Đề cương học phần Tâm lý quản trị kinh doanh có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Tâm lý quản trị kinh doanh có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NHÓM CÂU HỎI 1:
Câu 1: Khái niệm tâm lý, tâm lý quản trị kinh doanh? Phân tích các chức năng của tâm lý?
Câu 3: Các khái niệm xu hướng, nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, niềm tin, tính cách, năng lực, tình cảm, hành vi, và lợi ích?
Câu 2: Lý thuyết quản trị cổ điển của Frederick W. Taylor, của Mc. Gregor?
Câu 4: Đặc điểm của nhu cầu cá nhân, vai trò, đặc điểm của lý tưởng, thế giới quan, niềm tin? Cho ví dụ?
Câu 5: Khái niệm tập thể, mâu thuẫn, dư luận tập thể, lan truyền tâm lý?
Câu 7: Trình bày biện pháp thuyết phục, biện phá hành chính để giải quyết mâu thuẫn trong tập thể? Cho ví dụ minh họa thực tế?
Câu 8: Phân tích phương pháp thống nhất, phương pháp áp chế trong giải quyết mâu thuẫn? Cho ví dụ minh họa?
Câu 6: Đặc điểm cơ bản của tập thể? Cấu trúc tập thể? Bản chất của mâu thuẫn trong tập thể? Cho ví dụ?
Câu 9: Khái niệm người lãnh đạo, ê kíp lãnh đạo, năng lực tổ chức, năng lực sư phạm, phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo? Đặc điểm năng lực sư phạm của người lãnh đạo, năng lực tổ chức của người lãnh đạo? Cho ví dụ thực tế?
Câu 10: Trình bày yêu cầu về tính nguyên tắc, sự đòi hỏi cao với người dưới quyền của người lãnh đạo? Cho ví dụ?
Câu 11: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo? Cho ví dụ?
Câu 12: Trình bày đặc điểm phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, phong cách lãnh đạo dân chủ? Cho ví dụ minh họa?
Câu 14: Trình bày những đặc điểm của hoạt động kinh doanh. Đặc điểm tâm lý người mua theo giới tính, tính khí? Cho ví dụ?
Câu 15: Trình bày yêu cầu về tâm lý, nhãn hiệu và bao bì trong thiết kế sản phẩm mới? Cho ví dụ?
Câu 16: Phân tích nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm mới?
Câu 17: Khái niệm giá cả? Tâm lý của người mua trong điều chỉnh giá? Cho ví dụ?
Câu 18: Khái niệm giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, giao tiếp qua điện thoại, loại hình giao tiếp tiếp khách, phong cách giao tiếp?
Câu 19: Nêu bản chất, ý nghĩa của giao tiếp? Đặc điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, và phong cách giao tiếp dân chủ? Cho ví dụ minh họa?
Câu 20: Các ảnh hưởng của nhận thức, ấn tượng ban đầu đến quá trình giao tiếp? Cho ví dụ?
NHÓM CÂU HỎI 2:
Câu 1: Phân tích lý thuyết nhu cầu của Maslow trong quản trị kinh doanh? Lý thuyết Z trong quản lý con người của nhà quản trị Nhật Bản? Ứng dụng vào thực tế?
Câu 2: Phân tích những đặc điểm tâm lý cá nhân, tính khí linh hoạt và tính khí sôi nổi, các biểu hiện của xu hướng? Vận dụng thực tế trong quá trình quản trị doanh nghiệp?
Câu 3: Trình bày cấu trúc của tính cách cá nhân? Các mức độ năng lực cá nhân?
Câu 4: Phân tích các quy luật tâm lý nhu cầu, hành vi, lợi ích, tình cảm trong tâm lý cá nhân? vận dụng vào thực tế?
Câu 5:  Phân tích các quy luật truyền thống tập quán, lan truyền tâm lý, thích ứng, tương phản, di chuyển trong tập thể? Vận dụng?
Câu 6: Trình bày đặc điểm các loại dư luận trong tập thể lao động? Cho ví dụ minh họa?
Câu 7: Trình bày các biện pháp, phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong tập thể?
Câu 8: Trình bày các đặc điểm tâm lý, và các kiểu phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo? Vận dụng vào quá trình quản trị sản xuất kinh doanh thực tế?
Câu 9: Phân tích cấu trúc tâm lý, dấu hiệu của ê kíp lãnh đạo?
Câu 10: Trình bày những điều kiện thiết lập, những yếu tố tâm lý đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một ê kíp lãnh đạo? Liên hệ thực tế?
Câu 11: Phân tích đặc điểm tâm lý chung của người mua?
Câu 12: Phân tích những phẩm chất tâm lý, nguyên tắc ứng xử nghề nghiệp của người bán?
Câu 13: Phân tích những yêu cầu tâm lý khi thiết kế sản phẩm mới trong kinh doanh?
Câu 14: Phân tích tâm lý người mua trong điều chỉnh giá, và các cách định giá dựa vào tâm lý người mua trong kinh doanh?
Câu 15: Phân tích tâm lý trong quảng cáo kinh doanh? Liên hệ thực tế?

Đáp án đề cương học phần tâm lý quản trị kinh doanh 

NHÓM CÂU HỎI 1:
Câu 1: Khái niệm tâm lý, tâm lý quản trị kinh doanh? Phân tích các chức năng của tâm lý?
- Tâm lý là những hiện tượng thần kinh xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền, chi phối và điều khiển mọi hoạt động của con người. Tâm lý là nhận thức, trí tuệ, tình cảm, ý chí, tính cách, ý thức và tự ý thức; là nhu cầu, năng lực, độngc ơ, hứng thú, khả năng sáng tạo... Tâm lý gồm 4 lĩnh vực cơ bản là: nhận thức, tình cảm – ý chí, giao tiếp và nhân cách.
- Tâm lý quản trị kinh doanh là một môn khoa học chuyên ngành, nghiên cứu ứng dụng các kiến thức tâm lý vào hoạt động quản trị kinh doanh, nhằm tác động tích cực đối với người lao động, thúc đẩy họ làm việc vì lợi ích của bản thân và toàn xã hội, đồng thời tác động vào tập thể lao động nhằm tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực trong doanh nghiệp.
- Các chức năng của tâm lý:
+ Định hướng hoạt động: tâm lý giúp con người xác định được những phương hướng hoạt động mà con người hành động có mục đích động cơ. 
Ví dụ: Mong muốn đạt được học bổng ở trường đại học thì chúng ta phải đặt ra mục tiêu học tập cho từng môn trong mỗi kì, đồng thời xác định phương thức ôn tập để có phương pháp học tập hiệu quả ngay từ đầu. 
+ Điều khiển và kiểm soát hoạt động: thông qua chương trình, kế hoạch, phương thức triển khai thì tâm lý giúp con người thực hiện kế hoạch đã đề ra và kiểm soát hoạt động để làm cho hoạt động của con người có hiệu quả nhất định.
Ví dụ: Trong quá trình học tập ta luôn xem xét xem chúng ta đã học như kế hoạch đã đề ra hay chưa, nếu chứ thì ta sẽ tự điều chỉnh để bản thân học tập theo đúng kế hoạch.
+ Điều chỉnh hoạt động: tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời làm cho hoạt động con người phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép.
Ví dụ: Sau khi học xong một kì học, ta đánh giá xem mức độ đạt mục tiêu đã đề ra được bao nhiêu phần trăm và điều chỉnh sao cho phù hợp hơn để kết quả được cao hơn.
Câu 3: Các khái niệm xu hướng, nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, niềm tin, tính cách, năng lực, tình cảm, hành vi, và lợi ích?
- Xu hướng: là thuộc tính tâm lý cá nhân điển hình, nói lên chiều hướng của hành vi, hoạt động và nhân cách con người. Xu hướng phụ thuộc nhiều vào động lực thúc đẩy bên trong mỗi cá nhân, biểu hiện ở một số mặt như: nhu cầu, sự hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin...
- Nhu cầu: là sự đòi hỏi của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau, muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển. Nhu cầu làm xuất hiện lòng ham muốn, tạo ra động lực tâm lý thúc đẩy con người hành động, là yếu tố chi phối xu hướng hành động và ảnh hưởng đến sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng. Nếu thỏa mãn được nhu cầu thì con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, phấn chấn. Trái lại, nếu các nhu cầu không được thỏa mãn thì con người cảm thấy chán nản, khó chịu, bực bội.
- Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, hiện tượng có ý nghĩa với cuộc sống và mang lại khoái cảm trong hoạt động của cá nhân. hứng thú biểu hiện sự tập trung cao độ và sự say mê, làm nảy sinh khát vọng hành động và sáng tạo, nhờ đó làm tăng hiệu quả và chất lượng hoạt động của cá nhân.
- Lý tưởng:  được biểu hiện thông qua một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn cá nhân hành động để vươn tới mục tiêu cao đẹp của con người. Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn và mang bản chất xã hội, lịch sử.lý tưởng là yếu tố quy định xu hướng nhân cách, quyết định mục tiêu hoạt động và sự phát triển nhân cách, là động lực thúc đẩy, điều khiển hoạt động của cá nhân.
- Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm cá nhân về tự nhiên, xã hội và con người, giúp hình thành phương châm hành động và tác động đến hoạt động tư duy của con người. Theo quan điểm Macxit, thế giới quan khoa học là hệ thống những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mang tính khóa học và tính nhất quán cao.
- Niềm tin: là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, thái độ, ý chí,... được con người thể nghiệm và trở thành chân lý đối với mõi cá nhân. niềm tin tạo nên nghị lực và ý chí vươn lên trong hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của mỗi cá nhân.
- Tính cách: là mộ thuộc tính tâm lý phức tạp và đặc trưng của cá nhân. Tính cách là sự kết hợp độc đáo, cá biệt của những đặc điểm tâm lý tương đối ổn định, biểu hiện thường xuyên của cá nhân và được thể hiện một cách tương đối có hệ thống trong các hành vi, cử chỉ, hoạt dộng của con người. Theo nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc thì tính cách là sự kết hợp đặc biệt, độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, quy định phương thức hành vi điển hình của mỗi người trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ con người đó với thế giứi xung quanh và bản thân.
- Năng lực: là một thuộc tính tâm lý cá nhân, phản ánh khả năng của một người có thẻ hoàn thành hoạt động nào đó với kết quả nhất định. Năng lực cá nhân phản ánh khả năng của mọt người bình thường và là mức thấp nhất trong 3 mức độ từ thấp đến cao là: năng lực, tài năng và thiên tài.
- Tình cảm: tình cảm và cảm xúc là những quá trình tâm lý phổ biến trong mỗi cá nhân. tình cảm là quá trình tâm lý ổn định, bền vững hơn so với cảm xúc, diễn ra trong thời gian dài hơn, thể hiện thái độ và cách ứng xử của con người đối với một đối tượng nào đó. Tình cảm được hình thành dần dần, thông qua giao tiếp với đối tượng trong một thời gian nhất định.
- Hành vi: là hành động vá cách ứng xử của mỗi con người, không ai giống ai. Mỗi hành vi, thái độ của con người đều bắt nguồn từ những động lực thúc đẩy khác nhau.
- Lợi ích: là động lực cơ bản của các hành động có ý thức của con người. Làm việc gì con người cũng phải tính đến ợi ích. Lợi ích có nhiều loại khác nhau: lợi ích trước mắt và lâu dài; lợi ích cá nhân, nhóm và lợi ích chung; lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
Câu 2: Lý thuyết quản trị cổ điển của Frederick W. Taylor, của Mc. Gregor?
Lý thuyết quản trị cổ điển của Frederick Winslow Taylor:
Frederick W. Taylor được thừa nhận là cha đẻ của lý thuyết quản lý theo khoa học và là người mở ra một “kỷ nguyên vàng” trong khoa học quản lý.
Những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Taylor:
- Xây dựng phương pháp khoa học để thực hiện có kết quả từng công việc cụ thể trong nhà máy.
- Tuyển chọn, huấn luyện công nhân phù hợp với mỗi công việc.
- Xây dựng định mức lao động và phân công, hợp tác lao động một cách khoa học.
Từ những nguyên tắc trên Taylor đã đề ra các biện pháp cụ thể như: nghiên cứu toàn bộ quy trình thực hiện công việc của người công nhân, sau đó chia nhỏ công việc của họ thành các công đoạn khác nhau để tìm cách cải tiến, tối ưu hóa các thao tác và xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất để kích thích người lao động (ví dụ như trả công theo sản phẩm).
Lý thuyết quản trị của Taylor còn có hạn chế là “máy móc hóa con người” người lao động sẽ bị gò bò vào dây chuyền sản xuất, vắt kiệt sức lao động của người công nhân... song lý thuyết của Taylor vẫn được các nhà quản lý nghiên cứu áp dụng trong hoạt động quản trị kinh doanh, được thể hiện qua những điểm cơ bản:
+ khi giao việc cho người lao động, nhà quản trị cần phải hình dung được công việc sẽ diễn ra như thế nào, có những thuận lợi và khó khăn gì, từ đó hướng dẫn, tạo điều kiện cho người lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
+ phải chú ý phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận một cách nhịp nhàng, hiệu quả thì công việc kinh doanh mới đạt được kết quả mong muốn
+ cần quan tâm tới việc xây dựng định mức lao động và trả công hợp lý để kích thích người lao động...
Lý thuyết lưỡng phân trong quản trị của Mc. Gregor: Gregor đã đưa ra những cách đánh giá khác nhau về con người trong tổ chức, từ đó ông đã xây dựng nên các lý thuyết X và lú thuyết Y như sau:
Lý thuyết X: Với các nhận định về bản chất con người và đề xuất biện pháp quản lí như sau:
+ Mọt người bình thường luôn có ác cảm đối với công việc và sẽ tìm cách lảng tránh nó nếu có điều kiện.
+ Do con người không thích làm việc nên nhà quản trị phải ép buộc họ, phải điều khiển hướng dẫn, đe dọa và trừng phạt để buộc họ phải hết sức cố gắng, qua đó đạt được các mục tiêu của tổ chức.
+ Người bình thường bao giờ cũng thích bị lãnh đạo, muốn trốn tránh trách nhiệm, không có hoài bão và chỉ muốn an thân.
Lý thuyết X nhấn mạnh bản chất máy móc, vô tổ chức của con người và ủng hộ quan điểm nghiêm khắc trong lãnh đạo và kiểm tra. Những người công nhận lý thuyết X đều có chung quan điểm là phải giành được quyền lực tuyệt đối đối với người cộng sự của mình. Việc điều khiển từ bên ngoài thông qua giám sát chặt chẽ là thích hợp nhất để đối phó với những con người không đáng tin cậy, vô trách nhiệm và thiếu kinh nghiệm. Chỉ có tiền bạc, lợi nhuận và đe dọa, trừng phạt mới thúc đẩy được người ta làm việc.
Lý thuyết Y: Đối lập với lý thuyết X, ở lý thuyết Y Gregor lập luận rằng hoạt động quản lý phải dựa trên việc hiểu biết khoa học hơn, chính xác hơn về bản chất con người để thúc đẩy họ làm việc. Không phải con người vốn có bản chất lười nhác và không thể tin cậy được. Trong họ tiềm ẩn những khả năng rất to lớn và khi tiềm năng ấy được khơi gợi một cách đúng đắn thì họ sẽ tự hoàn thiện mình và lao động hăng say, sáng tạo. Vì vậy nhiệm vụ của người quản lý là phải phát huy được mọi tiềm năng của con người và phải đc tiến hành theo cách thức để con người có thể tự hoàn thiện mình, đồng thời tự giác, chủ động sáng tạo trong thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Điều này dẫn đến quan điểm quản lý phải đi đến tự chủ, dựa trên những nhận định và phương pháp chủ yếu sau:
+ điều khiển từ bên ngoài hoặc đe dọa, trừng phạt không phải là cách duy nhất buộc con người cố gắng để đạt được mục tiêu của tổ chức. Con người có thể tự điều khiển, tự kiểm tra công việc của mình để đạt được mục tiêu chung.
+ các phần thưởng, thù lao tương xứng với kết quả công việc của người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc động viên họ thực hiện tốt công việc được giao.
+ trong những điều kiện thích hợp, người bình thường không chỉ học cách chấp nhận trách nhiệm mà còn học cách tự nhận trách nhiệm về mình.
+ không ít người có khả năng phát huy tốt trí tưởng tượng, tài năng và sức sáng tạo của bản thân.
+ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ có một phần trí tuệ của con người được khai thác, sử dụng.
Như vậy lý thuyết Y chủ trương phát huy tính tự chủ trong quản lý, thay cho điều khiển, giám sát và kỉ luật. Trên cơ sở tin tưởng vào bản chất tích cực của con người và tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để các thành viên có thể cố gắng, nỗ lwucj đạt được những mục tiêu của chính mình, vì sự thành công của tổ chức, các nhà quản trị theo lý thuyết Y đã mở rộng quyền tự chủ, phát huy tính tự giác của cấp dưới và do đó hạn chế được những rủi ro, tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Comments