Đề cương học phần Kinh tế du lịch có đáp án và các tài liệu TMU

Đề cương học phần Kinh tế du lịch có đáp án và các tài liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI
HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH

NHÓM CÂU HỎI I
Câu 1. Phân tích đặc điểm của ngành DL. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 2. Phân tích sự đóng góp của DL trong GDP? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự đóng góp của du lịch trong GDP? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Câu 3. Trình bày tác động của phát triển DL đến nền kinh tế quốc dân?
Câu 4. Phân tích vai trò trực tiếp của DL nội địa/ du lịch quốc tế đến (inbound)/ du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound) trong thu nhập quốc dân và tạo việc làm? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 5. Phân tích kĩ thuật bội số nhân trong đo lường vai trò của du lịch đối với thu nhập quốc dân và tạo việc làm? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 6. Phân tích bảng cân đối đầu vào – đầu ra trong đo lường vai trò của du lịch đối với thu nhập quốc dân và tạo việc là? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Câu 7. Phân tích chính sách thuế liên quan đến du lịch/ chính sách chi tiêu/ chính sách phân phối lại của chính phủ đối với sự phát triển du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 12. Phân tích các đặc điểm của cung vận chuyển hàng không/ cung dịch vụ lưu trú/ cung dịch vụ ăn uống? ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Câu 13. Phân tích các đặc điểm của thị trường du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 14. Phân tích sự tham gia của du lịch trong CCTT của 1 quốc gia? Phân tích cơ sở của CCTT du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 15. Phân tích các khoản thu nhập và thanh toán vận chuyển/ thu nhập và thanh toán du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 16. Phân tích sự phụ thuộc vào du lịch của CCTT quốc gia? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 17. Phân tích tác động của phát triển DL đối với CCTT quốc gia? Ý nghĩa nhận thưcs vấn đề này.
Câu 18. Phân tích các chính sách đối với CCTT trong du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Câu 19. Phân tích các mối liên hệ đa quốc gia? Phân tích các lí do kinh doanh đa quốc gia trong du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 20. Có những hình thức công ty đa quốc gia phổ biến nào trong kinh doanh du lịch, lựa chọn và phân tích một trong các hình thức đó? Phân tích các tác động của công ty đa quốc gia trong kinh doanh du lịch đối với nền kinh tế của nước chủ nhà ( nước có chi nhánh)? Phân tích các tác động của công ty đa quốc gia trong kinh doanh du lịch đối với nền kinh tế của nước có công ty chính (công ty mẹ)? ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 21. Phân tích các lí do và đặc điểm của đầu tư du lịch? Ý nghĩa nhân thức vấn đề này?
NHÓM CÂU HỎI 2.
Câu 2. Trình bày sự đóng góp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự đóng góp của du lịch trong GDP? Lấy ví dụ minh họa/ liên hệ thực tiễn với nước ta. Các biện pháp nhằm nâng cao sự đóng góp GDP trong du lịch.
Câu 3: trình bày vai trò trực tiếp của du lịch nội địa/ du lịch quốc tế đến (inbound)/ du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound) trong thu nhập quốc dân và tọa việc làm? Liên hệ với thực tiễn ở nước ta. Các biện pháp nâng cao vai trò trực tiếp của du lịch nội địa/ du lịch quốc tế đến (inbound)/ du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound) trong thu nhập quốc dân và tọa việc làm.
Câu 4. Trình bày chính sách thuế liên quan đến du lịch/ chính sách chi tiêu cho DL/ chính sách phân phối lại của chính phủ đối với sự phát triển Dl? Liên hệ với thực tiễn nước ta.
Câu 7. Phân tích đặc điểm của cung dịch vụ vận chuyển hàng không/ cung dịch vụ lưu trú khách sạn ở nước ta? Cân đối cung cầu du lịch là gì? Nêu các biện pháp để cân đối cung cầu du lịch Việt Nam.
Câu 10. Trình bày cơ sở của cán cân thanh toán du lịch? Liên hệ với thực tiễn ở nước ta.
Câu 11. Trình bày hạn chế từ các khianr thanh toán vận chuyển đối với quốc gia điểm đến? Liên hệ với thực tiễn nước ta? Các chính sách khắc phục hạn chế nêu trên?
Câu 12. Tại sao nói: không có mối liên hệ giữa dung lượng dòng khách du lịch với các khoản thanh toán vận chuyển. Đề xuất các chính sách khắc phục.

Đáp án đề cương học phần Kinh tế du lịch TMU 

NHÓM CÂU HỎI I
Câu 1. Phân tích đặc điểm của ngành DL. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Khái niệm:
Du lịch được quan niệm là ngành cung cấp loại hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch trong hành trình và tại điểm đến du lịch. Là ngành kinh tế tổng hợp trên cơ sở các yếu tố cấu thành khác nhau bao gồm các sản phẩm thuộc ngành kinh tế khác khó phân định vị trí ngành trong nền kinh tế nói chung để phục vụ đáp ứng nhu cầu du khách mong muốn của họ liên quan đến động cơ chuyến đi.
Các quan niệm về ngành du lịch:
- Quan niệm của Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch (1971)
- Quan niệm của nhà kinh tế Anh Leiper
- Quan niệm của các nhà kinh tế Mỹ Mclntosh, Goeldner và Ritchie
- Quan niệm của các nhà kinh tế Trung Quốc Đồng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình
Đặc điểm ngành du lịch
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp 
+  Sản phẩm du lịch: Sản phẩm dựa trên và bao gồm các sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh doanh khác nhau được thiết kế cung ứng thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bao gồm sản phẩm vô hình và sản phẩm hữu hình.
+  Nhu cầu của du khách: vừa mang tính đơn lẻ vừa mang tính tổng hợp. Tính tổng hợp liên quan đến các nhóm nhu cầu khác nhau như ăn uống, ngủ nghỉ, nhu cầu tham quan, giải trí,mua sắm và các nhu cầu khác trong chuyến đi và tại điểm đến du lịch.
Từ đó nhà cung ứng cần xác định yếu tố cấu thành của ngành để quản lý đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho cả ngành cả doanh nghiệp. Cần xác định sự đóng góp của các ngành trong du lịch từ đó đánh giá vai trò nghành du lịch trong nền kinh tế nói chung.
- Du lịch là ngành dịch vụ vì du lịch có tính:
+ Không hiện hữu
+ không tách rời: sx và tiêu dùng diễn ra đồng thời
+  Không xác định
+  Không tồn kho
Du lịch là một ngành dịch vụ do vậy ngành du lịch cần:
+  Cần ko ngừng đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên để đảm bảo chất lượng cung ứng cho khách hàng.
+  sản phẩm dịch vụ bao gồm các sản phẩm hàng hóa và phi hàng hóa. Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đòi hỏi nhà cung cấp cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, chủ động thiết kế đa dạng hóa sản phẩm từ đó đáo ứng các nhu cầu của họ
- Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh
+  tốc độ tăng trưởng về lượng khách
+  tốc độ tăng trưởng về doanh thu: vd năm 2017 doanh thu đạt 510.900 tỷ đồng vượt 10.900 tỷ đồng so với dự tính năm 2017
+  tốc độ tăng trưởng về việc làm: Vd 1 lao động trong ngành khác bằng 2 lao động trong ngành du lịch, lượng lao động trong ngành du lịch gấp 4 lần ngành giải trí, gấp 6 lần lao động trong sản xuất.
Nhận thức: Đòi hỏi nhà cung ứng nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển ngành. Bản thân nhà cung ứng nghiên cứu phát triển chính sách kinh doanh phù hợp hỗ trợ phát triển ngành đảm bảo phát triển nhanh bền vững.
- Du lịch là ngành kinh doanh có tính thời vụ 
+ Tính thời vụ là sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ cung cầu du lịch xảy ra dưới tác động của một số nhân tố nhất định. Nguyên nhân là do cung – cầu có tính thời vụ
Ưu điểm: Cung chủ động trong kinh doanh, Cầu định hướng tiêu dùng các sản phẩm phù hợp
Nhược điểm: Hoạt động kinh doanh không ổn định => tốn kém chi phí khấu hao tài sản, lương nhân viên => hiệu quả kinh doanh giảm, thu nhập không ổn định. Nhà cung ứng phải cân nhắc một cách thận trọng trong việc phát triển ngành cũng như các doanh nghiệp
- Du lịch là “ ngành công nghiệp không biên giới”
Là 1 ngành sản xuất ra các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bản chất của hoạt động du lịch là sự di chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới địa phương hoặc biên giới quốc gia, mặt khác xu thế toàn cầu hóa về kinh tế là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hóa của ngành du lịch.
- Các đặc điểm khác
Xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng mà mỗiquốc gia có những nhận định khác nhau về đặc điểm của ngành DL như: Cơ sở hạ tầng, sử dụng nhiều lao động sống, ngành công nghiệp không tập trung và có khả năng làm đa dạng hóa nền kinh tế du lịch,...
Câu 2. Phân tích sự đóng góp của DL trong GDP? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự đóng góp của du lịch trong GDP? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Khái niệm
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị của tất cà hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sx ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong 1 thời kì nhất định (trong 1 năm)
GDP = C + I + X – M
Các nhân tố ảnh hưởng
- Nguồn tài nguyên là nguồn lực trong kinh doanh du lịch:
Tài nguyên DL là các yếu tố thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, các công trình lao động sáng tạo của con người và giá trị nhân văn khác được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu DL; là yếu tố cơ bản hình thành lên các khu, các tuyến, các điểm và các đô thị DL
Nguồn lao động: LLLĐ dồi dào và phong phú, yếu tố con người quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật DL:
+ cơ sở hạ tầng: đường, hệ thống định vị, hệ thống điện nước và các yếu tố khác. Cơ sở hạ tầng tạo ra khả năng tiếp cận điểm đến, cung cấp các các thông tin điểm đến tạo ra khả năng và sắn sàng thực hiện chuyến đi của khách. Hệ thống điện góp phàn đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách DL
+ cơ sở vật chất kĩ thuật DL mang đặc trưng của ngành liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách. Sự sẵn có và mức độ phát triển vật chất kĩ thuật DL sẽ quyết định đến sự thành công trong hoạt động DL tại đó.
Các cơ hội được thể hiện thông qua các sự kiện về chính trị, văn hóa, thể thao KT, thường diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định trong đó nó thu hút lượng kahcsh rất lớn du khách đến.
Khi có các cơ hội xảy ra, sự đóng góp của DL trong GDP gia tăng đáng kể thông qua sự chi tiêu của du khách cũng như các khoản đầu tư phục vụ du khách.
Hỗ trợ từ bên ngoài (liên quan đến nguồn tài nguyên) sự trao đổi về hình thức trình độ thông qua các khóa tập huấn, các khoản hỗ trọ kinh phí thực hiện các dự án phát triển DL (thường là những khoản đầu tư ko hoàn lại).
Các chính sách phát triển KT- XH là điều kiện tiên quyết để phát triển DL, chính sách phát triển DL thường đươc thể hiện qua 2 cấp: cấp TW và cấp địa phương.
- Tình trạng khoa học công nghệ
DL phát triển là nhờ vào sự khai thác giá trị nguồn tài nguyên. Đây là các yếu tố sẵn có của các vùng, địa phương DL. Vì thế bản thân nguồn TN DL cũng đã thỏa mãn được nhu cầu của du khách.
Với sự phát triển của kinh tế, đời sống con người ngày 1 nâng cao dẫn đến mức độ thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn. Do vậy, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của KH – CN để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. 
Cơ sở hạ tầng: KH –Cn làm cho các yếu tố hệ thống GTVT có sự tiến bộ vượt bậc, với sự ra đời ngày càng nhiều hơn các phương tiện vận chuyển với nhiều hình thức khác nhau, vừa tăng khả năng tiếp cận điểm đến, vừa góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng
CN – TT: KH – CN  tạo ra 1 khối lượng thông tin khổng lồ cho con người, từ đó kích thích nhu cầu khám phá sáng tạo, tăng sự hiểu biết về điểm đến làm cho nhu cầu của con người dễ dàng được đáp ứng hơn
Cơ sở vật chất – kĩ thuậ DL: là điều kiện quan trọng giúp du khách thỏa mãn nhu cầu bao gồm nhu cầu cơ bản, nhu cầu đặc trưng và các nhu cầu bổ sung khác. Nhu cầu của khách hàng càng đa dạng thì hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật càng ứng c=dụng các yếu tố công nghệ phức tạp để đáp ứng nhu cầu của con người.
Tuy nhiên tròn ngành DL vẫn còn 1 số bộ phận nhất định cần có sự phát triển mà ko có sự can thiệp của KH – CN như DL tự nhiên, DL sinh thái,… Do vậy những người kinh doanh DL cần xác định đối tượng khách hàng phù hợp với các loại hình DL để có sự đầu tư nhất định vào KH – CN, vừa thỏa mãn nhu cầu khách hàng, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch
- Sự ổn định về chính trị xã hội
Cung: thu hút, kêu gọi đầu tư từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ của ngành, đa dạng hóa các yếu tố cấu thành của ngành và tăng mức độ phát triển.
Cầu: giúp khách hàng sẵn sàng tiếp cận điểm đến do đó nhu cầu của du khách dễ tiếp cận kích thích tăng trưởng lượng khách, kích thích nhu  tiêu dùng của du khách.
Tuy nhiên đối với 1 số các quốc gia họ có thể tiếp cận 1 số yếu tố ổn định chính trị xã hội như 1 yếu tố mới kích thích nhu cầu của khách hàng
- Tâm lý xã hội
Tác động đến cung:
+ những người kinh doanh DL: ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm. yếu tố tâm lý xã hội sẽ tác động đến hành vi tâm lí con người kinh doanh DL
+  Người dân địa phương: thái độ của người dân địa phương cũng được coi là 1 phần giá trị tài nguyên của điểm đến. 
Tâm lí xã hội của du khách: mặc dù du khách có sự tương đồng về thu nhập tuy nhiên do vị trí địa lí khác nhau nên tập quán tiêu dùng tâm lí, sở thích cũng có sự khác nhau. Do vậy ảnh hưởng đến tâm lí khách hàng
- Đầu tư
Tài nguyên DL chỉ là điều kiện tiền đề cho phát triển DL còn mức độ phát triển phụ thuộc và tỉ lệ đầu tư và lợi ích từ 1 sự đầu tư trong DL. Đầu tư DL quyết định đến mức độ phát triển DL tại 1 quốc gia, 1 vùng
Đầu tư trong DL bao gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật DL. Do vậy, sự đầu tư nào mân lại lợi nhuận lớn, tỉ lệ thời gian thu hồi vốn nhanh thì nên ưu tiên dành cho tư nhân đầu tư. Ngược lại sự đầu tư mà đòi hỏi đến lượng vốn đầu tư lớn, mang lại lợi ích cho xã hội, thời gian thu hồi vốn dài thì nên để nhà nước đầu tư.
Có những sự đầu tư đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn ( đầu tư vào nguồn vốn cố định) nhưng ngược lại trong DL chỉ cần lượng vốn đầu tư ít mà vẫn mang lại lợi nhuận cao (sự kiện). khi xem xét về đầu tư cần phải nghiên cứu về giá trị đầu tư thích hợp. Giá trị đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+  chính sách của nhà nước: ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư
+  Tình trạng kinh tế
+  TỶ lệ thu hồi vốn đầu tư
+  các mô hình kinh tế của 1 quốc gia

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần kinh tế du lịch TMU tại đây

Comments