Đề cương học phần Logic học đại cương có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Logic học đại cương có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀN CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG 

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức, nêu vắn tắt những hình thức và quy luật của tư duy hình thức?
Câu 2. Khái niệm là gì? Kết cấu logic của khái niệm? Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành đó? Lấy ví dụ chứng minh cho mối quan hệ này.
Câu 3. Thế nào là phép định nghĩa khái niệm? Kết cấu của phép định nghĩa khái  niệm? Các quy tắc của định nghĩa khái niệm, nêu các ví dụ khi vi phạm các quy tắc đó.
Câu 4. Thế nào là phép phân chia khái niệm? Kết cấu của phép phân chia khái niệm? Các quy tắc của phân chia khái niệm và các ví dụ khi vi phạm các quy tắc đó
Câu 5. Các loại phán đoán đơn? Mối quan hệ về giá trị logic của các phán đoán đơn dựa trên hình vuông logic?
Câu 6. Thế nào là tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn? Bảng giá trị tính chu diên của các thuật ngữ logic trong phán đoán?
Câu 7:Thế nào là phán đoán phức hợp,các loại phán đoán phức? Trình bày định nghĩa,công thức,ngôn ngữ tự nhiên và bảng giá trị logic của phán đoán phức hợp cơ bản (phép hội,phép tuyển,phép kéo theo,phép phủ định )
Câu 8: Thế nào là tính đẳng trị của phán đoán phức hợp cơ bản? Hãy viết công thức của  các cặp đẳng trị.
Câu 9: Thế nào là quy luật logic? Trình bày nội dung,công thức,các yêu cầu của quy luật đồng nhất; quy luật cấm mâu thuẫn; quy luật bài trung; quy luật lí do đầy đủ.Lấy ví dụ khi vi phạm những yêu cầu đó
Câu 11: Thế nào là suy luận suy diễn (diễn dịch) trực tiếp? Trình bày các quy tắc của phép đổi chỗ;đổi chất; đối lập chủ từ;đối lập vị từ.Lấy ví dụ chứng minh
Câu 12: Thế nào là tam đoạn luận? Cấu tạo cảu tam đoạn luận? Các loại hình của tam đoạn luận? Lấy ví dụ 1 tam đoạn luận và chỉ ra loại hình của nó?
Câu 13 Hãy trình bày các kiểu khái niệm theo cơ sở nội hàm và ngoại diên.Lấy ví dụ minh họa
Câu 14: Các loại phán đoán đơn ? Trình bày các mối quan hệ có thể có được của thuật ngữ S và P trong các kiểu phán đoán dó, nêu ví dụ minh họa cho từng trường hợp cụ thể.
Câu 15 Trình bày các quy tắc chung của tam đoạn luận.Cho ví dụ minh họa
Câu 16: Hãy chứng minh các quy tắc riêng của quy tắc tam đoạn luận loại hình 1.2,3,4 Lấy ví dụ cho từng loại hình.
Câu 17. Thế nào là một tam đoạn luận rút gọn, nêu các bước để khôi phục tam đoạn luận rút gọn về tam đoạn luận đầy đủ, lấy ví dụ minh họa.
 

Đáp án đề cương học phần logic học đại cương tmu trong kho học liệu tmu

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức, nêu vắn tắt những hình thức và quy luật của tư duy hình thức?
Đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức.
Logic học là một khoa học đặc thù bởi khách thể của nó là tư duy. Đây là khoa học về tư duy. Tuy nhiên, tư duy lại là khách thể nghiên cứu không chỉ của riêng một logic học, mà còn của nhiều khoa học khác như triết học, tâm lý học, sinh lý học thần king cấp cao, điều khiển học, ngôn ngữ học,…
Logic học xem xét tư duy dưới góc dộ chức năng vả cấu trúc của nó, từ phía vai trò và ý nghĩa của tư duy như là phương tiện nhận thức nhằm đạt tới chân lý, từ sự phân tích cấu trúc tư duy và các mối liên hệ giữa các bộ phận của nó. Đó là đối tượng riêng, đặc thù của logic hoc.
Hình thức và quy luật của tư duy hình thức.
Tư duy là sự ph ản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan vào đầu óc của con người, được thực hiện bởi con người xã hội trong quá trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh.
Hình thức của tư duy hay hình thức của logic, là kết cấu của tư tưởng, là phương thức liên hệ các bộ phận cảu tư tưởng. Đó là cái mà các tư tưởng cho dù khác nhau bao nhiêu về nội dung cụ thể, thì ở trong đó vẫn tương tự nhau.Các mệnh đề rất khác nhau về nội dung, được xây dựng theo một hình mẫu thống nhất:chúng khẳng định về một điều gì đó. Và đó là cấu thúc logic thống nhất của chúng.Những hình thức tư tưởng chung và rộng nhất được logic học nghiên cứu là khái niệm, phán đoán, suy luận và chứng minh.
Một số mối liên hệ logic hợp thành quy luật của tư duy. Chúng mang tính chất chung, phổ biến, tức là có ở các tư tưởng khác nhau về nội dung nhưng có cú trúc như nhau.Có những quy luật tác động ở mọi hình thức tư duy, chi phối toàn bộ hoạt đọng tư tưởng của con người được gọi là những quy luật cơ bản của tư duy. Thiếu chúng thì không thể có tư duy vì chúng phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ căn bản, sâu sắc và chung nhất của thế giới khách quan mà tư duy con người hướng đến. Có hai nhóm: các quy luật tư duy hình thức và các quy luật tư duy biện chứng.
Các quy luật tư duy hình thức cơ bản là luật đồng nhất, luật mâu thuẫn, luật bài trùng, luật lý do đầy đủ. Các quy luật này được gọi là cơ bản vì ngoài lý do mang đầy đủ tính chất chung, tổng quát nhất đối vs mọi tư duy thì chúng còn quy định cả sự tác động của các quy luật khác. Những quy luật k cơ bản trong tư duy hình thức là quy luật quan hệ ngược (nghịch biến) giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm, quy tắc chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn, các quy tắc liên kết các phán đoán đơn thành các phán đoán phức và mối quan hệ qua lại của chúng vs nhau, các quy tắc về loại hình, kiểu và các biến thể khác nhau của tam đoạn luận,...Chúng chỉ tác động có giới hạn ở một số hình thức tư duy xác định.
Câu 2. Khái niệm là gì? Kết cấu logic của khái niệm? Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành đó? Lấy ví dụ chứng minh cho mối quan hệ này.
Khái niệm : là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh gián tiếp và khái quát đối tượng thông qua những dấu hiệu bản chất đặc biệt của chúng.
Kết cấu logic của khái niệm : Mọi khái niệm đều được cấu thành từ 2 bộ phận nội hàm và ngoại diên.
Nội hàm của khái niệm chính là nội dungcuar khái niệm được xét dưới dạng chia nhỏ thành những dấu hiệu bản chất khác biệt, giúp phân biệt đối tượng mà nó phản ảnh với những đối tượng khác. Như vậy nội hàm đặc trung cho khái niệm về mặt chất. Các dấu hiệu nội hàm có hai loại : dấu hiệu loại và dấu hiệu chủng
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp dối tượng hiện thực mang các dấu hiệu chung, bản chất đã được nêu trong nội hàm.. Vậy ngoại diên của khái niệm chính là phạm vi đối tượng mà khái niệm phản ánh và đặc trưng cho khái niệm về mặt lượng,  do vậy có thể liệt kê chính xác các đối tượng thuộc ngoại diên, nếu số lượng đó là hữu hạn và tương đối k nhiều, còn k thì có thể mô tả ngoại diên dựa vào các dấu hiệu nôi hàm.
Mối quan hệ : Việc phân tích nội hàm và ngoại diên như trên cho thấy chúng có quan hệ mật thiết vs nhau. Tương ứng vs nội hàm xác định của 1 khái niệm là 1 ngoại diên xác định. Đó là quan hệ ngược ( nghịch biến) : nội hàm càng phong phú, càng nhiều dấu hiệu bản chất bao nhiêu thì ngoại diên càng hẹp, càng ít đối tượng đk phản ánh bấy nhiêu. Ngược lại, ngoại diên của khái niệm càng rộng, càng có nhiều đối tượng phản ánh thì nội hàm của khái niệm càng nghèo nàn, càng ít các dấu hiệu bản chất.
Ví dụ
Câu 3. Thế nào là phép định nghĩa khái niệm? Kết cấu của phép định nghĩa khái  niệm? Các quy tắc của định nghĩa khái niệm, nêu các ví dụ khi vi phạm các quy tắc đó.
Phép định nghĩa khái niệm : Là thao tác logic nhằm vạch ra những dấu hiệu cơ bản nhất của nội hàm khái niệm. Như vậy, dấu hiệu cơ bản nhất là những dấu hiệu quy định bản chất của đối tượng nhận thức, làm căn cứ để suy ra các dấu hiệu khác của đối tượng, đồng thời giúp ta phân biệt đk đối tượng cần định nghĩa vs đối tượng khác. Cơ sở khách quan của định nghĩa là sự xác định về chất của các đối tượng hiện thực.
Kết cấu : Mọi định nghĩa khoa học đều gồm hai bộ phận : khái niệm được định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa.
Khái niệm đk định nghĩa là khái niệm mà ta phải vạch rõ nội hàm cơ bản của nó ra.
Khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm có những dấu hiệu chung và cơ bản cấu thành nội hàm của khái niệm đk định nghĩa
Ví dụ : Trong đinh nghĩa   hình chữ nhật là hình bình hành có 1 góc vuông thì khái niệm hình chữ nhật  là khái niệm đk định nghĩa, còn khái niệm  hình bình hành có một góc vuông  là khái niệm dùng để định nghĩa. Mối liên hệ logic giữa chúng được thể hiện nhờ từ  là  hay dấu gạch ngang 
Các quy tắc và ví dụ khi vi phạm quy tắc
Định nghĩa phải cân đối : Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) phải trùng vs ngoại diên của khái niệm đk định nghĩa (Dfd) : ngd Dfn = ngd Dfd. Khi vi phạm quy tắc này có thể dẫn đến một trong các lỗi sau:
Định nghĩa quá rộng : khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa lớn hơn ngoại diên của khái niệm đk định nghĩa. (ngd Dfn > ngd Dfd). tức là ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa bị bao hàm trong ngoại diên của khái niệm dùng dể định nghĩa. Ví dụ vpham : Tam giác đều là tam giác.
Định nghĩa quá hẹp : khi ngoại diên của khái niệm đk định nghĩa, (ngd Dfn < ngd Dfd). Hai khái niệm này vẫn nằm trong quan hệ bao hàm, nhưng lúc này khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm bị bao hàm. Ví dụ vpham : Sinh viên là những người đang học ở Trường Đại học Thương mại.
Định nghĩa vừa quá rộng, vừa quá hẹp : mang lại khái niệm vừa k bao quát đk hết các đối tượng thỏa mãn nội hàm của nó vừa bao gồm cả những đối tượng k thỏa mãn nội hàm đó. Ví dụ vpham : Sinh viên là những người đang học ở Hà Nội.
Không đk định nghĩa vòng quanh : Đây là kiểu định nghĩa, trong đó khái niệm dùng để định nghĩa lại được xác định nội hàm thông qua khái niệm cần định nghĩa, hoặc nội hàm của khái niệm cần định nghĩa lại đk giải thích thông qua những khái niệm khác mà nội hàm còn chưa rõ ràng. Ví dụ vpham : Tư duy logic là tư duy một cách logic hoặc Chờ là đợi ; đợi là chờ.
Không dùng mệnh đề phủ định trong định nghĩa : Quy tắc này yêu cầu trong một định nghĩa khoa học nên hạn chế dùng định nghĩa bằng phủ định (Dfd k là Dfn hoặc Dfd k phải là Dfn). Bởi vc dùng nó rất dễ dân đến vc k làm rõ nội hàm của khái niệm đk định nghĩa. Trong khoa học chỉ có thể dùng định nghĩa là một mệnh đề phủ định khi phải đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện : (1) Khái niệm dùng để định nghĩa và khái niệm đk định nghĩa nằm trong quan hệ mâu thuẫn. (2) Nội hàm của khái niệm dùng để định nghĩa đã đk làm rõ bằng định nghĩa khẳng định. Ví dụ : Trong luật hoc, có định nghĩa về tài sản vs hai loại là « động sản » và « bất động sản », khi định nghĩa « bất động ssanrlaf những tài sản không thể di chuyển, dời đi đk », thì để rút ngắn thao tác trong tư duy khi phải định nghĩa khái niệm « động sản » ta hoàn toàn có thể định nghĩa : « động sản là kp bất động sản »
Định nghĩa phải tường minh : Tức là định nghĩa rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Quy tắc này yêu cầu những thuật ngữ đk sd trong định nghĩa phải ngắn gọn, rõ và đơn nghĩa, tránh dùng những từ ngữ mập mờ, đa nghĩa, hoặc là những từ ví von so sánh dễ tạo ra hiểu lầm về đối tượng đk định nghĩa. Ví dụ vpham : Chủ nghĩa cộng sản là thiên đưởng của nhân loại hoặc Trẻ em là mầm non của đất nước.
=> Việc vân dụng tốt các quy tắc định nghĩa là điều kiện cần nhưng chưa đủ để xây dựng các định nghĩa khoa học chặt ché phù hợp vs hiện thực.. Các quy tắc ấy đk rút ra trên cơ sở phân tích các định nghiac «  có sẵn », đã tồn tại. Định nghĩa k chỉ là kq hoạt động nhận thức, mà còn là quá trình phức tạp, rất lâu dài vì bản chất của đối tượng k nằm trên bề mặt, mà ẩn dấu sau vô lượng các hiện tượng và tạo nên cơ sở sâu sắc của chúng.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Logic học đại cương trong kho học liệu TMU tại đây

Comments