Đề cương học phần Luật thương mại 2 có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Luật thương mại 2 có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: LUẬT THƯƠNG MẠI 2

1. Khái niệm luật thương mại, đối tượng điều chỉnh , chủ thể của luật thương mại
2. Xác định hợp đồng thương mại, đặc điểm của hợp đồng thương mại , điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại, xác định tính hợp pháp của một hợp đồng thương mại cụ thể.
3. Xác định hình thức và nội dung và chủ thể của hợp đồng thương mại.
4. Nhận diện hành vi đề nghị giao kết hợp đồng , chấp nhận đề nghị giao kết, thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
5. Xác định được quá trình hình thành hợp đồng , thời điểm các bên thực hiện hợp đồng
6. Xác định các trường hợp hợp đồng vô hiệu, giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu
7. Nhận diện hợp đồng mua bán hàng hóa , xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
8. Xác định hoạt động cung ứng dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên , thời hạn, giá dịch vụ đới với hợp đồng cung ứng dịch vụ
9. Chủ thể , hình thức, nội dung hợp đồng quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại
10. Xác định căn cứ áp dụng chê tài trong thương mại, mối quan hệ giữa các loại chế tài, hậu quả pháp lý đối với từng loại chế tài.
11. Xác định các loại tranh chấp thương mại , nhận diện được một tranh chấp thương mại trên thực tế
12. Xác định các ph ương thức giải quyết tranh chấp thương mại : thương lượng , hòa giải trọng tài thương mại , tòa án
13. Xác định thỏa thuận trọng tài, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, xác định các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
14. Xác định thẩm quyền của tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại theo lãnh thổ , theo cấp.
15. Phân biệt đại diện cho thương nhân và đại diện theo ủy quyền trong dân sự………….
16. Hoạt động môi giới chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm có phải là hoạt động môi giới thương mại không ?
17. Cung ứng dịch vụ thương mại:
18. Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng mua bán tài sản:
19. So sánh phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Đáp án đề cương học phần luật thương mại 2 TMU 

1. Khái niệm luật thương mại, đối tượng điều chỉnh , chủ thể của luật thương mại
- Khái niệm : Luật thương mại là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  
- Đối tượng điều chỉnh : 
Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại. 
Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại.
- Chủ thể :
Định nghĩa: Chủ thể của Luật Thương mại là các cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội phát sinh t rong hoạt động thương mại.
Phân loại: Căn cứ vào chức năng hoạt động thì chủ thể Luật Thương mại gồm:  
Cơ quan quản lý Nhà nước : Là những cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện chức năng quản lý kinh tế, gồm cơ quan quản lý có thẩm quyền chung, cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng. Ví dụ: Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế,…
Chủ thể kinh doanh : là các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động thương mại nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đặc trưng:  Chủ thể kinh doanh gắn liền với dấu hiệu tài sản.  Hoạt động mang tính nghề nghiệp của chủ thể kinh doanh là thực hiện hoạt động thương mại.  Về hình thức, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
2. Xác định hợp đồng thương mại, đặc điểm của hợp đồng thương mại , điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại, xác định tính hợp pháp của một hợp đồng thương mại cụ thể.
- Hợpđồng thương mại, đặc điểm :
Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Với cách hiểu về hợp đồng thương mại như trên, hợp đồng thương mại mang những đặc điểm đặc thù như sau:
Thứ nhất: về chủ thể thì hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể là thương nhân. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005 “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Trong hợp đồng thương mại, có thể có những hợp đồng đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân như: hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại… hay có những hợp đồng chỉ đòi hỏi có ít nhất một bên là thương nhân như: hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại…). Ngoài ra, các tổ chức, các nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại khi họ có hoạt  động liên quan đến thương mại.
Thứ hai: về hình thức thì hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng văn bản như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại… Điều 24 Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng háo mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”. Luật thương mại năm 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng  hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: về đối tượng của hợp đồng thì đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa. Theo nghĩa thông thường, hàng hóa được hiểu là những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Dực vào tính chất pháp lý, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như bất động sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các quyền về tài sản… Tại Việt Nam, theo Khoản 3 Điều 5 Luật thương mại năm 1997, đối tượng được coi là hàng hóa bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán. Trên thức tế, các hoạt động mua bán có tính chất thương mại ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở những loại hàng hóa này mà với cách liệt kê như Luật thương mại năm 1997lại bó hàng hóa trong một phạm vi hẹp. Khắc phục bất cập trên, Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại năm 2005  quy định:
“Hàng hóa bao gồm:
i) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
ii) Những vật gắn liền với đất đai”.
Như vậy, hàng hóa trong hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại.
Thứ tư: mục đích của hợp đồng thì mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các thương nhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợi nhuận. Theo Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005, đối với những hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi, việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này hay không là do bên không có mục đích lợi nhuận quyết định.
Thứ năm: về nội dung hợp đồng thì nội dung hợp đồng thương mại thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng đó là các điều khoản do các bên thỏa thuận. Các bên thỏa thuận nội dung càng chi tiết thì việc thực hiện hợp đồng càng thuận lợi, phòng ngừa được những tranh chấp có thể phát sinh. Luật thương mại năm 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào nhưng có những điều khoản quan trọng cần phải chú ý là: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng.
- Điều kiện có hiệu lực của HĐTM :
Luật thương mại không quy định các điều kiện để một hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật. Do đó, để xem xét điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại, phải áp dụng các quy định trong Bộ luật dân sự. Hợp đồng là một hình thức của giao dịch dân sự nên điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực chính là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự.
Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự thì điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực đó là:
Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự. Trong quan hệ thương mại, do người tham gia giao dịch chủ yếu là thương nhân nên việc xác định năng lực chủ thể tham gia hợp đồng cũng có  những đặc thù nhất định. Ngoài điều kiện thành lập hợp pháp thì nội dung đăng ký kinh doanh của thương nhân là thước đo năng lực thực hiện hành vi kinh doanh của thương nhân, bởi vì Điều 9 Luật Doanh nghiệp quy định là doanh nghiệp phải kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp và phân phối mỹ phẩm thì không thể là chủ thể hợp pháp của hợp đồng kinh doanh gạo được.
Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong cuộc sống xã hội và được xã hội thừa nhận, tôn trọng.
Thứ ba, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Khi người tham gia xác lập giao dịch phải xuất phát từ ý chí của người đó là tự nguyện, không bị ép buộc. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự quy định: “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, hình thức của hợp đồng chỉ trở thành điều kiện có hiệu lực của hơp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định.
3. Xác định hình thức và nội dung và chủ thể của hợp đồng thương mại.
- Nội dung :
Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thương mại là nội dung của hợp đồng thương mại là hoạt động thương mại. Mỗi loại hợp đồng có những quy định nhất định về các điều khoản cơ bản. Ví dụ : Đối với hợp đồng mua bán thì điều khoản cơ bản bao gồm đối tượng và giá cả.
Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, được quy định tại BLDS 2005. Loại trừ những điều khoản của pháp luật có nội dung mang tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau những nội dung khác với nội dung quy định trong pháp luật. Điều 402 BLDS 2005 quy định “ Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây :
1.Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm .
2.Số lượng, chất lượng
3.Giá, phương thức thanh toán
4.Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
5.Quyền , nghĩa vụ của các bên
6.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
7.Phạt vi phạm hợp đồng
8.Các nội dung khác”
Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa thuận tất cả các điều ghi trên. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào hợp đồng những điều khoản không có quy định nhưng các bên cảm thấy không cần thiết.
Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng , nhưng nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng. Trườnghợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản nàykhông có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồngcó điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đãđược sửa đổi
- Chủ thể : 
Về chủ thể của Hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân. Đây là một điểm đặc trưng của Hợp đồng thương mại so với các loại Hợp đồng dân sự.
Như vậy, chủ thể trong Hợp đồng thương mại gồm thương nhân ( bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại ( Điều 2 LTM 2005).

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Luật thương mại 2 trong kho học liệu TMU tại đây

Comments