Đề cương học phần Phát triển hệ thống thông tin kinh tế có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần  Phát triển hệ thống thông tin kinh tế có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI
HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH  TẾ.

Câu 1: Phát triển một hệ thống thông tin gồm những bước nào? Một hệ thống thông tin có tầm quan trọng như thê nào? Hãy phân tích?
Câu 2: Sử dụng các phương pháp gì để phát triển một hệ thống thông tin? Khi phát triển một HTTT cần các nguyên tắc cơ bản gì, hãy phân tích?
Câu 3:  Sử dụng những mô hình nào trong phát triển hệ thống thông tin, mô hình nào phù hợp cho các DN Việt Nam hiện nay? Tại sao?
Câu 4: Để phát triển một hệ thống thông tin trong doanh nghiệp hiện nay, mô hình nào được sử dụng phổ biến, trình bày vắn tắt các yêu tố của mô hình đó?
Câu 5: Hãy lý giải việc vận dụng mô hình “thác nước” trong phát triển HTTT
Câu 6: Trong phát triển HTTT của doanh nghiệp mô hình “ phát triển ứng dụng nhanh” diễn ra như thế nào ?
Câu 8: Trong phát triển HTTT của doanh nghiệp mô hình “ xoắn ốc” diễn ra như thế nào ?
Câu 9: Hãy lý giải việc vận dụng mô hình “chữ V” trong phát triển HTTT doanh nghiệp?
Câu 10: Hãy giải thích việc vận dụng mô hình “tiến hóa” trong phát triển HTTT
Câu 11: So sánh 2 mô hình “thác nước” và “phát triển ứng dụng nhanh” để phát triển HTTT?
Câu 12: So sánh 2 mô hình “thác nước” và “bản mẫu” để phát triển HTTT?
Câu 13: So sánh 2 mô hình “thác nước” và “xoắn ốc” để phát triển HTTT?
Câu 15: So sánh 2 mô hình “thác nước” và “tiến hóa” để phát triển HTTT?
Câu 16: So sánh 2 mô hình “Bản mẫu” và “tiến hóa” để phát triển HTTT?
Câu 17: So sánh 2 mô hình “Bản mẫu” và “phát triển UD nhanh” để phát triển HTTT?
Câu 18: So sánh 2 mô hình “Bản mẫu” và “chữ V” để phát triển HTTT?
Câu 19: So sánh 2 mô hình “phát triển ứng dụng nhanh” và “Xoắn ốc” để phát triển HTTT?
Câu 20: So sánh 2 mô hình “phát triển ứng dụng nhanh” và “Chữ V” để phát triển HTTT?
Câu 21: So sánh 2 mô hình “phát triển ứng dụng nhanh” và “Tiến hóa” để phát triển HTTT?
Câu 22: So sánh 2 mô hình “Xoắn ốc” và “Chữ V” để phát triển HTTT?
Câu 23: So sánh 2 mô hình “Xoắn ốc” và “Tiến hóa” để phát triển HTTT?
Câu 24: Các yếu tố quyết định đến việc phát triển một hệ thống thông tin mới là gì? Hãy phân tích?
Câu 25: Các tiêu chuẩn chất lượng thông tin của một hệ thống thông tin là gì?  Hãy phân tích?
Câu 26: Mô tả chi tiết các công việc của các bước: “Khảo sát và lập kế hoạch dự án”, “Phân tích hệ thống”, “Thiết kế hệ thống”, “Kiểm thử hệ thống”, “Triển khai và bảo trì hệ thống”. “Cài đặt hệ thống” khi phát triển hệ thống thông tin dành cho doanh nghiệp.
Câu 27: Hãy phân tích các nguyên tắc cơ bản trong phát triển một hệ thống thông tin?
Câu 28: Tạo lập một hệ thống thông tin theo phương thức “ Xây dựng mới” có ưu nhược điểm gì hãy phân tích một cách chi tiết?
Câu 29: Tạo lập một hệ thống thông tin theo phương thức “ Mua phần mềm có sẵn” có ưu nhược điểm gì hãy phân tích một cách chi tiết?
Câu 30: Tạo lập một hệ thống thông tin theo phương thức “ Người dùng tự phát triển” có ưu nhược điểm gì hãy phân tích một cách chi tiết?
Câu 31: So sánh hai phương thức tạo lập hệ thống thông tin “ Xây dựng mới” và “mua phần mềm có sẵn”?
Câu 32: So sánh hai phương thức tạo lập hệ thống thông tin “ Xây dựng mới” và “người dùng tự phát triển”?
Câu 33: So sánh hai phương thức tạo lập hệ thống thông tin “ Ngườ dùng tự phát triển” và “mua phần mềm có sẵn”?
Câu 34: Trình bày khái niệm, ý nghĩa, cấu trúc của bảng công việc trong dự án phát triển một hệ thống thông tin? Cho VD?
Câu 35: Người quản lý dự án phát triển hệ thống thông tin cần phải làm gì để xây dựng thành công bảng công việc trong dự án phát triển hệ thống thông tin?
Câu 36: Những thông tin gì là cần thiết để xây dựng bảng công việc trong dự án phát triển hệ thống thông tin?
Câu 37: Bảng công việc được xây dựng dựa trên quy trình nào? Một hệ thống thông tin thực hiện nhiệm vụ tin học hóa hoạt động quản lý tài chính một doanh nghiệp cần phải có những sản phẩm gì?
Câu 38: Liệt kê và ước lượng thời gian thực hiện các công việc liên quan đến lắp đặt mạng nôi bộ cho dự án tin học hóa hoạt động quản lý khách hàng, quản lý tài chính cho một doanh nghiệp?
Câu 39: Trình bày phương pháp ước lượng PERT để ước lượng thời gian thực hiện dự án phát triển hệ thống thông tin? Cho ví dụ?
Câu 40: Trình bày khái niệm, mục đích lập lịch biểu tiến độ thực hiện dự án phát triển một hệ thống thông tin?
Câu 41: Trình bày phương pháp lập lịch biểu tiến độ thực hiện dự án phát triển hệ thống thông tin bằng biểu đồ hình hộp? Cho ví dụ?
Câu 42: Trình bày phương pháp lập lịch biểu tiến độ thực hiện dự án phát triển hệ thống thông tin bằng sơ đồ GANTT? Cho ví dụ?
Câu 43: Trình bày khái niệm, ý nghĩa của hình đồ tài nguyên trong quản lý dự án phát triển một hệ thống thông tin?
Câu 44: Trình bày khái niệm, các xác định rủi ro trong quản lý dự án phát triển một hệ thống thông tin? Cho ví dụ về một số rủi ro thường gặp?
Câu 45: Khi kiểm soát dự án phát triển một hệ thống thông tin cần phải làm những công việc gì? Giải thích?
Câu 46: Tài liệu kết thúc dự án phát triển một hệ thống thông tin gồm những nội dung nào? Mô tả một cách vắn tắt các nội dung đó?
Câu 47: Khái niệm quản lý dự án phát triển hệ thống thông tin? Những kỹ năng, đức tính cần có của người quản lý dự án phát triển một hệ thống thông tin?
Câu 48: Trình bày phương pháp lập lịch biểu tiến độ thực hiện dự án phát triển hệ thống thông tin bằng biểu đồ mũi tên? Cho ví dụ?
Câu 49: Tài liệu phác thảo dự án phát triển một hệ thống thông tin gồm những nội dung nào? Mô tả một cách vắn tắt các nội dung đó?
Câu 50: Tại sao cần phải lập lịch biểu tiến độ thực hiện dự án phát triển hệ thống thông tin? Giải thích?
Câu 51: So sánh hai phương pháp lập lịch biểu tiến độ thực hiện dự án phát triển hệ thống thông tin bằng sơ đồ GANTT và bằng biểu đồ mũi tên?
Câu 52: Tại sao nói việc lập hình đồ tài nguyên nhằm giảm bớt rủi ro cho dự án phát triển một hệ thống thông tin? Giải thích?
Câu 53: So sánh phương pháp lập lịch biểu tiến độ thực hiện dự án phát triển hệ thống thông tin bằng biểu đồ mũi tên và bằng biểu đồ hình hộp?
Câu 54: Nếu là người quản lý dự án phát triển một hệ thống thông tin, anh(chị) sẽ làm gì để hạn chế rủi ro? Nếu là người quản lý dự án phát triển một hệ thống thông tin, anh (chị) sẽ làm  gì để kiểm soát tốt dự án đó?
Câu 55: Nếu là người quản lý dự án phát triển một hệ thống thông tin, anh(chị) sẽ làm gì đề huy động sự tham gia của các nhóm chuyên môn hỗ trợ?
Câu 57: Việc đánh giá tiền khả thi trong dự án phát triển một hệ thống thông tin có vai trò gì? Tại sao nói người quản lý dự án phát triển hệ thống thông tin phải là người có kỹ năng giao tiếp?
Câu 59: Trình bày các hình thức kết thúc tốt đẹp của một dự án phát triển hệ thống thông tin? Trình bày các yếu tố có thể tác động đến sự thất bại  của một dự án phát triển thông tin?
Câu 60: Nếu là người quản lý dự án phát triển một hệ thống thông tin, anh(chị) sẽ lựa chọn những người tham gia dự án có kỹ năng, đức tính gì?

Đáp án đề cương học phần phát triển hệ thống thông tin kinh tế TMU

Câu 1: Phát triển một hệ thống thông tin gồm những bước nào? Một hệ thống thông tin có tầm quan trọng như thê nào? Hãy phân tích?
Các bước phát triển một HTTT:
- Khảo sát và lập kế hoạch dự án
- Phân tích hệ thống
- Thiết kế hệ thống
- Thực hiện
- Kiểm thử
- Triển khai và bảo trì
Khảo sát và lập kế hoạch dự án:
- Công việc chính của các bước phát triển HTTT này là khảo sát và thu thập thông tin của hệ thống hiện thời, sau đó thiết lập dự án
- Nghiên cứu hiện trạng là bước khởi đầu của tiến trình phát triển HTTT
- Mục tiêu của hoạt động này là tìm hiểu bài toán hay là tìm hiểu nhu cầu về hệ thống
- Việc khảo sát được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Khảo sát sơ bộ: nhằm hình thành dự án phát triển HTTT.
Khảo sát chi tiết: thu thập thông tin chi tiết của hệ thống, phục vụ cho việc phân tích và thiết kế.
Giai đoạn 2:
Môi trường, các ràng buộc đối với HTTT cần xây dựng như thế nào?
Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được của HTTT là gì?
Định ra giải pháp phân tích, thiết kế sơ bộ và xem xét tính khả thi của chúng.
- Trên cơ sở các thông tin khảo sát, nhà phát triển đánh giá thực trạng, xác định các điểm yếu của hệ thống hiện tại, lập phương án phát triển HTTT, xác định phạm vi, hạn chế, mục tiêu của dự án.
Phân tích hệ thống:
- Phân tích hệ thống nhằm xác định các thông tin và các chức năng cần xử lý thông tin của các chức năng cần phát triển.
- Phân tích hệ thống gồm những công việc cụ thể sau:
Xác định yêu cầu của HTTT: chính là xác định các chức năng, dữ liệu nghiệp vụ và quy trình hoạt động của hệ thống; cách thức thực hiện của hệ thống hiện tại và vấn đề phát triển HTTT mới.
Phân tích hệ thống về chức năng: nhằm xác định vấn đề tổng quát: “Hệ thống làm gì?”. Mục tiêu của công việc này là xác định các nhiệm vụ, chức năng của hệ thống đảm nhận, xác định các mối ràng buộc của mỗi chức năng của hệ thống, xác định các mối quan hệ thông tin giữa các chức năng của hệ thống, đặc tả chi tiết hoạt động của các chức năng.
Phân tích hệ thống về dữ liệu: nhằm xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm. Mô hình dữ liệu quan niệm mô tả súc tích các yêu cầu dữ liệu nghiệp vụ, nó mô tả tập các dữ liệu sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ và tập các mối liên kết giữa chúng. Đây là cơ sở của việc thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL) hệ thống.
Qua phân tích hệ thống, người phân tích cần tìm ra được các giải pháp cho các thiết kế ban đầu để đạt được yêu cầu đặt ra, so sánh để lựa chọn giải pháp thiết kế tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu với chi phí, nguồn lực, thời gian và kỹ thuật cho phép để tổ chức thông qua.
Thiết kế hệ thống:
- Thiết kế là quá trình chuyển hóa các yêu cầu hệ thống về chức năng, hệ thống về dữ liệu kết hợp với các ràng buộc về môi trường cài đặt thông qua sử dụng các phương pháp, công cụ về thủ tục thiết kế thành các đặc tả thiết kế về hệ thống.
- Thiết kế logic: Thiết kế hệ thống logic không gắn với bất cứ hệ thống phần cứng và phần mềm nào; nó tập trung vào mặt nghiệp vụ của hệ thống thực.
- Thiết kế vật lý: là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết kế hay các đặc tả kỹ thuật. Những phần khác nhau của hệ thống được gắn vào những thao tác và thiết bị vật lý cần thiết để tiện lợi cho việc thu thập dữ liệu, xử lý và đưa ra thông tin cần thiết cho tổ chức.
- Nội dung của thiết kế hệ thống bao gồm:
Thiết kế kiến trúc hệ thống.
Thiết kế các modul chương trình.
Thiết kế giao diện chương trình.
Thiết kế các báo cáo.
Lập tài liệu thiết kế hệ thống.
- Các giai đoạn thiết kế hệ thống:
Giai đoạn 1: thiết kế logic nhằm xây dựng các thành phần chính của hệ thống và mối quan hệ giữa chúng.
Giai đoạn 2: thiết kế chi tiết là thiết kế chi tiết từng thành phần cấu thành nên hệ thống và mô tả mối quan hệ giữa các thành phần này một cách cụ thể và rõ ràng.
- Tóm lại, thiết kế là việc áp dụng các công cụ, phương pháp, thủ tục để tạo ra mô hình hệ thống cần sử dụng
- Sản phẩm cuối cùng của pha thiết kế là đặc tả hệ thống ở dạng như nó tồn tại trên thực tế, sao cho nhà lập trình và kỹ sư phần cứng có thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống.
Thực hiện: 
- Đây là giai đoạn nhằm xây dựng hệ thống theo các thiết kế đã xác định. Giai đoạn này bao gồm các công việc sau:
Lựa công cụ hệ quản trị cơ sở dữ liệu và cài đặt cơ sở dữ liệu cho hệ thống;
Lựa chọn công cụ lập trình để xây dựng các modul chương trình của hệ thống;
Lựa chọn công cụ để xây dựng các giao diện hệ thống;
Xây dựng các tài liệu như sử dụng hệ thống, tài liệu kỹ thuật.
Kiểm thử:
- Trước hết, phải lựa chọn công cụ kiểm thử;
- Kiểm chứng các modul chức năng của HTTT, chuyển các thiết kế thành các chương trình (phần mềm);
- Thử nghiệm HTTT;
- Cuối cùng là khắc phục các lỗi (nếu có).
- Kết quả cuối cùng là một HTTT đạt yêu cầu đặt ra.
Triển khai và bảo trì:
- Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống;
- Cài đặt phần mềm;
- Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống quản lý và bảo trì;
- Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của HTTT;
- Cải tiến và chỉnh sửa HTTT;
- Viết báo cáo nghiệm thu.
Một hệ thống thông tin có tầm quan trọng như thê nào
- Hoạt động quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra
- Từ sự hoạt động kém chất lượng của một hệ thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Một hệ thông tin tốt hay xấu được đánh giá thông qua chất lượng thông tin mà nó cung cấp
- Tiêu chuẩn chất lượng thông tin: Độ tin cậy, tính đầy đủ, tính tích hợp và dễ hiểu, tính được bảo vệ, tính kịp thời.
Độ tin cậy:
Thể hiện qua độ chính xác và độ xác thực
Thông tin ít độ tin cậy sẽ gây cho tổ chức những hậu quả xấu
Các hậu quả đó sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề khác của tổ chức như  uy tín, hình ảnh tổ chức,… trước các đối tác
Tính đầy đủ:
Thể hiện sự bao quát các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý
Nhà quản lý sử dụng thông tin không đầy đủ có thể dẫn tới các quyết định hành động không đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế, điều này sẽ gây tổn hại lớn cho tổ chức.
Tính thích hợp và dễ hiểu
Một HTTT không thích hợp hoặc khó hiểu là HT có quá nhiều thông tin không thích ứng với người nhận, thiếu sự sáng sủa, dùng nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa, do các phần tử thông tin bố trí chưa hợp lý
Một HTTT như vậy sẽ dẫn đến hoặc làm hao tổn chi phí cho việc tạo ra các thông tin không cần thiết hoặc ra các quyết định sai do thiếu thông tin cần thiết
Tính được bảo vệ
Thông tin vốn là nguồn lực quý giá của tổ chức. Vì vậy không thể để cho bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận thông tin
Thông tin cần được bảo vệ và chỉ những người có quyền mới được phép tiếp cận thông tin
Sự  thiếu an toàn về thông tin có thể cũng gây thiệt hại lớn cho tổ chức
Tính kịp thời
Thông tin có thể là đáng tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ an toàn nhưng nó sẽ vẫn không có ích gì khi nó không được gửi tới người sử dụng lúc cần thiết

- Để có được một hệ thống thông tin hoạt động tốt, có hiệu quả cao là một trong những công việc của bất kỳ nhà quản lý nào
- Để giải quyết được vấn đề đó cần xem xét kỹ cơ sở kỹ thuật cho các hệ thống thông tin, phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt một HTTT.
Câu 2: Sử dụng các phương pháp gì để phát triển một hệ thống thông tin? Khi phát triển một HTTT cần các nguyên tắc cơ bản gì, hãy phân tích?
Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin:
1. Xây dựng mới:
- HTTT được xây dựng mới từ đầu bởi các chuyên gia nhằm thoả mãn các yêu cầu nghiệp vụ trong DN. Bao gồm: 
Xây dựng nội bộ: được xây dựng bởi các chuyển gia của DN, làm việc cho DN
Gia công bên ngoài: được xây dựng bởi các chuyên gia IT bên ngoài.
- Ưu điểm:
Xây dựng theo yêu cầu DN
Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ (phần mềm của riêng mình) 
- Nhược điểm :
Tốn kém kinh phí
Mất nhiều thời gian để hoàn thiện hệ thống
Hệ thống nhiều lỗi
2. Mua hệ phần mềm có sẵn:
- Lựa chọn phần mềm đã có trên thị trường để triển khai trong DN
- Các phần mềm có sẵn thường tương thích với nhiều loại phần cứng và phù hợp với nhiều DN
- Có 2 loại:
Tùy biến: có thể thay đổi mã nguồn
Tiêu chuẩn: có thể cấu hình
- Ưu điểm:
Ít tốn kém kinh phí, thời gian để hoàn thiện hệ thống
Chất lượng: Ổn định, nhiều tính năng
- Nhược điểm :
Có thể thiếu một vài tính năng mà DN cần
Khác với quy trình thực tế của DN
3. Người dùng tự phát triển:
- Do các nhân viên xây dựng
- Thường sử dụng cho cá nhân hoặc phòng ban
- Thiên về xử lý dữ liệu hoặc lập báo cáo
- Ưu điểm:
Phù hợp với nhu cầu thực tế của người dùng
Viết nhanh
- Nhược điểm :
Sử dụng các công cụ không thích hợp
Nhiều lỗi do không được thiết kế cẩn thận, ít kiểm tra, không có tài liệu
Nguyên tắc cơ bản phát triển HTTT:
- Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình. Đó là sử dụng các mô hình logic, mô hình vật lý trong và mô hình vật lý ngoài.
- Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng. Đây là nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Thực tế chứng minh rằng để hiểu tốt một hệ thống trước hết phải hiểu các mặt chung sau đó mới xem xét các chi tiết.            
- Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế, chuyển từ  mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích.

Comments