Đề cương học phần Luật dân sự 1 có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Luật dân sự 1 có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI
HỌC PHẦN: LUẬT DÂN SỰ 1

I NHÓM CÂU HỎI 1:
1.Phân tích nguyên nhân, điều  kiện và hậu  quả pháp lý  của  áp dụng  tập  quán  và áp dụng tương tự pháp luật?
2.Nêu đặc điểm và thành phần của quan hệ pháp luật dân sự?
3.Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự?
4.Phân tích nội dung năng lực chủ thể của cá nhân?
5.So sánh điều kiện, thủ tục  và hậu quả  pháp lý giữa tuyên bố mất tích với tuyên bố là đã chết?
6.Phân biệt giám hộ đương nhiên và giám hộ cử?
7.Trình bày nội dung năng lực chủ thể của pháp nhân?
8.Phân tích các điều kiện của pháp nhân?
9.Nêu khái niệm của giao dịch dân sự, phân biệt hợp đồng dân sự và hành vi pháp lý đơn phương?
10.Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Xác định các trường hợp giao dịch dân sự vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nhưng giao dịch vẫn có hiệu lực?
11.Phân loại  giao  dịch dân sự vô hiệu,  nêu hậu quả pháp lý  của  giao  dịch  dân sự vô hiệu?
12.Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối?
13.Điều  kiện xác định người  thứ  ba  ngay  tình  khi  giao  dịch  dân  sự vô  hiệu  và phân tích việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu?
14. Phân tích phạm vi thẩm quyền đại diện?
15. So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền?
16.Phân tích khái niệm, ý nghĩa và các loại thời hạn?
17.Phân tích khái niệm, ý nghĩa và các loại thời hiệu?
18.Phân tích khái niệm tài sản?  (điều 105 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015)
20. Phân loại vật và chế độ pháp lý đối với vật?
21.Phân tích cấu thành của quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu (về chủ thể, khách thể, nội dung của quyền sở hữu)?
22.Phân tích những quy định pháp lý về nội dung của quyền sở hữu?
23. Các hình thức  pháp lý  của việc  chiếm  hữu? Ý nghĩa của  việc phân biệt chiếm hữu thành chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình?  ( Đ179)
24.Phân tích các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu?
25.Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật?
27. Phân tích quy định về di sản thừa kế, nêu cách xác định di sản thừa kế?
29.Phân tích các điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp?
30.Phân tích nguyên  tắc tôn  trọng  quyền  tự định đoạt của người để lại  di  sản, người hưởng di sản?
19.Phân loại tài sản? Thế nào là động sản, bất động sản?
28.Trình  bày và nêu ý nghĩa pháp lý của  việc xác định thời điểm, địa điểm  mở thừa kế?
19.Phân loại tài sản? Thế nào là động sản, bất động sản?
28.Trình  bày và nêu ý nghĩa pháp lý của  việc xác định thời điểm, địa điểm  mở thừa kế?
II  NHÓM CÂU HỎI 2:
1.Quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
2.Nguồn của luật dân sự
3.Đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật dân sự
4.Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
5.Năng lực pháp luật dân sự và các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
6.Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết
7.Người được giám hộ, người giám hộ
8.Năng lực chủ thể của pháp nhân
9.Hoạt động của pháp nhân
10.Cải tổ, phá sản pháp nhân
11.Phân loại giao dịch dân sự
12.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự  (đ 117)
13.Các loại giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
14.Phân loại đại diện
15. Phạm vi thẩm quyền đại diện
16. Thời hạn, thời hiệu
17. Khái niệm tài sản
18.Phân loại vật, bất động sản và động sản
19. Nội dung của quyền sở hữu
Điều 186- điều196
20. Sở hữu riêng, sở hữu chung hợp nhất
Điều 205 210
21.Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
Điều 164
22. Quyền khác đối với tài sản
Điều 166 ,167, 168 ,169 ,170
23. Di sản thừa kế, thời điểm mở thừa kế, người hưởng di sản thừa kế
Điều 612, 611,
24.Các điều kiện có hiệu lực của di chúc ( dd630)
25.Hàng thừa kế theo pháp luật
Điều 651

Đáp án đề cương học phần luật dân sự 1 kho học liệu tmu

I NHÓM CÂU HỎI 1: 
1.Phân tích nguyên nhân, điều  kiện và hậu  quả pháp lý  của  áp dụng  tập  quán  và áp dụng tương tự pháp luật? 
ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT:
- nguyên nhân:do lỗ hổng của pháp luật dân sự đó là trên thực tế có các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh nhưng không có các quy phạm pháp luật điều chỉnh, tuy nhiên cần phải giải quyết tranh chấp đó
- Điều kiện:  
Quan hệ tranh chấp thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh
Trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh
Với các quy phạm về chế định hiện tại không thể giải quyết được tranh chấp đó
Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong những trường hợp đó
Hiện có các quy phạm trong luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tương tự
            - Hậu quả:
Giải quyết được các quan hệ pháp luật dân sự không có quy phạm pháp luật điều chỉnh
Việc áp dụng tạo tiền đề cho các nhà làm luật hoàn thiện và bổ sung pháp luật
- Ví dụ: dùng quan hệ vay để xử lý cho quan hệ hụi họ
              Dung quan hệ về dịch vụ để điều chỉnh các quan hệ về đổi công cho nhau
ÁP DỤNG TẬP QUÁN PHÁP:
-Nguyên nhân: nhằm để điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội
-Điều kiện:
Tập quán phải rõ rang để xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự
Tập quán là thói quen được hình thành thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội
Tập quán được áp dụng được áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định
Không được trái với các  nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
            - Hậu quả:  hình thành một cách tự phát nên thiếu tính khoa học lại hình thành chậm và có tính bảo thủ ít biến đổi. Bên cạnh đó, nó mang tính cục bộ nên tính quy phạm phổ biến bị hạn chế và vì có hình thức truyền miệng nên thiếu thống nhất.
2.Nêu đặc điểm và thành phần của quan hệ pháp luật dân sự?  
Đặc điểm: 
Quan hệ pháp luật dân sự có sự đa dạng về các chủ thể tham gia ( cá nhân, pháp nhân ) thậm chí nhà nước cũng có thể tham gia vào quan hệ PLDS với tư cách chủ thể đặc biệt
Trong QHPLDS các chủ thể tham gia quan hệ luôn quan tâm đến các lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần nhất định
Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng không bị phụ thuộc bởi các yếu tố xã hội khác
Quan hệ PLDS có sự đa dạng về phương thức bảo vệ quyền dân sự; các phương thức này có thể do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận quy định nhưng không được trái với điều cấm của luật và đạo đức xã hội
Thành phần: 
- Cá nhân: Công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch.
- Pháp nhân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự? 
- Sự kiện pháp lý trong quan hệ pháp lý dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực tế được pháp luật dân sự dự liệu làm phát sinh hậu quả pháp lý phát sinh hậu quả phát sinh thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự. 1 sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lý .
Vd: A gây tai nạn B, B chế. Phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại do A gây ra cho B 
PHÂN LOẠI:
Căn cứ vào hậu quả pháp lý
- TH1 : sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ PLDS là những sự kiện thực tế cho PL quy định mà khi XH những sự kiện đó sẽ làm phát sinh 1 quan hệ PLDS 
- TH2 sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ PL dân sự
- TH3 sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPLDS 
Căn cứ vào tính ý chí trong QHPLDS hành vi pháp lý ( là hành vi có ý thức của con ng nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý
- Hành vi hợp pháp là hành vi có ý thức của con ng diễn ra phù hợp với quy định của PL không trái với đạo đức của XH, làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt 1 QHPLDS
- Hành vi bất hợp pháp là hành vi có ý thức của con ng diễn ra trái với quy định của PL và đạo đức của XH 
- Làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt 1  QHPLDS
- Xử sự pháp lý ( điều 229- 230) là hành vi không nhằm mục đích làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng do quy định của pháp luật mà hậu quả pháp lý vẫn được phát sinh
- Sự biến pháp lý là những sự kiện trong tự nhiên hoặc trong xã hội nằm ngoài ý chí của con ng, con ng không kiểm soát được 
+ Nhóm 1 sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong tự nhiên hoàn toàn không có tác động của con người, con người không thể kiểm soát được
+ Nhóm 2 sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra do hoạt động khởi phát của con người, những sự tiến triển và chấm dứt của nó mà con người không thể kiềm chế được.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Luật dân sự 1 trong kho học liệu TMU tại đây


Comments