Đề cương học phần Luật đầu tư có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Luật đầu tư có đáp án và các học liệu TMU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
HỌC PHẦN: LUẬT ĐẦU TƯ

Câu 1: Trình bày và phân tích khái niệm, đặc điểm và phân loại các chủ thể của Luật Đầu tư? Nhận xét về việc phân loại nhà đầu tư của pháp luật Việt Nam?
2.Cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư
Câu 2: Phân tích các quy định của pháp luật đầu tư về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Câu 3: Nhận xét, phân tích sự tương thích giữa các văn bản pháp luật về đầu tư tại VN hiện nay.
Câu 4: Trình bày và phân tích quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư của LĐT 2014
Câu 5: Trình bày, phân tích, nhận xét về các quy định về Ưu đãi đầu tư
Câu 6: Trình bày, phân tích, nhận xét các quy định của LĐT về các biện pháp bảo đảm đầu tư
Câu 7: Trình bày, phân tích thủ tục đầu tư áp dụng đối với NĐT nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư tại VN
Câu 9: Phân tích khái niệm, đặc điểm của các hình thức đầu tư. Nêu các ưu, nhược điểm của các hình thức này
Câu 10: Phân tích, nhận xét các quy định của LĐT về giãn tiến độ dự án đầu tư, về ký quỹ, về vc tạm ngừng, chuyển nhượng, chấm dứt dự án ĐT
Câu 11: Vẽ sơ đồ về thủ tục qđinh chủ trương đầu tư tại VN (đầu mối tiếp nhận hồ sơ yêu cầu, thẩm định hồ sơ, thông qua hồ sơ) tương ứng vs thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (slide)
Câu 12: Trình bày thủ tục cấp Giấy chứng nhận đky ĐT và ý nghĩa của Giấy chứng nhận đky ĐT đvs các nhà đầu tư đc cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nc ngoài (DN FDI), nhà đầu tư nc ngoài
Câu 13: Trình bày về nguyên tắc thực hiện hđ đầu tư ra nước ngoài, các thủ tục đầu tư áp dụng đvs các h/đ đầu tư ra nước ngoài, nghĩa vụ của nhà đầu tư khi thực hiện hđ đầu tư ra nước ngoài và nhận xét về cách thức quản lý NN đvs các hđ đầu tư này.
Câu 18: Trình bày khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng PPP, so sánh hợp đồng PPP vs hợp đồng BCC
Câu 19: Trình bày khái niệm, đặc điểm và phân loại dự án đầu tư công, so sánh vs dự án đầu tư kinh doanh

Đáp án đề cương học phần Luật đầu tư TMU

Câu 2: Phân tích các quy định của pháp luật đầu tư về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
                                               Bài làm:
*Về Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6 LĐT 2014)
- Số ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh chỉ còn 6 ngành so vs 51 ngành của luật cũ:
       1.Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau:
a) Kinh doanh các chất ma túy
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật
c) Kinh doanh mẫu vật của loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định của Công ước về buôn bán Quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên
d) Kinh doanh mại dâm
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
        2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm (a), (b) và (c) khoản 1 điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nckh y tế, sx dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng-an ninh thực hiện theo quy định Chính phủ
*Về Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 7 LĐT 2014)
       - Số ngành nghề đầu tư KDCĐK đc thu hẹp từ 272 xg còn 267
1. Ngành, nghề đầu tư KDCĐK là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lí do quốc phòng-an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
2. Danh mục ngành nghề ĐTKDCĐ đc quy định tại Phụ lục 4 LĐT 2014
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề ĐTKDCĐK đc quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng ND, UBND các cấp, cơ quan tổ chức cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải đc quy định phù hợp vs mục tiêu quy định tại Khoản 1 điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm t/g, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Ngành nghề ĐTKDCĐK và điều kiện đầu tư đvs các ngành, nghề đó phải đc đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp QG.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát đ/kiện ĐTKD.
Câu 3: Nhận xét, phân tích sự tương thích giữa các văn bản pháp luật về đầu tư tại VN hiện nay.
                                              Bài làm:
Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam bắt buộc phải thay đổi, phát triển hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về đầu tư và thương mại. Năm 1987 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và sau đó được sửa đổi bổ sung nhiều lần. Đến năm 1996, Quốc hội Việt nam đã ban hành mới Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 và cũng được sửa đổi bổ sung vào năm 2000. Trong khi đó, vào cùng thời điểm đầu thập niên 90, các hoạt động đầu tư do các nhà đầu tư trong nước thực hiện lại được điều chỉnh bởi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), sau đó được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp (1999) và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1994). Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam thấy cần thiết phải ban hành một bộ luật thống nhất có thể điều chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Do vậy, năm 2005 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2006. Các luật này thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (1999) và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1994).
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thể chế và môi trường kinh doanh, Quốc hội Việt Nam đã thông qua rất nhiều bộ luật quan trọng như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Chứng khoán v.v… Hệ thống pháp luật kinh doanh ngày càng hoàn thiện và là cơ sở pháp lý vững chắc để tạo nền tảng cho hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển, cất cánh
Trong thực tiễn điều chỉnh pháp luật về đầu tư hiện nay, nguồn cơ bản của luật đầu tư là các điều ước Qte và pháp luật quốc gia
(Bổ sung tiếp trong giáo trình-Tr30,31)
Câu 4: Trình bày và phân tích quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư của LĐT 2014
                                               Bài làm:
(Điều 14 LĐT)
Thứ nhất: Giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải
         Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại VN được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp ko thương lượng, hòa giải đc thì tranh chấp đc giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2,3,4 Điều 14 LĐT.
Thứ hai: Tranh chấp với chủ đầu tư nước ngoài
          Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ VN được giải quyết thông qua trọng tài VN hoặc Tòa án VN, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Đ14
Thứ ba: Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết
             Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 Điều 23 LĐT đc giải quyết thông qua 1 trong những cơ quan, tổ chức sau:
           -Tòa án VN
           -Trọng tài VN
           -Trọng tài nước ngoài
           -Trọng tài quốc tế
           -Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận
Thứ tư: Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài vs cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ VN đc giải quyết thông qua Trọng tài VN hoặc Tòa án VN, trừ trg hợp có t/thuận khác trong hợp đồng hoặc Điều ước Qte mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Luật đầu tư trong kho học liệu TMU tại đây

Comments