Đề cương học phần Luật hành chính có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Luật hành chính có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: LUẬT HÀNH CHÍNH

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
Câu 2. Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.
Câu 3. Các loại nguồn của luật hành chính.
Câu 4. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước.
B. Các nguyên tắc tổ chức -kỹ thuật:
Câu 5. Tìm hiểu các hình thức nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước
Câu 6. Điều kiện làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi quan hệ pháp luật hành chính
Câu 7. Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính VN
Câu 8. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính
Câu 9 : Đặc trưng cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Câu 10. MQH giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong HĐQLHCNN?
Câu 11. MQH giữa phương pháp hành chính và kinh tế?
Câu 13. Phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục lập pháp và thủ tục tố tụng:
Câu 14. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính của nước ta hiện nay
Câu 15. Các nội dung của quyết định hành chính (khái niệm, đặc điểm, vai trò của quyết định hành chính...):
Câu 16. Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác:
NHÓM CÂU HỎI 2 :
Câu 1. Tìm hiểu địa  vị  pháp lý hành  chính  của  Chính phủ theo  Luật Tổ  chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
Câu 2. Tìm hiểu địa vị pháp lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Luật  Tổ  chức chính quyền địa phương năm 2015 với  Luật  Tổ  chức  Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Câu 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Câu 4. Quy chế pháp lý hành  chính  của  các tổ chức xã  hội  (tổ  chức  chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng, tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng).
Các tổ chức tự quản thường được thành lập theo chế độ bầu cử dân chủ, không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, giữa các tổ chức cùng loại không có mối quan hệ đoàn thể. Hoạt động của tổ chức tự quản được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các cơ quan nhà nước hữu quan.  
Câu 5. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức
Câu 6. Quy chế pháp lý hành chính của viên chức
Câu 7. Hoạt động công vụ và các nguyên tắc trong thi hành công vụ
Câu 8. Khái niệm “cán bộ”, “công chức” và “viên chức” theo Luật công chức 2008 và Luật viên chức 2010.
Câu 9: Tìm hiểu các trách nhiệm pháp lý của của cán bộ, công chức ( trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vậy chất, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính)
Câu 10: Các hình thức xử lý vi phạm đối với viên chức vi phạm các quy định của pháp luật  ( Điều 52 luật viên chức 2010)
Câu 11: Quy chế pháp lý của cá nhân ( công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch)
NHÓM CÂU HỎI 3 :
Câu 1: Tìm hiểu về vi phạm hành chính và các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính
Câu 2 :  Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm
Câu 3: Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính
Câu 6. Phân biệt biện pháp xử phạt hành chính và biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lí hành chính
Câu 7.Phân biệt hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
Câu 8.Phân biệt hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lí hành chính khác

Đáp án đề cương học phần luật hành chính TMU 

NHÓM CÂU HỎI 1

Câu 1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
- Khái niệm: Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội xác định, có đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh.
- Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước. Những quan hệ này có thể gọi là những quan hệ chấp hành – điều hành hoặc những quan hệ quản lí hành chính nhà nước.
● Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hành chính được chia thành 3 nhóm sau:
- Nhóm 1: Các quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội:
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính hà nước cấp dưới theo hệ thống dọc (Vd giữa Chính phủ với UBND thành phố Hà Nội) hoặc với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (Vd giữa Bộ giáo dục và đào tạo với Sở giáo dục và đào tạo Thành phố HCM).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp ( Chính phủ với Bộ công an); hoặc với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó (như giữa UBND tỉnh Thanh Hóa với Sở tư pháp tỉnh Thanh Hóa). 
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh nhằm thực hiện chức năng theo pháp luật (như giữa Bộ tài nguyên và môi trường với UBND tỉnh Bình Dương).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương khác nhau: các bộ, cơ quan ngang bộ với nhau.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó (như giữa UBND quận Đống Đa với Trường Đại học ngoại thương). Trong quan hệ này thì không có quan hệ về tổ chức nhưng có quan hệ về hoạt động.
+ Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị cơ sở trực thuộc. (nhu giữa Bộ tư pháp với Trường Đại học Luật Hà Nội).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này phải đặt dưới sự quản lý thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (như giữa UBND huyện với các HTX sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội (như giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch (như giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người khiếu nại).
- Nhóm 2: Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình: kiểm tra, nâng cấp trình độ nghiệp vụ, khen thưởng, kỉ luật, sắp xếp nhân sự, tổ chức…
- Nhóm 3: Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định:
+ Trao quyền cho các nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước như: tòa án nhân dân, thẩm phán chủ tọa phiên tòa…
+ Trao quyền cho cá nhân, tổ chức không phải trong bộ máy nhà nước: chỉ huy tàu bay, tàu biển khi rời sân bay, bến cảng…
Câu 2. Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.
- Khái niệm : Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội. 
● Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “quyền lực - phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính mối quan hệ “quyền lực - phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Sự không bình đảng đó là sự không bình đẳng về ý chí và thê hiện rõ nét ở những điểm sau:
- Trước hết, sự không bình đẳng trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước thể hiện ỏ chỗ chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý. Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đạt ý chí của chủ thể quản lí lên đôi tượng quản lý trong những trường hợp khác nhau được thực hiện dưới những hinh thức khác nhau:
+ Hoặc một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định, mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền. 
Ví dụ: quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa thủ trưởng với nhân viên.
+ Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yôu cầu, kiến nghị đó. 
Ví dụ: Công dân có quyển yêu cầu (cùng vói những giấy tờ nhất định) công an quận, huyện giải quyết cho di chuyển hộ khẩu. Công an quận, huyện xem xét và có thể chấp nhận yêu cầu (nếu hồ sơ của cồng dân đó là hợp lộ) hoặc khổng chấp nhận (nếu hổ sơ không đầy đủ, không hợp lệ).
+ Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phôi hợp quvết định. 
Ví dụ: Quan hộ giữa Bộ giáo dục và đào tạo và các bộ khác về việc quyết định hình thức, quy mồ đào tạo. Việc các bộ khác quvết định hình thức, quy mô đào tạo phải được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép hay phê chuẩn.
- Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lí phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Các trường hợp này được pháp luật quy định cụ thể nội dung và giới hạn.
- Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn khống phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó.
- Sự không bình đẳng giữa các bên là các cơ quan trong bộ máy nhà nước bắt nguồn từ quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong tổ chức của bộ máy nhà nước. Sự khống bình đẳng giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế. các tổ chức và cá nhân khác không bắt nguồn từ quan hệ lổ chức mà từ quan hệ "quyền lực - phục tùng". Trong các quan hệ đó, cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành - điều hành trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Do vậy, các đôi lượng kể trên phải phục tùng ý chí của Nhà nước mà người đại diện là cơ quan hành chính nhà nước.
- Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính.
- Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối tượng quản lý. Tính chất bắt buộc thi hành của các quyết dinh hành chính được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên, các quyết định hành chính đơn phương không phải bao giờ cũng được thực hiện trên cơ sở cưỡng chế mà được thục hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục.
● Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc:
- Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước: một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bcn kia phải phục tùng những quyết định ấy.
- Bên nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền dơn phương Va quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước, của xã hội.
- Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối vói các bên hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước.
Câu 3. Các loại nguồn của luật hành chính.
- Nguồn của luât hành chính là những văn bản QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các QPPL hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và đươc bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
– Do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo Luật định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành.
– Văn bản được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, dưới hình thức theo luật định. Nội dung văn bản đó có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.
- Nguồn của luật hành chính không phải là tất cả các văn bản QPPL mà chỉ bao gồm những văn bản QPPL có các QPPL hành chính, tức là những QPPL được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
- Nếu xem xét kĩ thì có thể nhận thấy không có cơ quan chuyên ban hành chỉ riêng các văn bản QPPL hành chính. Chúng được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, ở những cấp khác nhau. Tuy nhiên, những văn bản QPPL hành chính đều xuất phat từ một nguồn – đó là luật Hiến pháp.
- Căn cứ vào cơ quan ban hành, nguồn của luật hành chính gồm 6 loại:
● Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước:
- Luật: 
Là loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp. Có các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính như: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật khiếu nại, tố cáo…
- Hiến pháp:
Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của quốc gia. Hiến pháp là nguồn của mọi ngành luật trong đó có Luật hành chính. Những quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp là những quy định mang tính chung, nguyên tắc làm cơ sở ban hành ra các quy phạm pháp luật hành chính khác.
- Nghị quyết của Quốc hội:
Là văn bản được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng an ninh, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách nhà nước, phê chuẩn điều ước quốc tế, quyết định chế độ làm việc của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
Là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật. Những pháp lệnh có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của Luật hành chính.
Ví dụ: Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số 01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012.
- Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
Là văn bản được ban hành để giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Những nghị quyết nào của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của Luật hành chính.
Ví dụ: Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 10/11/2006 giải thích khoản 6 Điều 19 Luật kiểm toán nhà nước.
- Nghị quyết của hội đồng nhân dân: 
Là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất mà cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có quyền ban hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp đề cập đến các chính sách về kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng cũng như giải quyết những vấn đề cụ thể khác của địa phương thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật. Những van bản này nếu chứa quy phạm pháp luật hành chính thì là nguồn của luật hành chính.
Ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội số 08/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.
● Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước:
Phần lớn các văn bản do Chủ tịch nước ban hành là văn bản áp dụng pháp luật. Những văn bản có chứa đựng QPPL hành chính được coi là nguồn của luật hành chính.
Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch nước số 207/QĐ/CTN ngày 06/7/1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước.
● Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước:
- Nghị định của Chính phủ: 
Nghị định của Chính phủ dùng để quy định chi tiết thi hành luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập, quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lí kinh tế, quản lý xã hội. Tất cả những Nghị định của Chính phủ ban hành với tư cách là văn bản quy phạm pháp luật hành chính nêu trên đều là nguồn của Luật hành chính.
Ví dụ: Nghị định của Chính phủ số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Được ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Ví dụ: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 về việc ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.
- Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Quyết định của ủy ban nhân dân.
- Chỉ thị của Ủy ban nhân dân.
● Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Được ban hành để hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
● Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước:
Quyết định của Tổng kiểm nước được ban hành để quy định, hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
● Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch:
- Văn bản QPPL liên tịch giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Được ban hành dưới hình thức thông tư liên tịch.
- Văn bản QPPL liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Luật hành chính trong kho học liệu TMU tại đây


Comments