Đề cương học phần Tài chính vi mô có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Tài chính vi mô có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH VI MÔ

I. NHÓM CÂU HỎI SỐ 1
Câu 1: Khái niệm nghèo, các nguyên nhân cơ bản dẫn tới đói nghèo, các giải pháp thoát nghèo. Liên hê thực tế ở Việt Nam
Câu 2: Chuẩn nghèo đơn chiều và đa chiều là gì ? Liên hệ ở Việt Nam
Câu 3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo? Làm thế nào để thoát nghèo một cách bền vững? Liên hệ thực tế các giải pháp của Chính phủ trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
Câu 5. Phân tích vai trò của các bên liên quan trong hoạt động tài chính vi mô?  Liên hệ thực tế.
Câu 6. Quá trình ra đời và phát triển của Tài chính vi mô trên thế giới và ở Việt Nam. Thực trạng phát triển Tài chính vi mô ở VN
Câu 7.Phân loại các tổ chức tài chính vi mô
Câu 8. Nội dung của các dịch vụ tài chính vi mô: tín dụng vi mô, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô
CÂU 9: Những hiểu biết về hoạt động tài chính vi mô của ngân hàng Grameen, Qũy tình thương TYM, M7, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa, các dịch vụ chủ yếu do các tổ chức này cung cấp. Đánh giá,  nhận xét và bài học kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mô .
CÂU 10: Nội dung quy trình cho vay của CEP và đánh giá kết quả CEP đạt được trong việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mô.
CÂU 12 (NPQ): Các tổ chức tài chính vi mô là một trung gian tài chính hay là trung gian xã hội? Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính vi mô của một số tổ chức tài chính vi mô đã học để làm rõ nội dung trên.
Các tổ chức tài chính vi mô là một trung gian tài chính 31
II NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1: Tổ chức tín dụng vi mô, Tổ chức bỏa hiểm vi mô là gì? So sánh hoạt động cơ bản của tổ chức tín dụng vi mô ( Tổ chức bảo hiểm vi mô) với các tổ chức tín dụng (bảo hiểm) thông thường. 31
Câu 2: Nội dung và ý nhĩa củ các chỉ tiêu phản ánh chất lượng danh mục cho vay, hiệu quả và năng suất, khả năng sinh lời, đòn bẩy và an toàn vốn, quy mô và phạm vi tiếp cận của tổ chức tài chính vi mô.
Câu3: Khái niệm bền vững trong tài chính vi mô, khả năng tự vững của các tổ chức tài chính vi mô? Các cấp độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô?
Câu 4:Cho vay cá thể, cho vay theo nhóm là gì? Trình bày ưu nhược điểm của cho vay cá thể (cho vay theo nhóm) ? So sánh cho vay cá thể và cho vay theo trong tài chính vi mô? Cho ví dụ về các sản phẩm cho vay cá thể và cho vay theo nhóm
CÂU 6. Những hiểu biết về cho vay theo nhóm tương hỗ Grameen, hiệp hội tín dụng tiết kiệm quay vòng.
CÂU 7. Những hiểu biết về các sản phẩm tiết kiệm của tài chính vi mô? Vì sao tiết kiệm bắt buộc là hình thức phổ biến trong tài chính vi mô?
CÂU 8. Tổ chức tài chính vi mô là gì? Các chức năng và vai trò của tổ chức tài chính vi mô. Lien hệ thực tế.
CÂU 9: Những hiểu biết về các mô hình cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô? Các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô nên sử dụng mô hình nào?
CÂU 10: Các đặc điểm và các sản phẩm của dịch vụ tín dụng vi mô, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô.
CÂU 11: Các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ tiết kiệm tương hỗ trong hoạt động của Tài chính vi mô.
CÂU 12: Mô tả những rủi ro và các giải pháp hạn chế hạn chế rủi ro mà các tỏ chức tài chính vi mô phải đối mặt.

Đáp án đề cương học phần tài chính vi mô tmu

I. NHÓM CÂU HỎI SỐ 1
Câu 1: Khái niệm nghèo, các nguyên nhân cơ bản dẫn tới đói nghèo, các giải pháp thoát nghèo. Liên hê thực tế ở Việt Nam

Khái niệm về nghèo:
Quan điểm 1: Nghèo đồng nghĩa với thu nhập thấp. Thu nhập là  tiêu chí để đánh giá đói nghèo.
Theo chuẩn Ngân hàng Thế giới: thu nhập dưới 1 USD/ngày là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo; 2 đô la cho khu vực Mỹ Latinh và carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,4 đô la cho những nước nông nghiệp.

Quan điểm 2: Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra định nghĩa về nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối

Quan điểm 3: Nghèo là đói thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không được đến trường, không biết đọc biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh hoạn, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do
Việt Nam:” đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của địa phương”
Các nguyên nhân cơ bản dẫn tới đói nghèo
- Nguồn lực hạn chế và thiếu thốn
- Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định
- Không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật
- Các nguyên nhân về nhân khẩu học
- Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác
- Nguyên nhân khác
Các giải pháp  thoát nghèo
- Chính phủ tích cực hỗ trợ tài chính cho người dân và thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo
- Mỗi người cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho chính mình và cả những người thân xung quanh
- Mỗi cá nhân tự làm ra của cải để nuôi sống bản thân và thoát nghèo
Liên hệ thực tế ở Việt Nam:
Trong những năm vừa qua Việt Nam đã và  đang rất chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo. Năm 2011, những bất ổn về kinh tế tăng cao, lạm phát tăng, hậu quả của bão lũ đời sống người dân khó khăn thiếu thốn, đứng trước tình hình đó chính phủ đã có những chủ trương thuwcjhieenj chính sách thắt chặt tài khóa , cắt giảm sắp xếp lại đầu tư công, ưu tiên tập trung phát triển phúc lợi xã hội… đã đem lại tỷ lệ giảm nghèo giảm trên 2% còn lại 14%.
Bên cạnh giảm nghèo thì chính phủ còn hỗ trợ đào tạo nghề tạo việc làm phù hợp cho các hộ nghèo để đảm bảo thoát nghèo một cách bền vững.
Từ khi trở thành thành viên của WTO, chính phủ càng cần nắm bắt rõ đời sống dân cư để đưa ra các chính sách phù hợp cho từng thời kỳ phát triển và phù hợp vs mục tiêu cảu nước nhà trong từng năm.

Câu 2: Chuẩn nghèo đơn chiều và đa chiều là gì ? Liên hệ ở Việt Nam

Chuẩn nghèo đơn chiều: được xác định trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá diện hộ nghèo.
Chuẩn nghèo đa chiều: nghèo đói không hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt khác mà nghèo đói còn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn chặn những cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận với các nguồn lực, thông tin và dịch vụ. 
Như vậy sự nghèo khó không chỉ đơn thuần là một cá thể mà nó bao gồm các yếu tố kìm hãm cá thể đó không tiếp cận được đến các nguồn lực hoặc không biết và không thể tìm ra các giải pháp cho bản thân để thoát ra khỏi tình trạng hiện có.
Liên hệ ở Việt Nam:
Năm 1990 Việt nam có khoảng 10 triệu ha rừng nhưng tính đến năm 2012 thì diện tích rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng hay sự bùng nổ thiếu quy hoạch của thủy điện… là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến ảnh hưởng chất lượng đời sống dan cư.
Hiện tại ở Việt Nam có một bộ phận rất lớn người dân, đa số họ là nông dân có ít đất canh tác, kỹ năng hạn chế, thiếu các cơ hội việc làm khác nên họ rất chuyên cần làm nông nghiệp với quy mô nhỏ cả về diện tích lẫn vốn đầu tư Về bản chất họ thực sự là “người nghèo” trong khái niệm nghèo đa chiều.

Câu 3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo? Làm thế nào để thoát nghèo một cách bền vững? Liên hệ thực tế các giải pháp của Chính phủ trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo:
- Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảm nghèo
- Nghèo đói có thể ngăn cản tăng trưởng kinh tế
- Việc giảm nghèo rất có lợi cho việc tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho giảm nghèo,chứ chưa phải là điều kiện đủ.
Để thoát nghèo một cách bền vững
Đầu tư cho giáo dục đào tạo dạy nghề nâng cao dân trí
Đưa ra các chính sách hỗ trợ vay vốn tiếp tục giúp các hộ nghèo thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản
Thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao thu nhập
XD kế hoạch thoát nghèo hiệu quả phù hợp vs đặc điểm hoàn cảnh điều kiện của từng nhóm hộ nghèo
Chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất
Nhà nước cần cân đôia nguồn ngân sách để bố trí nguồn vốn hiệu quả

Comments