Đề cương học phần Kinh tế vi mô 2 có đáp án và các tài liệu TMU

Đề cương học phần Kinh tế vi mô 2 có đáp án và các tài liệu TMU

KINH TẾ VI MÔ II

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1: Khi giá hàng hóa X thay đổi, ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế ngược chiều nhua, thì X phải là hàng hóa thông thường
Câu 2: Đối với hàng hóa thứ cấp, ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế là ngược chiều với nhau
Câu 3: Đối với hàng hóa thông thường, ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế là cùng chiều với nhau và ngược chiều với sự biến động của giá cả
Câu 4: Hàng hóa Giffen là một trường hợp đặc biệt của hàng hóa thứ cấp trong đó ảnh hưởng thu nhập lấn át ảnh hưởng thay thế
Câu 5: Độ co dãn của cầu theo giá đối với hàng hóa Giffen mang dấu dương
Câu 6: Khi xuất hiện ngoại ứng mạng lưới thuận đối với hàng hóa X, cầu thị trường về hàng hóa đó trở nên kém co dãn hơn
Câu 7: Khi xuất hiện ngoại ứng mạng lưới thuận đối với hàng hóa X, cầu thị trường về hàng hóa đó trở nên co dãn hơn
Câu 8: Đường Engel luôn có độ dốc dương
Câu 9: Đường Engel của một người tiêu dùng được xây dựng từ đường tiêu dùng – giá cả 8
Câu 10: Sự tăng của thu nhập sẽ làm đường Engel dịch chuyển sang phải
Câu 11: Dọc theo đường cầu Marshall từ trên xuống dưới, mức độ lợi ích của người tiêu dùng tăng lên
Câu 12: Dọc theo đường cầu Hicks khi đi từ trên xuống dưới, mức độ lợi ích của người tiêu dùng tăng lên
Câu 13: Đối với hàng hóa thứ cấp, đường cầu Hicks có độ dốc lớn hơn so với đường cầu Marshall
Câu 14: Khi xây dựng hàm cầu Hicks, thu nhập của người tiêu dùng được giữ cố định
Câu 15: Đối với hang cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn, lợi nhuận và thặng dư SX có giá trị như nhau
Câu 16: Đối với hàm sản xuất tuyến tính, độ co dãn thay thế của hai yếu tố đầu vào bằng vô cùng
Câu 17: Hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas có thể thể hiện hiệu suất kinh tế tăng, giảm hoặc không đổi theo quy mô
Câu 18: Đối với hàm sản xuất Leontief, độ co dãn thay thế của hai yếu tố đầu vào bằng 0
Câu 20: Hàm SX tuyến tính là hàm SX thể hiện hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô
Câu 21: Đường cung của hang độc quyền thuần túy là phần đường MC tính từ điểm đóng cửa trở lên
Câu 22: Tất cả các hãng có đường cầu dốc xuống đều có thể thực hiện chính sách phân biệt giá để chiếm đoạt thêm thặng dư của người tiêu dùng
Câu 23: Các hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0 do trên thị trường này không có rào cản của việc gia nhập thị trường
Câu 24: Việc phân biệt giá là có hại đối với tất cả người tiêu dùng
Câu 25: Khi hãng độc quyền thực hiện chính sách phân biệt giá hoàn hảo thì tổn thất phúc lợi xã hội sẽ thấp hơn khi hãng chỉ định 1 mức giá
Câu 26: Trong trường hợp hãng độc quyền thực hiện phân biệt giá cấp 1 thì phần mất không phúc lợi xã hội do độc quyền sẽ lớn hơn so với trường hợp hãng định một mức giá
Câu 27: Nếu hãng thực hiện chính sách phân biệt giá cấp 1 thì mức hãng đặt cho mỗi khách hàng phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà khách hàng đó mua
Câu 28: Nếu hãng độc quyền thực hiện chính sách phân biệt gía cấp 1 thì đường doanh thu cận biên và đường cầu của hãng trùng nhau
Câu 29: Trong phân biệt giá cấp 3, mức giá tương đối trên hai thị trường chịu tác động bởi độ co dãn của cầu theo giá trên hai thị trường đó
Câu 30: Các hãng cạnh trnah độc quyền vẫn giữ được lợi nhuận kinh tế dương trong dài hạn
Câu 31: Điều kiện để đạt trạng thái CB dài hạn trên thị trường cạnh tranh độc quyền là các hãng hoạt động ở mức chi phí dài hạn tối thiểu
Câu 32: Trong dài hạn, do hãng cạnh tranh độc quyền chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0 nên thị trường cạnh tranh độc quyền không gây ra tổn thất về mặt phúc lợi xã hội
Câu 33: Trong mô hình Stackelberg, hãng ra quyết định sau có lợi thế hơn hãng ra quyết định trước (giả định hai hãng có chi phí như nhau)
Câu 34: Khi hai hãng SX sản phẩm khác biệt và cạnh tranh về giá, hãng ra quyết định trước sẽ chiếm ưu thế (giả định hai hãng có chi phí như nhau)
Câu 35: Trong mô hình Betrand, khi hai hãng có hàm chi phí như nhau SX một loại sản phẩm đồng nhất và ra quyết định giá đồng thời, mức giá và sản lượng cân bằng trên thị trường giống như thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Câu 36: Mô hình Cournot là mô hình độc quyền nhóm trong đó các hãng cạnh tranh với nhau về giá cả; còn mô hình Stackelberg là mô hình độc quyền nhóm mà các hãng cạnh tranh với nhau về sản lượng
Câu 37 Trong mô hình Cournot, một hãng sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng việc lựa chọn sản lượng với gỉa định biết trước sản lượng của hãng đối thủ
Câu 38: Trong trạng thái cân bằng Nash, mỗi người chơi đều đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân trên cơ sở biết về sự lựa chọn của đối thủ
Câu 39: Cân bằng chiến lược ưu thế không phải là cân bằng Nash
Câu 40: Khi có chiến lược bị lấn át, thứ tự loại bỏ chiến lược bị lấn át không ảnh hưởng đến việc xác định trạng thái CB Nash
Câu 41: Gỉa sử trên thị trường bánh Pizza có hai hãng độc quyền cạnh tranh nhau về sản lượng. Hai hãng đều có chi phí cận biên bằng c và không có chi phí cố định. Hàm cầu thị trường là P = a – bQ với Q = Q1 + Q2 . Ở trạng thái CB, hai hãng sẽ cùng SX mức sản lượng là (a-c)/3b
Câu 42: Trong bài toán “tình thế lưỡng nan của những người tù”, những người chơi có thể chọn chiến lược khác mang lại lợi ích lớn hơn cho cả hai so với trạng thái CB Nash, nhưng chiến lược đó không phải là chiến lược ổn định.
Câu 43: Phân tích CB tổng thể đưa ra một sự đánh giá chính xác hơn về tác động của thuế lên một loại hàng hóa hay dịch vụ so với phân tích CB từng phần
Câu 44: X và Y là hai loại hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng, giả sử ban đầu hai thị trường này đang ở trạng thái CB. Nếu Chính Phủ đánh thuế đối với mặt hàng X, phương pháp phân tích CB từng phần sẽ dự báo sự thay đổi của giá mặt hàng X thấp hơn so với phương pháp phân tích CB tổng thể
Câu 45: X và Y là hai hàng hóa thay thế trong trong tiêu dùng, giả sử ban đầu hai thị trường này đang ở trạng thái CB. Nếu Chính phủ đánh thuế đối với mặt hàng X, phương pháp phân tích CB từng phần sẽ dự báo sự thay đổi của giá mặt hàng X thấp hơn so với phương pháp phân tích CB tổng thể
Cau 46: Phân tích CB tổng thể luôn đánh giá cao tác động của việc tăng thuế trên một thị trường so với phân tích CB từng phần
Câu 47: Nếu một phân bổ tối ưu Pareto đã đạt được thì không thể làm tăng lợi ích của bất kỳ ai thông qua trao đổi nữa
Câu 48: Ở trạng thái CB của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, phân bổ hàng hóa đạt hiệu quả Pareto
Câu 49: Gỉa sử nền kinh tế trao đổi chỉ có hai người tiêu dùng có hàm lợi ích giống nhau, khi mỗi người tiêu dùng đều có một nửa số lượng hàng hóa X và một nửa số lượng hàng hóa Y thì phân bổ hàng hóa đó đạt hiệu quả Pareto
Câu 50: Trong một nền kinh tế trao đổi, Hoa và Sơn có hàm lợi ích giống nhau là U = X1/2Y1/2, mức giá tương đối giữa X và Y là 1. Tập hợp hàng hóa ban đầu của Hoa là 10 đơn vị X và 6 đơn vị Y, còn của Sơn là 8 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Phân bổ hàng hóa này nằm trên đường hợp đồng
Câu 51: Nếu A và B có hàm lợi ích giống nhau trong việc tiêu dùng hai loại hàng hóa thì A và B không thể thực hiện sự trao đổi mang lại lợi ích tăng thêm cho cả hai
Câu 52: Gỉa sử hai người A và B chỉ tiêu dùng cam và bánh Pizza. Tổng số Cam là 100 và số bánh Pizza là 50. Ở phân bổ ban đầu, tỷ lệ thay thế cận biên của cam cho bánh pizza của người A là ½, trong khi đó tỷ lệ này của người B là 1. Chúng ta không thể kết luận phân bổ hàng hóa ban đầu có đạt hiệu quả Pareto không vì chưa biết cụ thể số lượng hàng hóa của người A và người B
Câu 53: Trong một nền kinh tế trao đổi, tại một phân bổ hàng hóa đã biết, bất cứ mức giá tương đối nào cũng tạo ra được sự CB cạnh tranh
Câu 54: Thị trường cạnh trnah hoàn hảo luôn tạo ra mức sản lượng tối ưu đối với xã hội
Câu 55: Khi có ngoại ứng tiêu cực, lợi ích xã hội cận biên sẽ nhỏ hơn lợi ích cá nhân cận biên
Câu 56: Khi không có sự điều tiết của Chính phủ, ngoại ứng tiêu cực sẽ dẫn đến giảm phúc lợi XH do thị trường cung cấp một mức sản lượng lớn hơn sản lượng tối ưu đối với XH
Câu 57: Chính phủ cần hành động để loại bỏ tất cả ngoại ứng tiêu cực vì nó làm giảm phúc lợi XH
Câu 58: Chỉ có duy nhất ngoại ứng tiêu cực mới dẫn đến sự thất bại của thị trường, còn ngoại ứng tích cực thì không
NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1: Phân tích điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu để tối đa hóa lợi ích với một mức ngân sách nhất định của người tiêu dùng
Câu 2: Phân tích điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu để tối thiểu hóa chi phí với một mức lợi ích nhất định của người tiêu dùng
Câu 3: Thế nào là đường PCC? Giai thích cách XD đường PCC của một người tiêu dùng và cách XD đường cầu của người tiêu dùng đó từ đường PCC. Lấy ví dụ minh họa
Câu 4: Thế nào là đường tiêu dùng – thu nhập (ICC)? Giai thích cách XD đường ICC. Lấy ví dụ minh họa
Câu 5: Thế nào là đường Engel? Giai thích cách xây dựng đường Engel từ đường ICC, lấy ví dụ minh họa. Khi nào đường Engel có độ dốc dương, độ dốc âm? Lấy ví dụ thực tế
Câu 6: Vẽ đồ thị và phân tích ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập và tổng ảnh hưởng đối với loại hàng hóa thông thường, khi giá của nó tăng và giảm? Chỉ ra đặc điểm của ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập đối với hàng hóa thông thường.
Câu 7: Vẽ đồ thị và phân tích ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập và tổng ảnh hưởng đối với loại hàng hóa thứ cấp, khi giá của nó tăng và giảm? Chỉ ra đặc điểm của ảnh hưởng thay thế, ảnh hưởng thu nhập đối với hàng hóa thứ cấp
Câu 8: Vẽ đồ thị và phân tích ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập và tổng ảnh hưởng đối với loại hàng hóa Giffen, khi giá của nó tăng và giảm? Chỉ ra đặc điểm của ảnh hưởng thay thế, ảnh hưởng thu nhập đối với hàng hóa Giffen
Câu 9: Vẽ đồ thị và chỉ rõ cách xác định đường cầu Hicks và đường cầu Marshall. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa hai loại đường cầu này. Tự lấy ví dụ hàm lợi ích của một người tiêu dùng và xây dựng hàm cầu Hicks và hàm cầu Marshall của người tiêu dùng này
Câu 10: Trình bày về phương trình Slutsly. Chỉ rõ và giải thích ảnh hưởng thay thế, ảnh hưởng thu nhập và tổng ảnh hưởng được thể hiện trong phương trình Slutsly như thế nào?
Câu 11: Nêu khái niệm ngoại ứng mạng lưới thuận và phân tích tác động của nó đến cầu thị trường. Lấy ví dụ thực tế
Câu 12: Nêu khái niệm ngoại ứng mạng lưới nghịch và phân tích tác động của nó đến cầu thị trường. Lây ví dụ thực tế

Đáp án đề cương học phần kinh tế vi mô 2 TMU

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1: Khi giá hàng hóa X thay đổi, ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế ngược chiều nhua, thì X phải là hàng hóa thông thường 
SAI
VD: X là hàng hóa thông thường, giá của X giảm
Đồ thị minh họa…
Câu 2: Đối với hàng hóa thứ cấp, ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế là ngược chiều với nhau
ĐÚNG
VD: X là hàng hóa thứ cấp, giá của X giảm
Đồ thị minh họa…
Câu 3: Đối với hàng hóa thông thường, ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế là cùng chiều với nhau và ngược chiều với sự biến động của giá cả
ĐÚNG
Giải thích như câu 1
Câu 4: Hàng hóa Giffen là một trường hợp đặc biệt của hàng hóa thứ cấp trong đó ảnh hưởng thu nhập lấn át ảnh hưởng thay thế
ĐÚNG
VD: X là hàng hóa Giffen, giá X giảm
Đồ thị minh họa

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần kinh tế vi mô 2 tại đây

Comments