Đề cương học phần Luật sở hữu trí tuệ có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Luật sở hữu trí tuệ có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1: Đối tượng được xác định là tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học:
Câu 2: Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, và khoa học:
Câu 3: Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Câu 4: xác định tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đến quyền tác giả
Câu 5: Quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ( quyền sao chép, quyền làm tác phẩm phái sinh
Câu 6: thời điểm phát sinh quyền tác giả đối với quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
Câu  7.Các trường hợp sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao cho tác giả
Câu 8. Thời hạn bảo hộ đối với quyền nhân thân, quyền tác giả
Câu 9. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Câu 10. Các trường hợp không phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
Câu 11. Xác định các hành vi vi phạm quyền tác giả
Câu 12. Các quy định về chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm (chuyển quyền sử dụng tác phẩm, chuyển nhượng quyền tác giả)
Câu 13. xác định đối tượng của quyền liên quan (cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng)
Câu 14. Quyền của tác giả, chủ sở hữu của quyền tác giả đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
Câu 15. thời hạn bảo hộ đối với các đối tượng của quyền liên quan
Câu 16:Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
Câu 17: Điều kiện bảo hộ đối với cuộc biểu diễn,bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
Câu 18: Vấn đề chuyển giao quyền liên quan đến quyền tác giả(quyền nhân thân và quyền tài sản)
Câu 19: Cơ quan có thẩm quyền xử lí hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Câu 20: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ( biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ).
Câu 21: Các vấn đề về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ( chủ thể được quyền đăng ký văn bằng bảo hộ, thay đổi nội dung đăng ký, chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ…)
Câu 22: Điều kiện bảo hộ đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại).
Câu 23: Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp(chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp).
Câu 24: Quyền của tác giả,chủ sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Câu 25: Căn cứ xác lập quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Câu 26: Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Câu 27: Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công ngiệp
Câu 28. Vấn đề xác định tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Câu 29. Thời hạn bảo hộ đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Câu 30. Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
Câu 31. Nội dung bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, …)
Câu 32 : Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
NHÓM CÂU HỎI 2:
Câu 1 : phân tích khái niệm quyền sở hữu trí tuệ, phân biệt với quyền sở hữu tài sản hữu hình.
Câu 2: so sánh quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả.
Câu 3: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ:
Câu 4: Trình bày nội dung quyền tác giả về tài sản
Câu 6: So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
Câu 10 : Phân tích những trường hợp bị hạn chế quyền sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng bảo hộ đối với sáng chế; các trường hợp giới hạn quyền tác giả
Câu 12: Phân tích khái niệm, điều kiện có hiệu lực của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
Câu 15: So sánh nhãn hiệu và tên thương mại; nhãn hiệu và nhãn hàng hóa
Câu 16: So sánh việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Câu 17: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn bảo hộ, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
Câu 18:Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

 Đáp án đề cương học phần luật sở hữu trí tuệ tmu

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1: Đối tượng được xác định là tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học:
Tác giả là những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là tác giả của tác phẩm. Tác giả bao gồm:
– Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ.
– Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt nam (Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
Ngoài ra, những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình khác được coi là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chủ giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo được coi là tác giả biên soạn, chú giải, tuyển chọn (Điều 13 Luật SHTT).
Được coi là đồng tác giả khi có hai người trở lên cùng sáng tạo nên tác phẩm.
Chủ sở hữu tác phẩm bao gồm:
Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.
Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.
Các cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả tạo ra theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao.
Cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng.
Người thừa kế hợp pháp của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó.
Những người được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao các quyền của mình theo hợp đồng thì những người này là chủ sở hữu quyền được chuyển giao.
Nhà nước; tổ chức, cá nhân đang quản lí tác phẩm khuyết danh; các tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh chuyển giao quyền.
Khi danh tính chủ sở hữu thực sự của tác phẩm được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.
Câu 2: Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, và khoa học:
Một cách tổng quát, tác phẩm muốn đạt được sự bảo hộ thì phải thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
Yêu cầu về tính nguyên gốc
Tính nguyên gốc được quy định tại điều 14 khoản 3 luật SHTT VN: “Tác phẩm được bảo hộ … phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.”
Tính nguyên gốc trước hết đòi hỏi tác phẩm phải được tác giả tạo ra một cách độc lập. Cụ thể: tác phẩm là sản phẩm được tạo ra bằng các hành vi của chính tác giả như viết, vẽ, điêu khắc… hoặc thực hiện dưới sự cho phép và chỉ đạo của tác giả (như người đánh máy cho nhà văn), chứ không phải sự thực khách quan sẵn có; và tác giả không sao chép tác phẩm của người khác để tạo nên sản phẩm của mình. Sự sao chép tác phẩm là tiếp cận một tác phẩm có trước để làm ra một sản phẩm khác giống một phần hoặc toàn bộ với tác phẩm có trước.
Ngoài việc thỏa mãn điều kiện được tác giả sáng tạo ra một cách độc lập, tính nguyên gốc còn đòi hỏi tác phẩm phải có sự sáng tạo. Sự sáng tạo là sự đặc biệt của tác phẩm, thể hiện dấu ấn cá nhân của tác giả, do đó không phải là điều thông thường. Yêu cầu về sự sáng tạo đối với tác phẩm để được bảo hộ là rất thấp, không cần phải là điều gì mới mẻ vượt trên thời đại hay quá đặc biệt. Một yếu tố khác biệt nhỏ so với thông thường là đủ để thỏa mãn yêu cầu về sự sáng tạo.
Nói tóm lại, tác phẩm đạt yêu cầu về tính nguyên gốc khi:
– Được tác giả trực tiếp tạo ra, không phải sự thực khách quan;
– Không sao chép tác phẩm có trước;
– Có sự sáng tạo
 
Yêu cầu về sự định hình
Điều 6.1 Luật SHTT quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định…”, hay nói cách khác tác phẩm chỉ bắt đầu được bảo hộ khi nó đã được định hình. Pháp luật không thể bảo hộ một tác phẩm nếu nó chỉ nằm trong suy nghĩ của tác giả mà không được thể hiện bằng vật chất cho người khác có thể nhận biết.
Pháp luật Việt Nam không giới hạn về hình thức vật chất mà tác phẩm được định hình. Tác phẩm có thể được thể hiện qua các vật chất như giấy, nhựa dẻo, kim loại… mà con người có thể trực tiếp quan sát bằng mắt. Tác phẩm cũng có thể được lưu dưới dạng kỹ thuật số trong băng cassette,  đĩa CD hay bộ nhớ Flash mà con người cần sử dụng các thiết bị như đầu đọc, máy tính, loa… để nhận thức được tác phẩm.
Một điểm đáng lưu ý, điều 4 khoản 5 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP nêu rằng tác phẩm được định hình là để “có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt”. Để đạt được mục đích này, bản định hình của tác phẩm phải tồn tại một cách ổn định và trong một khoảng thời gian đủ lâu. Như vậy, nếu tác phẩm được thể hiện dưới dạng vật chất, nhưng sự thể hiện này thay đổi liên tục theo thời gian, hoặc chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, thì cũng không được coi là được định hình. Nhưng một vấn đề phát sinh là: thời gian bao lâu là đủ để thỏa mãn điều kiện định hình? Một giây, một phút hay một giờ? Vấn đề này hiện vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa có một chuẩn mực chung được đặt ra.
Câu 3: Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả sẽ bao gồm:
Thứ nhất: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Thứ hai: Các tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định của pháp luật nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ thì vẫn có một số ngoại lệ, do tính chất đặc biệt cần được phổ biến, lan truyền rộng rãi nên các đối tượng sau sẽ không được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
+ Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
+ Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
+ Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, có thể thấy không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ quyền tác giả.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Luật sở hữu trí tuệ trong kho học liệu TMU tại đây

Comments