Đề cương học phần Marketing căn bản có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Marketing căn bản có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: MARKETING CĂN BẢN

I. NHÓM CÂU HỎI 1
1. Nêu khái niệm Marketing? Phân định sự khác biệt giữa marketing cổ điển và marketing hiện đại? Nêu các giai đoạn phát triển của marketing kinh doanh? Trình bày đặc điểm và lấy ví dụ minh họa cho một trong các giai đoạn phát triển của marketing (Nhu cầu thị trường quyết định, Khách hàng có sức mua và nhu cầu chưa thỏa mãn quyết định). Nêu khái niệm giá trị (theo quan điểm marketing) ? Nêu các chức năng của marketing kinh doanh? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các chức năng marketing kinh doanh (Thích ứng, tiêu thụ)
2. Nêu khái niệm môi trường marketing? Nêu các yếu tố thuộc môi trường marketing? Trình bày sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing tại doanh nghiệp. Nêu khái niệm môi trường marketing vi mô? Nêu các yếu tố thuộc môi trường marketing vi mô? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các yếu tố thuộc môi trường marketing vi mô (trung gian marketing, nhà cung cấp, Đối thủ cạnh tranh) ảnh hưởng tới hoạt động marketing của một doanh nghiệp cụ thể mà anh/chị biết?.
3. Nêu khái niệm và vai trò của nghiên cứu marketing? Trình bày có ví dụ minh họa các nguồn dữ liệu trong nghiên cứu marketing? Nêu khái niệm và cấu trúc hệ thống thông tin marketing của doanh nghiệp? Trình bày các nguồn dữ liệu trong nghiên cứu marketing? Nêu các loại hình nghiên cứu marketing? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các nội dung loại hình nghiên cứu trong marketing (Nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ)
4. Vẽ sơ đồ quá trình quyết định mua của khách hàng- người tiêu dùng? Trình bày có ví dụ minh họa nội dung của một trong các giai đoạn của quá trình QĐM- NTD (Nhu cầu được cảm nhận, Tìm kiếm thông tin).
5. Nêu khái niệm phân đoạn thị trường? Nêu các nhóm tiêu thức phân đoạn thị trường và yêu cầu trong phân đoạn thị trường? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các tiêu thức phân đoạn thị trường (địa lý, nhân khẩu học, hành vi ứng xử) Nêu khái niệm và cấu trúc marketing-mix? Trình bày “cơ sở xác định marketing-mix”của doanh nghiệp?
6. Nêu khái niệm sản phẩm và khái niệm chính sách sản phẩm ? Vẽ sơ đồ cấu trúc 3 lớp của sản phẩm? Cho ví dụ minh họa. Nêu các chính sách sản phẩm cơ bản của doanh nghiệp?. Nêu khái niệm chu kì sống và vẽ sơ đồ chu kì sống của sản phẩm? Trình bày đặc trưng cơ bản của một trong các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm (triển khai/tăng trưởng/bão hòa)?
7. Khái niệm giá kinh doanh (quan điểm marketing)? Nêu các bước trong quy trình xác lập giá kinh doanh? Trình bày nội dung của một bước trong quy trình xác lập giá kinh doanh (Tính toán và phân tích chi phí) ? Trình bày các phương pháp định giá của doanh nghiệp? Nêu khái niệm điểm hòa vốn? Vẽ đồ thị hòa vốn và giải thích ý nghĩa điểm hòa vốn của doanh nghiệp?
8. Nêu khái niệm kênh phân phối? Vẽ mô hình kênh phân phối hàng tiêu dùng của công ty kinh doanh? Trình bày kênh phân phối không cấp/ hai cấp ở công ty kinh doanh? Vẽ mô hình và lấy ví dụ minh họa kênh phân phối hàng công nghiệp?
9. Nêu khái niệm xúc tiến bán? Trình bày có ví dụ minh họa các công cụ xúc tiến bán đối với người tiêu dùng? Nêu khái niệm quảng cáo? Trình bày có ví dụ minh họa những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp? Nêu các công cụ cơ bản của xúc tiến? Trình bày sự khác biệt giữa công cụ quảng cáo và quan hệ công chúng trong xúc tiến?
II. NHÓM CÂU HỎI 2
1. Vẽ quy trình tiến động marketing kinh doanh. Trình bày có ví dụ minh họa các bước của quy trình tiến động marketing. Phân tích có ví dụ minh họa tư tưởng “Bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình có” của marketing hiện đại?
3. Vẽ sơ đồ quy trình phương pháp luận nghiên cứu marketing của doanh nghiệp? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các nội dung của kế hoạch nghiên cứu (Lựa chọn nguồn dữ liệu, Xác định công cụ nghiên cứu, Lựa chọn phương pháp giao tiếp)
4. Trình bày nội dung giai đoạn “Cảm nhận sau mua” và cho biết các ứng xử marketing của doanh nghiệp ở giai đoạn này. Nêu khái niệm hành vi ứng xử của khách hàng? Vẽ mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng - người tiêu dùng? Trình bày có ví dụ minh họa sự ảnh hưởng của một trong các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của KH-NTD (Xã hội, cá nhân)…
5. Nêu khái niệm marketing mục tiêu? Trình bày có ví dụ minh họa nội dung “Lựa chọn thị trường mục tiêu” của doanh nghiệp? Nêu các bước của marketing mục tiêu? Trình bày có ví dụ minh họa nội dung “Định vị thị trường” của doanh nghiệp?Nêu khái niệm chiến lược chung marketing? Trình bày những nội dung cơ bản của một chiến lược chung marketing? Thiết lập quy trình soạn thảo chiến lược chung marketing? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các nội dung của quy trình soạn thảo chiến lược
6. Khái niệm sản phẩm mới theo quan điểm marketing? Thiết kế quy trình phát triển sản phẩm mới? Trình bày nội dung của một bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới (Hình thành ý tưởng sản phẩm mới/ Chuẩn bị thương mại hóa sản phẩm)? Nêu khái niệm sản phẩm, khái niệm tuyến sản phẩm? Khái niệm chính sách sản phẩm? Nêu các nội dung của chính sách sản phẩm? Trình bày có ví dụ minh họa nội dung chính sách “Cơ cấu và chủng loại sản phẩm/ Nhãn hiệu và bao gói sản phẩm/ Chính sách dịch vụ hỗ trợ”?
7. Nêu các bước trong quy trình xác lập giá kinh doanh? Trình bày có ví dụ minh họa về một trong các phương pháp định giá ở doanh nghiệp (Kỹ thuật định giá cộng thêm vào chi phí/ Định giá theo cảm nhận về giá trị của khách hàng)?. Trình bày các mục tiêu định giá của doanh nghiệp? Nêu các nội dung của chính sách giá? Trình bày có ví dụ minh họa nội dung của một trong các chính sách giá của doanh nghiệp (Chính sách phân hóa giá/ Chính sách giá cho sản phẩm mới)?
8. Nêu khái niệm phân phối trong marketing? Trình bày có ví dụ minh họa các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phân phối của doanh nghiệp? Nêu khái niệm chính sách phân phối?
Trình bày có ví dụ minh họa nội dung cơ bản của chính sách phân phối? Trình bày nội dung của một trong các chính sách phân phối (Phân phối đại trà (rộng rãi)/ Phân phối có chọn lọc)?
9. Nêu các phương pháp xác lập ngân sách xúc tiến? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các phương pháp xác lập ngân sách xúc tiến (Theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số/Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ)? Khái niệm quảng cáo? Trình bày có ví dụ minh họa hoạt động quảng cáo theo các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm? Khái niệm xúc tiến thương mại? Vẽ mô hình quá trình xúc tiến tổng quát? Trình bày nội dung “ Kênh xúc tiến thương mại” trong xúc tiến? Nêu các nội dung cơ bản của chính sách xúc tiến?
Trình bày có ví dụ minh họa nội dung “Xác lập thông điệp xúc tiến”? Trình bày các cơ sở để xác lập phối thức xúc tiến của doanh nghiệp?

Đáp án đề cương học phần marketing căn bản TMU

I. NHÓM CÂU HỎI 1
1. Nêu khái niệm Marketing? Phân định sự khác biệt giữa marketing cổ điển và marketing hiện đại? Nêu các giai đoạn phát triển của marketing kinh doanh? Trình bày đặc điểm và lấy ví dụ minh họa cho một trong các giai đoạn phát triển của marketing (Nhu cầu thị trường quyết định, Khách hàng có sức mua và nhu cầu chưa thỏa mãn quyết định). Nêu khái niệm giá trị (theo quan điểm marketing) ? Nêu các chức năng của marketing kinh doanh? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các chức năng marketing kinh doanh (Thích ứng, tiêu thụ)
TL:
- Quá trình tập hợp các phương pháp và phương tiện của một tổ chức nhằm tìm hiểu, xác định nhu cầu của khách hàng, thiết kế, cung ứng các sản phẩm/dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu đó (thoả mãn khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh) và đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp/ tổ chức một cách có hiệu quả nhất.

- Sự khác biệt giữa marketing cổ điển và marketing hiện đại:
Cổ điển Hiện đại
1.Thời gian 30/XX – 50/XX 50/XX – nay
2.Khái niệm Là 1 hđ bán hàng tập trung chủ yếu và phân phối bán hàng để
thu lợi nhuận Là 1 nghệ thuật sáng tạo nhằm gợi mở, kết hợp khám phá nhu
cầu KH để thu lợi nhuận
3.Hoạt động Tập trung chủ yếu vào phân phối
bán hàng Tập trung pt đồng bộ MKT-mix
và dịch vụ KH

- Các giai đoạn phát triển của marketing kinh doanh: L

             Ấn định sp       Chọn TT đích &

- Theo quan điểm của khách hàng: Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng tổng thể của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Công thức tính giá trị mà khách hàng nhận được như sau:
Giá trị của sản phẩm = giá trị của bản thân sản phẩm + giá trị dịch vụ + giá trị về cá nhân + giá trị về hình ảnh
- Nêu các chức năng của marketing kinh doanh:
CN thích ứng
CN phân phối
CN tiêu thụ
CN hỗ trợ
CN mạo hiểm
CN điều hòa-phối hợp
2. Nêu khái niệm môi trường marketing? Nêu các yếu tố thuộc môi trường marketing? Trình bày sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing tại doanh nghiệp. Nêu khái niệm môi trường marketing vi mô? Nêu các yếu tố thuộc môi trường marketing vi mô? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các yếu tố thuộc môi trường marketing vi mô (trung gian marketing, nhà cung cấp, Đối thủ cạnh tranh) ảnh hưởng tới hoạt động marketing của một doanh nghiệp cụ thể mà anh/chị biết?.
TL:
- Khái niệm môi trường marketing:
Yếu tố của MT bên ngoài MKT, có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận MKT
Thiết lập và duy trì mqh hợp tác tốt đẹp vs các KH mục tiêu.
- Các yếu tố thuộc môi trường marketing:
MT vĩ mô: dân cư, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, luật pháp, xh, chính trị
MT vi mô: doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng, các trung gian mkt, đối thủ cạnh tranh, công chúng.
- Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing tại DN:
Bất cứ một doanh nghiệp nào đều tham gia trong một môi trường và đều phụ thộc vào nó. Trong môi trường ấy có những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng không hiếm những nguy cơ, thách thức. Vì vậy nghiên cứu môi trường kinh doanh nghiệp nhận thức được đâu là cơ hội, là điều kiện thuận lợi, đâu là thách đố, là nguy cơ, thuận lợi là chủ yếu hay nguy cơ là chủ yếu…Từ đó quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Môi trường marketing bao gồm môi trường Marketing vĩ mô và môi trường Marketing vi mô.
3. Nêu khái niệm và vai trò của nghiên cứu marketing? Trình bày có ví dụ minh họa các nguồn dữ liệu trong nghiên cứu marketing? Nêu khái niệm và cấu trúc hệ thống thông tin marketing của doanh nghiệp? Trình bày các nguồn dữ liệu trong nghiên cứu marketing? Nêu các loại hình nghiên cứu marketing? Trình bày có ví dụ minh họa một trong các nội dung loại hình nghiên cứu trong marketing (Nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ)
TL:
- Là quá trình thu thập và phân tích có mục đích, có hệ thống những thông tin liên quan đến việc xác định hoặc đưa ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến lĩnh vực marketing
- Vai trò:
giúp cho nhà quản trị mkt đánh giá được nhu cầu vềcác thông tin và cung cấp các thông tin hữu ích về các nhóm khách hàng, sự phù hợp của các biến số mkt hiện tại của doanh nghiệp cũng như các biến số MKT không thể kiểm soát được để từ đó xây dựng và thực hiện chiến lược và các chương trình mkt nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Thông tin đạt được từng nghiên cứu mkt là một bộ phận của hệ thống thông tin mkt(MkIS).
cho phép làm phong phú dữliệu cho cơ sở dữ liệu của hệthống hỗ trợ ra quyết định marketing(MDSS).
- Các nguồn dữ liệu trong nghiên cứu marketing:
Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp
- Các loại hình nghiên cứu marketing
Phân loại theo mục đích nghiên cứu: Gồm có: Nghiên cứu hàn lâm; Nghiên cứu ứng dụng
Phân loại theo tính chất của nghiên cứu: Nghiên cứu định tính; Nghiên cứu định lượng.
Phân loại theo mức độ chuyên sâu: Nghiên cứu phát hiện (khám phá); Nghiên cứu lặp lại; Nghiên cứu thăm dò; Nghiên cứu sơ bộ; Nghiên cứu chính thức.
Phân loại theo mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả (nghiên cứu theo mô hình mô tả); Nghiên cứu thủ nghiệm (nghiên cứu theo mô hình thử nghiệm)
Phân loại theo điạ điểm thực hiện: Nghiên cứu tại hiện trường; Nghiên cứu tại bàn giấy/ văn phòng, cơ sở nghiên cứu; Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
Phân loại theo cách thức thực hiện: Nghiên cứu đột xuất; Nghiên cứu liên tục; Nghiên cứu kết hợp

- Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research): Là các nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu của ngành đó vào thực tiễn của cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích hỗ trợ trực tiếp cho việc ra quyết định. như vậy, nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu marketing là các nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của khoa học marketing vào việc nghiên cứu các vấn đề marketing của DN, nhằm mục đích hỗ trợ các nhà quản trị trong việc ra các quyết định, và thường được gọi là Nghiên cứu thị trường (Market Research).
* Ví dụ về loại nghiên cứu ứng dụng trong marketing Để minh họa cụ thể chúng ta sẽ xem xét vấn đề nghiên cứu dưới đây: 1- Công ty 32- BQP cần phải phân bổ ngân sách quảng cáo qua các phương tiện truyền thông như thế nào để có thể thông tin được cho thị trường mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất? Kết quả của nghiên cứu này nhằm mục đích phục vụ cho việc ra quyết định marketing cụ thể của Công ty 32- BQP. Vì vậy, nó là một nghiên cứu ứng dụng/ nghiên cứu thị trường.

Mua toàn bộ đáp án đề cương học phần Marketing căn bản trong kho học liệu TMU tại đây

Comments