp kém.
– Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác
Tháng 10/1948 Mỹ chuyển giao quyền quản lý kinh tế-xã hội cho Chính phủ Nhật Bản. Bắt đầu từ đây mối quan hệ kinh tế Mỹ-Nhật đã phục hồi và phát triển nhanh chóng.Việc thực hiện đường lối kinh tế của Joseph Dodge đã giúp Nhật Bản ổn định nền tài chính tiền tệ.Sau khi hiệp ước hòa bình San Francisco được ký kết vào năm 1951, Nhật Bản và Mỹ trở thành bạn hàng của nhau.
Ngoài ra, một số nhân tố khác cũng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế Nhật Bản thời kỳ này như xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác và nhất thể hóa kinh tế tư bản chủ nghĩa, xu thế hòa hoãn và hợp tác của các công ty độc quyền quốc tế… Năm 1955, Nhật Bản xin gia nhập GATT, tháng 4/1964 trở thành thành viên của IMF và OECD.Đó là những cơ hội để các công ty Nhật Bản mở rộng thị trường, tăng cường tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế.

Nhận trọn bộ đầy đủ chi tiết đáp án đề cương học phần kinh tế các nước châu á thái bình dương tại đây

Comments