Đề cương học phần Quản lý nhà nước về thương mại có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Quản lý nhà nước về thương mại có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỀ THI
HỌC PHẦN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠN MẠI

NHÓM CÂU HỎI 1.
Câu 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của quản lý Nhà nước về thương mại. Ý nghĩa nhận thức về vấn đề này.
Câu 2. Phân tích những chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại. Liên hệ thực tiễn thực hiện chức năng đó của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta.
Câu 3. Phân tích các vai trò quản lí nhà nước về thương mại. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Câu 4. Trình bày khái quát nội dung và cơ chế hoạt động của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Phân tích biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị , cung cầu và cạnh tranh trên thị trường. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.
Câu 5.Trình bày bản chất và nội dung của phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục và phương pháp hành chính trong quản lý Nhà nước về thương mại. Cơ chế tác động của 3 phương pháp này trong quản lý Nhà nước về thương mại?
Câu 6.Trình bày nội dung các nguyên tắc cơ bản trong quản lý Nhà nước về thương mại. Ý nghĩa nghiên cứu các nguyên tắc này? Liên hệ việc vận dụng những nguyên tắc này trong thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta.
Câu 7: Trình bày khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung phân cấp quản lý Nhà nước về thương mại.
Câu 8. Trình bày đặc điểm và vai trò của cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại? Những yêu cầu chủ yếu đối với đội ngũ cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại. Liên hệ vấn đề này trong thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta.
Câu 9. Phân tích vai trò và những yêu cầu đặt ra đối với công tác cán bộ trong bộ
Câu 10. Trình bày nội dung công việc đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại. Nêu một số giải pháp cơ bản để thực hiện tốt công việc này ở nước ta hiện nay.
Câu 11. Trình bày khái niệm, phân loại, vai trò và yêu cầu đặt ra của hệ thống pháp luật về thương mại. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 12. Trình bày khái quát các bộ phận cấu thành khung khổ pháp lý về thương mại. Từ đó, đưa ra nhận xét về khung khổ pháp lý về thương mại của nước ta hiện nay.
Câu 13. Trình bày khái quát về khung pháp lý đối với thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ ở nước ta hiện nay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
Câu 14. Trình bày nội dung thực thi pháp luật về thương mại của các cơ quan hành pháp và tư pháp trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta hiện nay. Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này?
NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1. Trình bày khái quát các nội dung của quản lý Nhà nước về thương mại theo chức năng quản lý. Liên hệ việc thực hiện nội dung quản lý đó trong lĩnh vực thương mại hàng hóa hoặc thương mại dịch vụ cụ thể ở nước ta hiện nay.
Câu 2. Trình bày khái quát các nội dung của quản lý Nhà nước về thương mại theo đối tượng quản lý. Liên hệ việc thực hiện nội dung quản lý đó trong lĩnh vực thương mại hàng hóa hoặc thương mại dịch vụ cụ thể ở nước ta hiện nay.
Câu 3. Trình bày các nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn lãnh thổ cấp tỉnh. Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa nội dung quản lý Nhà nước về thương mại ở cấp Trung ương và ở địa phương.
Câu 4. Trình bày khái niệm, phân tích sự cần thiết và các nguyên tắc của kế hoạch hóa thương mại. Nội dung, quy trình và quá trình kếhoạch hóa thương mại. Liên hệ việc vận dụng những nguyên tắc này trong thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta.
Câu 5. Phân tích vị trí và vai trò của công tác kế hoạch hóa thương mại với tư cách là một công cụ quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay. Liên hệ vấn đề này trong thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta.
Câu 6. Trình bày khái niệm, những đặc trưng cơ bản và phân loại chiến lược phát triển thương mại. Liên hệ thực tiễn chiến lược phát triển thương mại
Câu 7.Trình bày những quan điểm, nguyên tắc và quy trình hoạch định chiến lược phát triển thương mại. Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong xây dựng chiến lược phát triển thương mại nội địa ở nước ta hiện nay.
Câu 8. Trình bày khái niệm, phân loại và các căn cứ, nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch phát triển thương mại. Liên hệthực tiễn quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta hiện nay?
Câu 9. Trình bày khái niệm, nội dung, nhiệm vụ và yêu cầu của kế hoạch phát triển thương mại 5 năm và hàng năm. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này? Liên hệ thực tiễn vấn đề này.
Câu 10. Phân tích sự cần thiết và xu hướng đổi mới, hoàn thiện công tác kế hoạch hóa phát triển thương mại. Những vấn đề đặt ra đối với quá trình đổi mới kế hoạch hóa thương mại ở nước ta hiện nay? Nêu một số giải pháp cho việc hoàn thiện công tác kế hoạch hóa phát triển thương mại ở một lĩnh vực hay địa phương cụ thể.
Câu 11. Trình bày nội dung của việc phối hợp với các nước đối tác trong quản lý Nhà nước về thương mại. Nêu một số biện pháp cần thực hiện khi hợp tác với các đối tác và các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế của nước ta.
Câu 12. Trình bày sự cần thiết và nội dung của phương hướng đổi mới công tác kế hoạch hóa trong quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta. Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này?
NHÓM CÂU HỎI 3.
Câu 1. Trình bày khái niệm, vai trò và các cách phân loại chính sách quản lí nhà nước về thương mại. Liên hệ với chính sách quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta hiện nay.
Câu 2. Trình bày khái niệm và cấu trúc của chính sách quản lí nhà nước về thương mại. Những cấu trúc này có ảnh hưởng như thế nào trong việc ban hành các chính sách quản lí Nhà nước về thương mại hiện nay.
Câu 3. Phân tích các đặc điểm và vai trò của các chính sách kinh tế chủ yếu. Liên hệ thực tế tác động cả những chính sách kinh tế tới thương mại ở nước ta hiện nay.
Câu 4. Trình bày một số quy định cơ bản trong chính sách thương mại Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này.
Câu 5. Trình bày các nguyên tắc thực hiện trong phân công, phân cấp và phối hợp tổ chức công tác hoạch định và triển khai thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mại. liên hệ với việc thực hiện các nguyên tắc này ơ nước ta hiện nay.
Câu 6. Trình bày nội dung của việc phối hợp về tổ chức và chính sách quản lý ngành thương mại. Liên hệ vấn đề này ở nước ta hiện nay.
Câu 7. Trình bày khái quát những định hướng cơ bản đối mới quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta. Ý nghĩa nghiên cứu các định hướng đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Câu 8. Phân tích những quan điểm đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ý nghĩa nghiên cứu vẫn đề này.
Câu 9. Trình bày những giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ý nghĩa nghiên cứu vẫn đề này.
Câu 10. Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế và thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mại. nêu một số giải pháp vận dụng các nguyên tắc đó trong xây dựng chính sách quản lý thương mại ở nước ta hiện nay.
Câu 11. Phân tích những căn cứ khẳng định sự cần thiết tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay. Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này.

Đáp án đề cương học phần quản lý nhà nước về thương mại 

NHÓM CÂU HỎI 1.
Câu 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của quản lý Nhà nước về thương mại. Ý nghĩa nhận thức về vấn đề này.
Khái niệm: Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước về kinh tế, là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của cơ quan QLNNTM đến các đối tượng quản lý là thương nhân và chủ thể kinh tế khác cùng với hoạt động mua bán của họ thông qua việc sử dụng các công cụ, chính sách, nguyên tắc và phương pháp quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong từng giai đoạn phát triển
Đặc điểm: QLNNVTM vừa phản ánh những đặc điểm chung của quản lí kinh tế trên tầm vĩ mô, vừa thể hiện nét đặc thù.
Những đặc điểm chung của quản lí kinh tế:
- Mọi loại hình quản lí kinh tế đều bao gồm 2 hệ thống: chủ thể (cơ quan quản lí) và khách thể (đối tượng quản lí)
- Mọi loại hình quản lí đều là quản lí con người do con người và vì con người
- Quản lí bao giờ cũng có sự trao đổi thông tin và liên hệ ngược lại
- Quản lí luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
- Quản lí kinh tế luôn có mục tiêu và giải pháp thực hiện
Tính đặc thù của QLNNVTM
- Về mục tiêu quản lí: nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh phát triển thương mại bền vững (chỉ tiêu: tăng trưởng thương mại về số lượng, chất lượng, về cơ cấu thương mại và thị trường, về cán cân thương mại, về phát triển các nguồn lực thương mại.
- Về công cụ quản lí: các chiến lược, các quy hoạch, các loại luật, các chính sách, bộ máy tổ chức quản lý liên quan tới nhiều ngành, giữa ngành và địa phương
- Đối tượng quản lý: các chủ thể thương mại; các lĩnh vực thương mại; các hoạt động trao đổi, các mối quan hệ tương tác rất rộng, luôn di động (khó kiểm soát)

Câu 2. Phân tích những chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại. Liên hệ thực tiễn thực hiện chức năng đó của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta.
Chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại:
Chức năng kế hoạch hóa, định hướng phát triển thương mại
- Kế hoạc hóa thương mai là tất cả quá trình hoạc định và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển thương mai của quốc gia bao gồm phạm vi của cả nước, của từng địa phương, từng vùng và theo từng ngành hàng, ngành dịch vụ phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của tiến trình CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
- Sự cần thiết của kế hoạch hóa thương mai
+ cần phải định hướng để mọi việc diễn ra đúng mục tiêu, tạo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, giảm bớt hạn chế rủi ro của nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh.
+ tạo sự phát triển của kinh tế hàng hóa ngày càng cao
+ tạo khuôn khổ pháp lí và môi trường => xây dựng các quy định, chính sách thuận lợi để htu hút vốn đầu tư.
- Nội dung của kế hoạc hóa thương mai: hoạch định và thực hiện
- Vai trò và chức năng của kế hoạc hóa thương mại:
+ đối với nền kinh tế quốc dân: định hướng otr thương mai của quốc gia trong từng thời kì, hướng dẫn hoạt động thương mai và đầu tư của các chủ thể tham gia thị trường trong nước và quốc tế
+ đối với doanh nghiệp: giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn chiến lược, chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển.
- Yêu cầu: 
+ đổi mới công tác kế hoạch hóa thương mai trên các mặt tư duy, nhận thức.
+ cải tiến nội dung, phương pháp và hoàn thiện bộ máy kế hoạch hóa thương mai
+ tăng cường phát triển kĩ thuật
+ Nâng cao trình đọ nguồn nhân lực
Tạo lập khung pháp  lí và môi trường hoạt động kinh doanh cho các chủ thể thương mai.
- Sự cần thiết: 
+ bảo đảm môi trường pháp lí minh bạch, bình đẳng, ổn định vững chắc, giúp các doanh nghiệp có thể dự đoán được, yên tâm đầu tư kinh doanh và hoạt động lâu dài.
+ nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về thương mai.
- Nội dung:
+ Hệ thống lại các luật lệ, các quy định chính sách. Các định chế cần thiết khác và bộ máy để thực thi pháp lật và giải quyết tranh chấp thương mai.
+ Ngoài ta còn bao gồm các định chế nhằm thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế trong các hiệp định mà nhà nước đã ký kết hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
- Vai trò:
+ việc nhà nước tạo ra khung pháp lí và cung cấp các thông tin hướng dẫn về thủ tục, quy trình thương mai làm giảm chi phí hoạt động kinh doanh, vận hành hiệu quả cho thị trường
+ đồng thời tạo lập môi truongf kinh doanh cho doanh nghiệp.
VD: việc nhà nước cung cấp các thông tin hướng dẫn thủ tục sẽ giúp cho cá nhân, doanh nghiệp giảm được thời gian khi đăng kí các thông tin về đăng kí kinh doanh,…
- Yêu cầu:
+ hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lí;
+ tăng tính minh bachj rõ ràng, tính thống nhất và đồng bộ trong quy định của pháp luật về vấn dề sở hữu, sự vận hành tốt của cơ chế cưỡng bức thi hành luật, tính hợp lí của các quy trình cong nghệ và kĩ thuật, mức độ đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong thương mai
+ không phân biệt đối xử; xóa bỏ can thiệp hành chính làm hạn chế sụ phát triển thị trường.
Chức năng tổ chức và phân phối hoạt động quản lí thương mai.
- Sự cẩn thiết: các hoạt động thương mai rất đa dạng và mở rộng khắp ngành.
- Tổng quát: Nhà nước không chỉ là người tổ chức, mà còn là người phối hợp hoạt động giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, các cơ quan của Chính phủ, các chính quyền địa phương để quản lý kinh tế, thương mại
- Công cụ, thực hiện: công cụ là hệ thoogns bộ máy tổ chức quản lí nhà nước về thương mại từ trung ương đến địa phương
Nhà nước thiết lập hệ thống tổ chức quản lí về thương mại từ trung ương đến địa phương và sử dụng bộ máy này để kế hoạc hóa thương mại, tạo lập khung pháp lí để triển khai thực hiện những công việc thuộc về chức năng, nhiệm vụ QLNN về thương mại; để đưa ra chính sách pháp luật vào thực tiễn kinh doanh, biến chiến lược, quy hoạch, kể hoạch phát triển thương mại thành hiện thực.
Bên cạnh đps là việc đào tạo bổi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực thương mại.
- Vai trò: Triển khai, phối hợp quản lý được toàn bộ hoạt động thương mại ở địa phương tới trung ương
- Yêu cầu: 
+ tạo lập bộ máy thích hợp, phân công, phân cấp, quy định quyền hạn trách nhiệm, phối hợp rã ràng; tăng cường bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực.
+ Quy định cơ chế phối hợp hoạt động QLNN đối với giữa các ngành, giữa các cấp, giữa ngành và cấp
Chức năng lãnh đạo, điều khiển các hoạt động thương mại.
- Lý do: hoạt động thương mại diễn ra ở nhiều nơi, nhiều dịch vụ thực hiện. Khi thực hiễn gặp nhiều hiểm họa mà doanh nghiệp không lường trước được. vì vậy, cần 1 đơn vị có quyền lực đủ mạnh đó là nhà nước.
- Tổng quát: Nhà nước vừa là người định hướng, dẫn dắt DN, vừa là người can thiệp thị trường khi cần thiết
- Công cụ:  Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế, Công cụ phi kinh tế, biện pháp hành chính, thực lực kinh tế; biện pháp hành chính, các công cụ mang tính kĩ thuật khác.
- Vai trò: Đảm bảo lợi ích công bằng; Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền; Điều tiết thị trường và quan hệ thương mại; Xử lý mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi đó
VD: người bán gian lận về giá => tranh chấp => nhà nước phải đứng ra giải quyết
VD: vó 1 vài doanh nghiệp nhà nước có năng lực cạnh tranh thấp kém => nhà nước phải có những chinh sách làm sao để không mất các ngành nghề đó.
Yêu cầu:  Nâng cao năng lực lãnh đạo của CB trong cơ quan QLNN các ngành, các cấp. Hỗ trợ hợp lý các chủ thể thương mại. Quản lý trực tiếp và bảo vệ kinh tế nhà nước đúng pháp luật
Chức năng thanh tra, kiểm soát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại.
- Tổng quát:
+ nhà nước thanh tra, kiểm soát các chủ thể kinh doanh và quan hệ trao đổi thương mại
+ nhà nước kiểm soát trực tiếp các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế nhà nước.
VD: các thương nhân lúc nào cũng theo đuổi lợi ích cá nhân nên làm suy giảm lợi ích nhà nước. vì món lợi quá nhỏ mà bỏ đi lợi ích nên nhà nước thanh tra, kiểm soát xử lý quan hệ trao đổi
- Nội dung: kiểm soát, tuân thủ các quy định và hiệu quả hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường,
- Công cụ: thông qua bộ máy tổ chức và dựa vào quy định chính sách luật pháp
- Vai trò, mục tiêu:
+ phát hiện những bất hợp lí, mâu thuẫn, các vi phạm: kinh doanh trái phép, hàng giả, hàng cấm, báo cáo tài chính sai sự thật,…
+ đưa ra biện pháp xử lí, điều chỉnh (phòng ngừa, ngăn chặn xử lí vi phạm,..)
- Yêu cầu: 
+ kiểm soát có kế hoạch, đúng nhiệm vụ, phù hợp với mục tiêu khả năng các nguồn lực
+ tăng cường sức mạnh của cơ quan kiểm soát
+ kiểm tra, đánh giá thực lực bộ máy quản lí và năng lực đội ngũ cãn bộ quản lý.
Câu 3. Phân tích các vai trò quản lí nhà nước về thương mại. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Vai trò định hướng, hướng dẫn các hoạt động thương mại
- Mục đích: hướng dẫn quyết định đối với doanh nghiệp để khai thác cơ hội, tiềm năng có hiệu quả; góp phần thúc đẩu tăng trưởng kinh tế nâng cao mức sống của người dân và phúc lợi xã hội.
- Biểu hiện: thông qua tính đúng đắn của các chiến lược quy hoặc, các chương trình mục tiêu, các dự án, kế hoạch và chính sách.
- Yêu cầu: các văn bản kế hoạch hóa và chính sách thương mại phải đồng bộ, thống nhất, hướng dẫ phải cụ thể, minh bạch, rõ ràng, tạo niềm itn và sự an tâm cho các doanh nghiệp.
Vai trò tạo lập môi trường kinh doanh.
- Mục đích: tạo lập khung khổ pháp lí các quy trình thủ tục hành chính nhằm khai thông các quan hệ thương mịa, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh doanh đạt hiệu quả.
- Biểu hiện: nhà nước xây dựng đầy đủ, đồng bộ thống nhất các loại luật, chính sách và văn bản hướng dẫn thực thi kịp thời cụ thể rõ ràng. Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế.
- Yêu cầu:
+  nhà nước phải sử dụng đúng quyền lưc, sứ mạng và khả năng để tạo lập môi trường kinh doanh.
+  Phải tôn trọng và phát huy kết quả của thị trường, ủng hộ doanh nghiệp
+ Các nhàn quản lí vĩ mô phải đổi mới nhận thức và nâng cao trình độ, phẩm chất, không gây khó khắn trở ngại cho doanh nghiệp.
Vai trò hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thương mại.
- Mục đích:
+  Trợ giúp, chia sẻ khó khăn nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển kinh doanh và ý chí làm giàu
+ trực tiếp giải quyết các mâu thuẫn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Biểu hiện
+ hỗ trợ dưới các hình thức khác nhau theo các quy định chính sách
+ trực tiếp giải quyết các tranh chấp thương mại theo đúng các định chế pháp lí.
Vd: ngành công nghiệp ô tô đi sau rất nhiều cạnh tranh 
- Yêu cầu:
+ không hỗ trợ để bóp méo thương mại và cạnh tranh; hỗ trợ hợp lý, có chọn lọc và thời hạn rõ ràng phù hợp cam kết. không lạm dụng hỗ trợ để bảo hộ
+ doanh nghiệp: tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước
+ nhà nước nghiêm cấm bóp méo thương mại
Vai trò điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại
- Mục đich: thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đầu tư; đảm bảo tính tối ưu trong phân bổ và hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội (phân bổ nguồn lực 1 các hài hòa nhất)
- Biểu hiện: nhà nước sử dựng chủ yếu các công cụ đòn bẩy kinh tế (thuế, lãi suất, giá tỷ giá,..) để kích thích các doanh nghiệp, điều tiết thị trường.
- Yêu cầu: đổi mới và sử dụng hợp lý các đòn bẩy; kích thích thương mại phục vụ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm; khuyến khích phát triển khu vực tư nhân, tham gia nhiều hơn để điều tiết thị trường.
Vai trò giám sát thực hiện và điều chỉnh các giải pháp chính sách nhằm đạt các mục tiêu phát triển thương mại:
- Mục đích: phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm, các mâu thuẫn, bất hợp lý của hoạt động thương mại.
- Biểu hiện: cơ quan thực thi quản lí nhà nước về thương mại các cấp kiểm tra, giám sát các hoạt động thương mại theo quyền hạn, trách nhiệm; xử lí vi phạm pháp luật về thương mại theo quy định; đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho quy định; đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể thương mại.
- Yêu cầu: phải có kế hoạch; có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức; tăng cường năng lực bộ máy kiểm soát và nhân sự, trang thiết bị kỹ thuật,…

Comments