Đề cương học phần Quản trị chất lượng có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Quản trị chất lượng có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1. Các nguyên tắc quản trị chất lượng theo ISO 9000
Câu 2. Hđ cải tiễn chất lượng có ý nghĩa như thế nào đối vói các DN ? Liên hệ tình hình cải tiến chất lượng ở các DN Việt Nam hiện nay.
Câu 3. Một trong những đặc trưng nổi bật của QTCL hiện đại là quản trị dựa trên con người, dựa trên tinh thần nhân văn. Anh chị hãy phân tích làm rõ đặc trưng trên.
Câu 4.5. 10. 17. Các chức năng của QTCL ? Phân tích chức năng hoạch định và chức năng kiểm soát.
Câu 6.7.19.26.27. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
Câu 9: Phân tích các đặc điểm của dịch vụ và lấy ví dụ minh họa?
Câu 11: Chi phí chất lượng là gì? Phân tích ý nghĩa của việc đo lường chi phí chất lượng đối vó' tổ chức ?
Câu 12:Trình bày sự khác biệt giữa đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra với đảm bảo chất lượng ngay từ khi nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới đến khâu tiêu dùng cuối cùng?
Câu 14: dựa vào đặc điểm của quản trị chất lượng hiện đại, hãy phân tích chính sách chất lượng sau đây của công ty A: “ chất lượng là số một, khách hàng là trên hết”
Câu 15: Kiểm soát chất lượng là gì? Phân tích các nội dung cơ bản của hoạt đông kiểm soát chất luựng?
Câu 16. Các đặc trưng của QTCL hiện đại? Phân tích đặc trưng Đảm bảo thông tin và áp dụng các công cụ thong kê trong QTCL.
Câu 18. Hoạch định chất lượng là gì? Phân tích các nội đung CO' bản cũa hoạt động hoạch định chất lượng.
Câu 20: Đảm bảo chất lượng là gì? Trình bày các phương pháp đảm bảo chất lượng? 22
Câu 21: Cải tiến chất lượng là gì? Phân tích các nội dung cơ bản của hoạt động cải tiến chất lượng?
Câu 22: Nêu các nguyên tắc quản trị chất ỉưọng theo ISO 9000. Phân tích nguyên tắc sự tham gia của mọi người
Câu 23: Trình bày các xu hướng tiếp cận để xây dựng và triển khai hệ thống quản trị chất lu’ợng trong tổ chức?
Câu 24: Trình bày các quan điểm về chất lưọng. Theo anh/ chị quan điểm nào đang được tiếp cận phổ biến nhất trong xu hướng của quản trị chất lượng hiện đại.
Cầu 25: Phân biệt giữa các biện pháp đổi mới và cải tiến liên tục? Cho vd minh họa
Câu 29: Phân tích vai trò, tầm quan trọng của hệ thống quản trị chất luựng trong tổ chức.
Câu 30, 31: Những cơ sở lựa chọn hệ thống quản trị chất lượng của tổ chức:
Câu 32: Khái niệm chất lượng và vai trò trong kinh doanh thương mại
Câu 33:Các đặc điểm của quản trị chất lượng và phân tích đặc điểm định hướng khách hàng
Câu 34: Các cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lương . Phân tích cơ sở tiêu chuẩn hóa
NHÓM CÂU HỎI 2:
Câu 1: Các chuyên gia quản trị chất lượng cho rằng: “ không thể đảm bảo chất lượng vả làm chủ chất lượng nếu chỉ dựa vào việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng”. Anh (chị) hãy phân tích để làm rõ luận điểm trên.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “ để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, vấn đề quan trọng nhất là các nhà sản xuất phải bằng mọi cách cắt giảm chi phí đầu vào và nhằm hạ giá thành sản phẩm.” Anh(chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 4: Có ý kiếm cho rằng: “ đầu tư cho chất lượng là tốm kém và làm giảm lợi nhuận của cômg ty “ amh chị hãy bình luận ý kiếm trên.
Câu 5: 1 số lãnh đạo BNVN cho rằng: “Quản trị chất lượng theo ISO 9000 là một trong những mô hình quản trị chất lượng hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Vì vậy, để tạo được lọi thế cạnh tranh trên thương trường, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách để có được chứng chỉ theo ISO 9000”. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 9: Anh (chị) hãy bình luận ý kiến: “Con ngưòi là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống quản trị chất lượng của tổ chức. Vì vậy, đầu tư cho con người phải trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu”.
Câu 21: Có quan điểm cho rằng: “Quản trị chất lượng là quản trị quá trình, quản trị hệ thống. Chất lượng không phải là công việc của một ngưòi mà là trách nhiệm của mọi người”. Anh (chị) hãy phân tích để làm rõ quan điểm trên.
Câu 23:Có quan điểm cho rằng: “ Mức chất lượng của một sản phẩm có thể đánh giá khác nhau theo thời gian. Bình luận
Câu 24 Có quan điểm: “Mức chất lượng của một sản phẩm cỏ thể đánh giá khác nhau theo thời gian”. Bình luận.
Câu 25: Có quan điểm: “Mức chất lượng của một sản phẩm cỏ thể đánh giá khác nhau theo từng khu vực thị trường”. Bình luận.
Câu 26. Có quan điêm: “Sản phẩm cỏ chất lượng là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật và được sản xuất bằng công nghệ hiện đợi”.
Câu .31: Hãy bình luận ý kiến cho rằng: “Ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa áp dụng mô hình quản trị chất lượng tiên tiến như ISO 9000, TQM....”
Câu 34: Có ý kiến cho rằng: “Muấn nâng cao chất lượng, hạ giá thành sảm phẩm, cách duy nhất là tìm mọi cách để cắt giảm chi phí nguyên liệu đầu vào.” Hãy thể hiệm ý kiến của anh (chị) về vấn đề này
Câu 37: Có quan điểm cho rằng: “Lãnh đạo đóng vai trò. quyết định đối vói việc chiển khai thành công mô hình quản trị chất lượng của tổ chức” bình luận quan điểm trên
Câu 38: Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam đã cổ một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh và có hiệu lực về quản lý chất lượng. Hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 39: Có ý kiến cho rằng, để không ngùng nâng cao chất lưọng dịch vụ, chỉ cần thiết kế quy trình cung ứng dịch vụ một cách hoàn hảo là đủ. Hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 40: Có ý kiến cho rằng: “ Kiểm tra chất lượng bằng thống kê vẫn chưa đưọc áp dụng đầy đủ và phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam”. Bình luận ý kiến trên

Đáp án đề cương học phần quản trị chất lượng  

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1. Các nguyên tắc quản trị chất lượng theo ISO 9000 
 Nguyên tắc 1: Định huứng theo khách hàng
- Hướng vào KH giúp cho tổ chức đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của KH, từ đó gia tăng thị phần, tăng hiệu quả hoạt động và phát triển lâu dài.
- Việc áp dụng các nguyên tắc này được thể hiện qua các hành động :
+ Am hiểu tận tường nhũng yêu cầu của KH và mong đợi của họ về chất lượng, giá cả, giao hàng và những điều kiện khác khi giao hàng.
Tổ chức cần tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của KH. cần phân công trách nhiệm điều tra nhu cầu cho bộ phận chuyên trách và thực hiện thường xuyên. Đồng thòi mọi vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn KH cũng cần được truyền đạt thông tin đến mọi TV trong tổ chức để họ nỗ lực đáp úng.
+ Việc xác lập nhũng tiêu trí và phưong pháp đo lường thỏa mãn KH nhằm cải tiến liên tục sp, dv của tổ chức để đáp úng nhu cầu của KH là thực hiện triệt để nguyên tắc định hướng KH
+ Đồng thời nguyên tắc này cần thực hiện trong mọi công việc khác như : đảm bảo sự tiếp đãi bình đẳng với KH, đối tác. Đo lưòng và cải thiện mức độ hài lòng của KH dựa trên kết quả đo lưòng. Xây dựng hệ thống và phương pháp quản lí MQH với KH
 Nguyên tắc 2 : Vai trò của lãnh đạo
- Lãnh đạo tổ chức phải thiết lập mục tiêu và định hướng phát triển cho tổ chức.
- Thiết lập và duy trì môi trường làm việc thực sự năng động và hiệu quả, trong đó mọi người có thể giải quyết toàn bộ vấn đề để đạt được mục tiêu của tổ chức. Vì vậy lãnh đạo phải
+ Xđ xứ mạng và tầm nhìn của tổ chức rõ ràng, am hiểu và có khả năng kích ứng nhanh chóng với những thay đổi môi trường bên trong cũng như ngoài tổ chức.

+Là người xd mục tiêu, chương trình hành động của tổ chức. Đồng thời phải được thông đạt đến các TV trong tổ chức để việc huy động tham gia được hiệu quả. Sự lãnh đạo nhất quán giúp các TV nỗ lực tập trung vào cùng một hướng và làm việc có hiệu quả. Đồng thòi cần đảm bảo nguồn lực để thực hiện chưong trình mà lãnh đạo đã xây dựng
+ Cần có biện pháp khuyến khích, động viên cán bộ nhân viên, huy động mọi người hoàn thành mục tiêu. Đồng thòi phải cam kết, nhất trí và cung cấp đầy đủ mọi nguồn lực càn thiết để có thể hoàn thảnh nhiệm vụ
 Nguyên tắc 3 : Cách tiếp cận quản trị theo quá trình
- Tổ chức phải nhận biết được các quá trình để biến đầu vào thành đầu ra.
- Nhận dạng và đo lường được đầu vào và đầu ra của các quá trình đã xác định, nhận diện mối giao diện giữa quá trình và chức năng của tổ chức, đánh giá rủi ro, đo lường, dự báo tần suất và biến động của quá trình liên quan đến KH, nhà cung cấp và vấn đề đặt ra của quá trình.
- Thiết lập mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của mỗi vị trí rõ ràng
o Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận theo hệ thống
- Nhằm làm cho các quá trình được thực hiện một cách hiệu lực và đạt được kết quả để đạt được mục tiêu.
- Việc tổng hợp và sắp xếp quá trình đạt được hiệu quả cao nhất khi mọi quá trình đều hướng tới mục tiêu chung.
- Tổ chức làm cho quan điểm này được thấm nhuần trong toàn bộ tổ chức, đồng thời cần xây dựng hệ thống các quá trình có MQH tưong tác chặt chẽ để đạt được mục tiêu chung một cách tối ưu
- Tiếp theo là xác định mục tiêu và cách vận hành các quá trình trong hệ thống => xây dụng mục tiêu và phưong pháp cải tiến liên tục thông qua việc đo lường hiệu quả hoạt động các quá trình và toàn hệ thống
Nguyên tắc 5 : Cải tiến liên tục
- Tổ chức phải thiết lập và đạt được kế hoạch qua việc kết họp liên tục cải tiến với kế hoạch và chiến lược kinh doanh, cung cấp nguồn lực để đạt được mục tiêu, huy động sự tham gia của mọi TV trong việc cải tiến liên tục chất lượng sp, quá trình.
- Muốn vậy lãnh đạo của tổ chức phải giáo dục và đào tạo nhân viên về phưong pháp khoa học và công cụ để thực hiện cải tiến liên tục như áp dụng vòng tròn quản lí Deming, phương pháp giải quyết vấn đề , tái cơ cấu, quá trình đổi mớỉ => Tạo cơ hội cũng như biện pháp giải quyết vấn đề , cần xd cơ chế khuyến khích, động viên... mọi người tham gia vào việc cải tiến liên tục chất lượng sp...
- Để thực hiện nguyên tắc này việc đo lưòng, theo dõi cần được quan tâm và thực hiện trước tiên. Đồng thời xây dựng pp và công cụ cải tiến nhất quán. Đặc biệt là đo lưòng sự thỏa mãn của KH , đánh giá nội bộ, phân tích dữ liệu...
 Nguyên tắc 6 : Quyết định dựa trên dữ kiện
- Mang lại cho tổ chức nhiều lợi ích vì các chiến lược dựa trên dữ liệu thông tin và liên quan sễ dễ dàng thực hiện hơn.
- Việc sd thông tin là cơ sở để nhận biết toàn bộ quá trình hoạt động của hệ thống nliằm hướng dẫn cải tiến và phòng ngừa nhũng sai lỗi tiềm ẩn xảy ra
- Việc ra quyết định dựa trên những dữ kiện, bằng chúng luôn có tính thuyết phục cao, tạo được sự đồng tình của mọi cấp trong tổ chức.
- Việc sd các phương pháp phân tích dữ liệu và thông tin cần phối hợp với những kinh nhiệm của quản lí, nhất là nhũng người trực tiếp điều hàn quá hình sx, kd. Lấy yếu tổ con người làm trọng tâm của tổ chức và phát huy tối đa tiềm năng của con người trong tổ chức.
Nguyên tắc 7: Quan hệ hợp tác cùng có lọi với ngưòi cung ứng
- Việc tham gia , hợp tác cùng nhà cung cấp sẽ là điều kiện để tổ chức đảm bảo chất lượng NVL, thiết bị, các nguồn lực khác để đảm bảo chất lượng đầu ra thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Tổ chức phải luôn đề cao việc đảnh giá , lựa chọn nhà cung cấp , xây dụng và duy trì mối quan hệ vói các nhà cung cấp sao cho cân đối giữa mục tiêu ngắn, dài hạn, tạo kênh liên lạc mở và rõ ràng, chia sẻ thông tin và thừa nhận thành quả của nhà cung ứng, lk
Câu 2. Hđ cải tiễn chất lượng có ý nghĩa như thế nào đối vói các DN ? Liên hệ tình hình cải tiến chất lượng ở các DN Việt Nam hiện nay.
 Ý nghĩa
- Cải tiến CL là cơ sở giúp tổ chức có khả năng hoàn thiện và nâng cao CL của sp cũng như CL các quá trình và tạo ra các sp mói vói những tính năng mới. hoặc hoàn thiện và nâng cao hon CL của sp, dv hàng hóa hiện có.
- Cải tiến CL giúp cho các tổ chức có thể tiết kiệm được chi phí do rát ngắn được thòi gian., các thao tác, các sp hư hỏng...
- Cải tiến CL cũng giúp các tổ chức nâng cao hiệu lực và hiệu quả tác nghiệp, các quá tình trên cơ sở pháp lí hóa các hoạt đông, quá trinlif, rút ngắn được thời gian, thao tác thừa...
- Nhờ đó giúp tổ chức nâng cao uy tín, và khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ sự đáp ứng kịp thời và luôn thỏa mãn các yêu cầu của KH.
Câu 3. Một trong những đặc trưng nổi bật của QTCL hiện đại là quản trị dựa trên con người, dựa trên tinh thần nhân văn. Anh chị hãy phân tích làm rõ đặc trưng trên.
- Nhờ nhận thức đúng đắn về vai trò của con người mà tổ chưc đã phát huy được những tiềm năng sáng tạo của con người trong quá trình triển khai các mục tiêu quản trị chất lượng.
- Con người chính là chủ thể của mọi quá trình, là nhân tố trực tiếp và quan trọng nhất trong quá tạo ra chất lượng, quyết định chất lượng dựa trên cơ sở kết họp với các yểu tổ khác. Vì vậy một hệ thống quản trị hiện hữu cần phải huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong toàn tổ chức
- Con người được đặt ở vị trí trung tâm của tổ chửc. Chính con người quyết định chất lượng
- Đế con người giữ được ví trí trung tâm trong hệ thống tổ chức cần có chiến lược xây dưng đội ngũ nhân viên có quyền lực. Quản trị chất lượng coi trọng vai trò của người lãnh đạo yà tập thể các nhà quản lí nhân viên trong việc hoạch định và thực thi chiến lược.
- Để phát huy tiềm năng con người và khuyến khích tinh thần tự nguyện đóng góp cho mục tiêu chung .của tổ chức, ngoài việc đào tạo, lãnh đạo tổ chức cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, an toàn mà ở đó con người được tôn trọng.
- Nhà quản lý phải làm việc một cách công khai minh bạch. Cần tái cấu trúc công ty sao cho con người thực sự làm chủ và cống hiến.
=> Vì vậy việc quản lí dựa trên tinh thần nhân văn sẽ phát huy khả năng sáng tạo của con người. Ở đó con ngườ có đủ năng lực làm việc độc lập và tự nguyện cống hết sức lực cho tổ chức

Comments

  1. mua bộ đề cươgn có đáp án môn quản trị chất lượng

    ReplyDelete

Post a Comment