Đề cương học phần Kinh tế công cộng có đáp án và các tài liệu TMU

Đề cương học phần Kinh tế công cộng có đáp án và các tài liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: KINH TẾ CÔNG CỘNG

NHÓM CÂU HỎI 1 - CÂU HỎI ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH
Câu 1. Mọi sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế đều đạt hiệu quả.
Câu 2. Vì khu vực công cộng là khu vực của Chính phủ nên Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi cho khu vực này để cạnh tranh thắng thế khu vực tư nhân.
Câu 3. Nguyên tắc hỗ trợ yêu cầu Chính phủ can thiệp vào thị trường với hình thức can thiệp tối ưu.
Câu 4. Nguyên tắc tương hợp yêu cầu Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
Câu 5. Nguyên tắc hỗ trợ yêu cầu Chính phủ can thiệp vào thị trường bằng cách khơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị trường để thị trường hoạt động hiệu quả nhất.
Câu 6. Nguyên tắc tương hợp yêu cầu Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế bằng các chính sách phù hợp với sự vận động của các quy luật của kinh tế thị trường để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
Câu 7. Trong nền kinh tế, thị trường tự do điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động của bàn tay “vô hình” và cạnh tranh tự do đảm bảo phân bổ hiệuquả và cân bằng các nguồn lực vì thế không cần sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Câu 8. Thực tế cho thấy khi nền kinh tế không có sự can thiệp của chính phủ, để thị trường tự do chi phối thì sớm muộn cũng rơi vào tình trạng bất ổn và khủng hoảng, vì thế chính phủ cần can thiệp vào nền kinh tế càng nhiều càngtốt.
Câu 9. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế có sự điều tiết của chính phủ, vì thế đó là một dạng của nền kinh tế hỗn hợp.
Câu 10. Khu vực công cũng giống khu vực tư nhân, hoạt động theo cơ chế thị trường, tuân theo các quy luật của thị trường và lấy động cơ tối đa hoá lợi nhuận làm mục tiêu.
Câu 11. Quyết định sản xuất cái gì của khu vực công được chính phủ dựa vào những nhận định chủ quan chứ không căn cứ vào quy luật cung cầu.
Câu 12. Nguyên tắc hỗ trợ yêu cầu chính phủ can thiệp vào nền kinh tế khi đảm bảo  chắc chắn rằng sự can thiệp đó hiệu quả hơn so với sự điều tiết của thị trường.
Câu 13. Tiêu chuẩn Pareto đảm bảo sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả và công bằng trong xã hội.
Câu 14. Chương trình “Nối vòng tay lớn” giúp đỡ người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn là một hoàn thiện Pareto.
Câu 15. Một phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto luôn hoàn thiện hơn một phân bổ khác chưa hiệu quả.
Câu 16: Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường không đảm bảo đạt tới tiêu chuẩn Pareto
Câu 17: Mức sản xuất hiệu quả về một hàng hóa sẽ đạt được khi chi phí bỏ ra nhỏ hơn lợi ích mà nhà sản xuất nhận được
Câu 18:vấn đề kẻ ăn không chỉ xuất hiện đối với hàng hóa công cộng.
Câu 19:Đường cầu thị trương đối với hàng hóa công cộng được hình thành bằng cách cộng dọc các đường cầu cá nhân
Câu 20: Đường cầu thị trương đối với hàng hóa công cộng được hình thành bằng cách cộng ngang các đường cầu cá nhân
Câu 21:Định suất đồng đều là giải pháp hiệu quả vì nó đã khắc phục được tổn thất phúc lợi do cung cấp công cộng hàng hoá cá nhân.
Câu 22: cung cấp một hàng hóa cá nhân là cá nhân chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa đó
Câu 23: Cung cấp hàng hóa công cộng là hình thức cung cấp thông qua kênh phân phối của chính phủ
Câu 24: Tính không cạnh tranh của hàng hoá công cộng thuần tuý thể hiện ở chỗ nếu hàng hoá đó được cung cấp thì không thể ngăn cấm việc sử dụng hàng hoá đó của các đối tượng khác nhau
Câu 25: Ngoại ứng tiêu cực gây ra sự phi hiệu quả xã hội còn ngoại ứng tích cực thì không.
Câu 26: Cả ngoại ứng tích cực và tiêu cực đều gây ra sự phi hiệu quả xã hội. Đúng
Câu 27. Ngoại ứng xuất hiện chỉ do hoạt động sản xuất gây ra
28. Xét trên quan điểm xã hội, chỉ có một số ngoai ứng là phi hiệu quả
Câu 29. Ngoại ứng gây tổn thất PLXH vì DN gây ra ngoại ứng đã sản xuất mức sản lượng mà tại đó lợi ích xã hội biên (MSB) < chi phí xã hộđ biên.(MSC)
Câu 30. Mức thuế tối ưu điều tiết ngoại ứng tiêu cực bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu thị trường
Câu 31. Mức trợ cấp tối ưu điều tiết ngoại ứng tích cực bằng lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu của thị trường.
Câu 32. Chỉ có độc quyền thường gây tổn thất PLXH, còn độc quyền TN thì không.
Câu 33. Việc chính phủ định giá trần bằng chi phí trung bình trong độc quyền tự nhiên gây ra PLXH?
Câu 34. Giải pháp đặt giá trần bằng chi phí trung bình trong độc quyền tự nhiên không khắc phục được hết PLXH
Câu 35.  Việc đánh giá bằng chi phí trung bình sẽ khiến lợi nhuận siêu ngạch của thị trường tự nhiên bằng = 0
Câu 36. Vấn đề thông tin bất cân xứng chỉ xảy ra đối với người mua hàng hoá còn đối với người bán thì không.
Câu 37. Lựa chọn ngược là hậu quả do tình trạng thông tin bất cân xứng gây ra.
Câu 38. Khả năng gây ra tình trạng bất cân sứng thông tin của hàng hoá có thể thẩm định được cao hơn so với hàng hoá chỉ thẩm định được khi dùng.
Câu 39. Mức độ đồng nhất giữa giá cả và chất lượng hàng hoá là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất cân xứng thông tin.
Câu 40: So với các chương trình trợ cấp bằng hiện vật, trợ cấp bằng tiền mặt thường mang lại độ thỏa dụng cao hơn cho các đối tượng thụ hưởng.
Câu 41: Phân phối lại thu nhập theo thuyết vị lợi sẽ làm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các cá nhân trong xã hội.
Câu 42: Chương trình trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện nghèo đói ở các vùng sâu vùng xa là nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng dọc.
Câu 43: Nếu hệ số Gini của khu vực thành thị là 0,35 và của khu vực nông thôn là 0,32  thì của cả nước (bao gồm cả khu vực thành thị và nông thôn) sẽ là 0,67.
Câu 44: Hệ số Gini càng nhỏ chứng tỏ chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư càng lớn.
Câu 45: Đường cong Lorenz là công cụ tiện lợi, lượng hoá được một cách chính xác mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các nhóm dân cư.
Câu 46: Chính sách 2 giá áp dụng đối với khách quốc tế và khách trong nước khi tham gia du lịch là không công bằng
Câu 47: Chênh lệch thu nhập và bất bình đẳng là hai khái niệm tương đồng
Câu 48:Người có thu nhập cao nộp thuế cao, người có thu nhập thấp nộp thuế thấp là cách đối xử theo nguyên tắc công bằng dọc.
Câu 49:Phân phối thu nhập theo thuyết Rawl là cách phân phối tối ưu nhất vì nó luôn đưa đến kết cục cuối cùng là tình trạng bình đẳng hoàn toàn về phúc lợi dân cư.
Câu 50: Theo thuyết Rawl, Chính phủ sẽ phân phối lại thu nhập cho đến khi độ thoả dụng biên của mọi cá nhân trong xã hội là như nhau.
Câu 51. Theo thuyết vị lợi ,trọng số đặt cho các cá nhân là như nhau nên điểm phân phối  lại thu nhập là tối ưu khi độ thỏa dụng của các cá nhân bằng nhau .
Câu 52 : Mọi chương trình phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo đều không phải là hòa thiện Pareto vì quá trình đó làm thiệt hại người giàu.
Câu 53 :bình phương khoảng nghèo là chỉ tiêu cho biết mức độ lan rộng của nghèo đói.
Câu 54 Đói nghèo là tình trạng cá nhân không có  đủ thu nhập để đảm bảo mức sống tối thiểu .
Câu 55 Bảo trợ xã hội bao gồm các biện pháp hỗ trợ dài hạn cho đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế.
Câu 56 Nếu cp tăng thuế ,người sản xuất sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế khi đường cầu hoàn toàn không co dãn.
Câu 57: Nếu chính phủ tăng thuế, người sản xuất sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế khi đường cung hoàn toàn co giãn
Câu 58: Nếu chính phủ tăng thuế, người sản xuất sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế khi đường cầu hoàn toàn co giãn
Câu 59: Nếu chính phủ tăng thuế, người sản xuất sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế khi đường cung hoàn toàn không co giãn
Câu 60 + 61. Sai
Câu 62. Nếu Chính phủ tăng trợ cấp, người sản xuất sẽ được hưởng toàn bộ lợi ích của trợ cấp khi đường cầu hoàn toàn co giãn.
Câu 63. Nếu Chính phủ tăng trợ cấp, người sản xuất sẽ được hưởng toàn bộ lợi ích của trợ cấp khi đường cung hoàn toàn co giãn.
Câu 64. Nếu mọi yếu tố như nhau, đường cầu càng co dãn thì trợ cấp bên cầu càng mang lại nhiều lợi ích hơn cho người sản xuất.
Câu 65. Nếu mọi yếu tố như nhau, đường cầu càng co dãn thì trợ cấp bên cầu càng mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.
Câu 66. Nếu mọi yếu tố như nhau, đường cầu càng co dãn thì người tiêu dùng càng ít nhận được lợi ích từ trợ cấp.
Câu 67. Nếu mọi yếu tố như nhau, đường cầu càng co dãn thì người sản xuất càng ít nhận được lợi ích từ trợ cấp.
Câu 68. Nếu tất cả các cá nhân đều tuân theo quy luật độ thoả dụng biên giảm dần thì sẽ không xuất hiện lựa chọn đa đỉnh.
Câu 69. Nếu cử tri có lựa chọn đa đỉnh thì lựa chọn công cộng theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số sẽ xuất hiện hiện tượng biểu quyết quay vòng.
Câu 70. Nếu các cử tri có lựa chọn đơn đỉnh thì kết quả biểu quyết theo đa số phản ánh đúng sự lựa chọn của cử tri trung vị.
Câu 71. Trong biểu quyết đấu cặp, quay vòng biểu quyết chỉ diễn ra khi có ít nhất một cá nhân có lựa chọn đa đỉnh.
Câu 72. Kết quả của lựa chọn công cộng theo nguyên tắc nhất trí tuyệt đối có thể là một hoàn thiệnPareto
NHÓM CÂU HỎI 2 – CÂU HỎI BÌNH LUẬN
Câu 1. Hãy phân tích các nguyên tắc của chính phủ khi đưa ra các quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
Câu 2.Hãy phân tích vai trò của thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.
Câu 3. Thất bại thị trường là gì? Tại sao cần sự can thiệp của chính phủ khi xảy ra thất bại thị trường?
Câu 4.Hãy phân tích những hạn chế của chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế.
Câu 5.Hãy chứng minh các điều kiện để nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.
Câu 6:Hãy trình bày định lý kinh tế học phúc lợi và hạn chế của định lý này.
Câu7:Hãy phân tích nguyên tắc điều kiện biên về hiệu quả.
Câu 8:Hàng hóa công cộng là gì? Phân biệt hang hóa công cộng với hang hóa cá nhân
Câu 9:Khi nào hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng? Phân tích sự tổn thất phúc lợi xã hội khi hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng và biện pháp can thiệp?
Câu 10: Ngoại ứng tiêu cực là gì? Chứng minh sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực và giải pháp can thiệp của chính phủ?
Câu 11.Ngoại ứng tích cực là gì? Chứng minh tính phi hiệu quả và giải pháp của chính phủ.
Câu 12. Thông tin bất đối xứng là gì? Thất bại thị trường do thông tin này gây ra? Giải pháp khắc phục.
Câu 13:Độc quyền tự nhiên là gì? Thất bại thị trường do tình trạng độc quyền tự nhiên gây ra và các chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của chính phủ.
Câu 14: Hãy giải thích tại sao phân phối thu nhập lần đầu lại gây ra hiện tượng bất bình đẳng
Câu 15: Hãy phân tích nội dung thuyết vị lợi? Điều kiện để phân phối tối ưu theo thuyết vị lợi là gì?
Câu 16. Hãy phân tích nội dung thuyết cực đại thấp nhất? Điều kiện để phân phối tối ưu theo thuyết cực đại thấp nhất là gì?
Câu 17: Bạn có cho rằng công bằng và hiệu quả kinh tế có mâu thuẫn hay không
Câu 18: Khái niệm an sinh xã hội? trình bày bản chất và tính tất yếu khách quan của an sinh xã hội
Câu 21: Thuế là gì ? phân tích đặc điểm và chức năng cơ bản của Thuế.
Câu 24. Thế nào là lựa chọn công cộng? Hãy phân tích lợi ích của lợi chọn công cộng?
Câu 25. Trình bày nội dung của nguyên tắc nhất trí tuyệt đối? Cân bằng Lindahl là gì? Phân tích những hạn chế của mô hình Lindahl?
Câu 26. Lựa chọn đơn đỉnh, đa đỉnh là gì? Tại sao lại có lựa chọn đơn đỉnh và đa đỉnh?
Câu 27. Thế nào là hiện tượng biểu quyết quay vòng? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng biểu quyết quay vòng?

 Đáp án đề cương học phần kinh tế công cộng tmu

NHÓM CÂU HỎI 1 - CÂU HỎI ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH 

Câu 1. Mọi sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế đều đạt hiệu quả.
Sai.Mặc dù khi thị trường tự hoạt động nó có xảy ra những hạn chế cần sự can thiệp của nhà nước nhưng không phải mọi sự can thiệp của nhà nước đều đạt hiệu quả. Những sự không hiểu quả này được thể hiện ở chỗ
- Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng cả cá nhân: chính phủ không thể đo lường được hết cá nhân sẽ phản ứng như thế nào trước những thay đổi về chính sách ro chính phủ đề ra, khi phản ứng không theo đúng kế hoạch thì sẽ không hiệu quả. Ví dụ việc cấm nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, nhưng không thể cấm buôn lậu
- Hạn chế do thiếu thông tin: muốn can thiệp hiệu quả cần đầy đủ thông tin về thị trường, nhưng chính phủ không thể có đầy đủ thông tin. Ví dụ trợ cấp không đúng gây lãng phí
- Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính. Ví dụ một bộ luật muốn thông qua phải qua rất nhiều các ban ngành phòng ban
- Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng: mất thời gian, khó khăn, bế tắc do sự không thống nhất
Câu 2. Vì khu vực công cộng là khu vực của Chính phủ nên Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi cho khu vực này để cạnh tranh thắng thế khu vực tưnhân.
- Sai vì Khu vực công không phải để chính phủ lấn át khu vực tư nhân mà là chất xúc tác tạo thuận lợi cho sự phát triển của KVTN. Việc CP đầu tư cho KVCC hay KVTN phụ thuộc vào việc tính toán tổng phúc lợi XH chứ không ưu đãi cho bất cứ khu vực nào. CP cần có những chính sách phù hợp cho cả 2 khu vực vì trong 1 nền KT thì khu vực nào cũng có vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế, việc ưu đãi quá nhiều cho 1 bên sẽ tạo ra sự bất công bằng. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới thì:

+ khu vực tư nhân ở VN chưa phát triển đúng tầm, còn gặp nhiều trở ngại, còn nhiều hạn chế về chính sách.
+ KT đối với KVT và nhiều DN trong khu vực công đang tạo nên sân chơi bình đẳng trong thị trường nội địa và CP cần có những tầm nhìn cải cách đối với các DN thuộc khu vực công để làm đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân, góp phần chuyển rủi ro cho bên quản lí tốt hơn và đưa nền KT tăng trưởng đồng thời tăng tính minh bạch và trách nghiệm giải thích cũng như hạn chế tham nhũng.
Câu 3. Nguyên tắc hỗ trợ yêu cầu Chính phủ can thiệp vào thị trường với hình thức can thiệp tối ưu.
Sai. Vì:
Nội dung của nguyên tắc này là sự can thiệp của CP phải nhằm mục đích cuối cùng, dài hạn, là sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiểu quả hơn. Điều đó đòi hỏi phải có quan điểm dứt khoát về vai trò của KVCC trong nền KTTT. Việc lựa chọn hình thức can thiệp tối ưu là nguyên tắc tương hợp thị trường.
Câu 4. Nguyên tắc tương hợp yêu cầu Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu quảhơn.
Sai.Vì:Nội dung chính của nguyên tắc này là trong hàng loạt các cách thức có thể để can thiệp vào thị trường, CP cần ưu tiên sử dụng những biện pháp nào thích hợp với thị trường, hay không làm bóp méo thị trường, nó là việc lựa chọn phản ánh tối ưu nhất cho thị trường. Ví dụ để giảm thiểu lượng thuốc lá ngoại nhập , CP có thể sử dụng biện pháp quyết định hạn ngạch hoặc đánh thức vào cầu hoặc cấm nhập khẩu. Trong trường hợp này việc đánh thuế vào cầu hiệu quả hơn vì nếu sử dụng hạn ngạch thì người tiêu dùng sẽ tìm nguồn cung khác tạo ra thị trường phi chính phủ.

Nhận trọn bộ đề cương có đáp án chi tiết môn Kinh tế công cộng tại đây


**

**

Comments