Đề cương học phần Thanh toán QT và tài trợ XNK có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG ĐỀ THI
THANH TOÁN QUỐC TẾ  VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

Câu 1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thanh toán quốc tế. VDMH
Câu 2. Trình bày về bộ chứng từ trong  TTQT. Liệt kê và nêu đặc điểm cơ bản của mỗi loại chứng từ dùng trong TTQT
Câu 3. Các thông lệ và tập quán QT thường đc áp dụng trong TTQT hiện nay
Câu 4. Khái niệm, bản chất, phân loại và vai trò của hđ tài trợ XNK
Câu 5. Các chủ thể tham gia vào hoạt động tài trợ XNK, phân loại hoạt động tài trợ XNK
Câu 6. Khái niệm, đặc điểm, phân loại Séc,Hối phiếu thương mại, lệnh chuyển tiền. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa Hối phiếu và Séc, giữa lệnh chuyển tiền và Séc
Câu 7: Nêu các nguồn luật điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và phương thức thanh toán nhờ thu, tính chất pháp lý của các nguồn luật này. Thực tiễn sẽ ưu tiên áp dụng luật quốc gia hay tập quán quốc tế nếu có xung đột giữa hai nguồn luật này.
Câu 8: Khái niệm,quy trình, ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền. Liên hệ thực tế các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Câu 9: Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trách nhiệm của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo L/C, ngân hàng bảo lãnh L/C. Cho ý kiến nhận xét về vai trò của các ngân hàng
trên ở Việt Nam hiện nay.
Câu 10: Trình bày nội dung chủ yếu của một thư tín dụng? Ưu, nhược điểm của phương thức thanh toán thanh toán tín dụng chứng từ. Liên hệ thực tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Câu 11: Trình bày các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu? Thực trạng hình thức tín dụng nào được sử dụng phổ biến tại NHTM hiện nay.
Câu 12: Phân biệt phí suất tín dụng và lãi suất tín dụng danh nghĩa. Việc tính phí suất tín dụng có ý nghĩa như thế nào đối với bên đi vay? Cho ví dụ minh họa?
Câu 13:Trình bày khái niệm và cách xác định lãi suất tài trợ hiệu quả ?Phân tích các tác động đến lãi suất tài trợ hiệu quả.Liên hệ thực tế việc sử dụng lãi suất tài trợ hiệu quả tại các doanh nghiêp xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay.
Câu 14:Khái niệm,đặc điểm,quy trình bảo lãnh xuất nhập khẩu .Thực trạng bảo lãnh tại các ngân hàng XNK các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Câu 15:Chức năng của bảo lãnh,các hình thức bảo lãnh XNK hiện nay?Khác nhau giữa bảo lãnh theo yêu caaif và bảo lãnh kèm chứng từ ,ảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp ?thu bảo lãnh và hơp-j đồng bảo lãnh ?Cho ý kiến nhận xét về các hình thức bảo lãnh trong hình thức tài trợ xuất nhâp-j khẩu của các Việt Nam hiện nay.
Câu 16: TRình bày khái niệm và quy trình bao thanh toán ?So sánh những điểm giống và khác nhau giữa bao thanh toán và chiết khấu ?Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam.
Câu 17:Trình bày khái niệm,cách tính ý nghĩa của thời hạn tín dụng chung ?Ví dụ minh họa.
Câu 18: trình bày khái niệm,cách tính ,ý nghĩa của thời hạn tín dụng trung bình ?Ví dụ minh họa
Câu 19:Trình bày khái niệm cách xác định và các yếu tố tác động đến phí suất tín dụng ?Ví dụ minh họa.
Câu 20: Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu, séc và kỳ phiếu
Câu 21: Các nội dung chính của Séc theo công ước Geneve 1931, nội dung chính của hối phiếu ULB 1930
Câu 22: Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu?Nêu trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể tham gia lưu thông hối phiếu
 nhượng người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu.
Câu 23: Điều kiện thời gian thanh toán? Cho ví dụ minh họa
Câu 24: Những nội dung cơ bản về điều kiện tiền tệ trong thanh toán ngoại thương?Cho ví dụ minh họa
Câu 25: Khái niệm, đặc điểm của các loại L/C. Liên hệ với thực tiễn việc lựa chọn loại L/C trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu
Câu 26: Khái niệm, quy trình của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa phương thức tín dụng chứng từ và phương thức nhờ thu kèm chứng từ?

Đáp án ÔN THI MÔN THANH TOÁN VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

Câu 1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thanh toán quốc tế. VDMH
Khái niệm: xét trong phạm vi thanh toán các giao dịch ngoại thương “TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu, chỉ để hoàn thành các hợp đồng XNK HH và các DV TM cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường QT, thông qua các trung gian thanh toán, đó là những NHTM được khách hàng- ng trả tiền và ng hưởng lợi ủy thác thực hiện hoạt động thanh toán.
Đặc điểm:
-TTQT không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia mà còn chịu sự điều chỉnh của luật pháp, công ước và tập quán quốc tế như UCP, URC, URR, Incoterms
- TTQT chịu ảnh hưởng của tỷ giá và dự trữ  ngoại tệ của các quốc gia
-Các giao dịch TTQT chủ yếu được thực hiện thông qua các hệ thống NHTM
-Hoạt động thanh toán là một loại hình dịch vụ
Vai trò:
- Thúc đẩy hđ XNK của nền kinh tế như 1 thể thống nhất
- Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
- Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động DV như du lịch, hợp tác quốc tế
- Tăng cường thu hút kiểu hối và các nguồn lực tài chính khác
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế
VDMH: * Hoạt động cho vay tài trợ nhập khẩu của NGÂN HÀNG Vietcombank giai đoạn 2013-2016.
Thương mại quốc tế bao gồm những mối quan hệ phức tạp. Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra liên tục nhanh chóng, thuận lợi cho cá nhân và nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là tín dụng tài trợ nhập khẩu luôn là thế mạnh từ trước đến nay của ngân hàng Vietcombank, vì đây là ngân hàng có nguồn ngoại tệ khá dồi dào với hình thức tài trợ vô cùng phong phú và đa dạng. Năm 2016, doanh số tài trợ nhập khẩu của toàn chi nhánh đạt 452.488 (nghìn  USD), tăng 11,7% so với năm 2015. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng nhập khẩu không ngừng tăng trưởng về quy mô mặc dù môi trường cạnh tranh ngày càng khó khăn. Trong cơ cấu tín dụng, Vietcombank thường nghiêng về cho vay ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, do đó, doanh số cho vay bằng ngoại tệ tăng lên hằng năm theo đà tăng của kim ngạch nhập khẩu.

Câu 2. Trình bày về bộ chứng từ trong  TTQT. Liệt kê và nêu đặc điểm cơ bản của mỗi loại chứng từ dùng trong TTQT
Chứng từ thương mại
Bộ chứng từ thương mại hay chứng từ gửi hàng thường gồm: hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất HH,…
+) Hợp đồng ngoại thương: là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa 2 bên mua và bán có trụ sở KD ở các nước khác hoặc có quốc tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu HH cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng.
1 HĐNT thường gồm 2 phần: phần mở đầu và phần nội dung các điều khoản của hợp đồng. 
Nội dung các điều khoản của hợp đồng mô tả hàng hóa bao gồm:
- Số lượng, trọng lượng hàng
- Phẩm chất và quy cách hàng hoá
- điều khoản về bao bì và kí mã hiệu
- điều khoản về giá
- dẫn chiếu áp dụng Điều kiện TMQT (Incoterms) số…
- điều kiện giao hàng
- điều kiện về thanh toán
- điều kiện về bảo hành
- điều kiện về khiếu nại
- điều kiện về các tình huống bất khả kháng
- điều kiện về trọng tài

+) hóa đơn thương mại
là loại chứng từ do ng bán- ng XK phát hành và thường bao gồm các nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ người mua
- Tên, địa chỉ, chữ ký có thẩm quyền của ng bán
- Nhãn hiệu, số lượng của HH
- Điều kiện giao hàng và thanh toán
- Đơn giá và tổng trị gía
- Cách thức đóng gói, số lượng trong mỗi đơn vị đóng gói và ký mã hiệu của chúng
- Là chứng từ cơ bản trong bộ chứng từ gửi hàng, có vai trò quan trọng trong việc khai báo hải quan, là bằng chứng cho sự mua bán, đồng thời là cơ sở cho việc xác định giá trị HH để tính thuế xuất, nhập khẩu.
+) Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải bao gồm các loại vận đơn khác nhau, Vận tải đơn đường biển  Vận tải đơn đường hàng không Vận tải đơn đường sắt …
Nội dung vận đơn bao gồm: tên PTVT và ng VT, ng gửi hàng, nơi gửi hàng, dỡ hàng, tên ng nhận hàng, hoặc ghi theo lệnh, hoặc ko ghi rõ ng nhận hàng, ký mã hiệu HH, cước phí hoặc phụ phí cho ng VT, điều kiện thanh toán, thời gian và địa điểm cấp vận đơn, chữ ký của ng VT, cơ sở pháp lý của vận đơn, các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của ng VT.
Thông thường vận đơn là chứng từ đc in sẵn và 1 bộ vận đơn gồm nhiều bản, trong đó thường có 3 bản gốc và nhiều bản sao.

+) Bảo hiểm đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
Là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho ng tham gia bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm. bảo hiểm đơn đc dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và ng đc bảo hiểm.
- Bảo hiểm đơn đc phát hành cho từng chuyến vận tải và chỉ bảo hiểm các rủi ro cho hành trình ấy. nội dung bảo hiểm đơn thường bao gồm: các quy định về trách nhiệm của ng bảo hiểm và ng tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm,…
- Giấy chứng nhận bảo hiểm: đc phát hành trên cơ sở 1 bảo hiểm tổng thể, bao gồm nội dung của 1 hợp đồng bảo hiểm liên tục.
+) Giấy chứng nhận phẩm chất: là 1 xác nhận đặc biệt của ng SX về tính hoàn hảo và phẩm chất của HH đúng với thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
+) Giấy giám định/kiểm nghiệm: chứng từ này nêu lên bằng chứng về sự kiểm nghiệm đã đc thực hiện trc khi gửi hàng. 
+) Giấy chứng nhận xuất xứ: chứng từ này nói lên HH đó xuất xứ từ nước nào. Chứng từ này đặc biệt quan trọng đối với các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu như cơ quan hải quan để có thể kiểm tra việc tuân thủ những quy định hạn chế NK nào đó đối với nước bán hàng cũng như đối với HH của nc đó. 
+) Giấy kê khai đóng gói: chứng từ này kê danh mục từng kiện hàng và nội dung bên trong của nó; đc phát hành khi ng bán gửi hàng HH thông qua bộ phận giao hàng của mk hoặc nhân viên bưu điện.
+) Xác nhận thông báo bằng điện đã giao hàng
+) Các giấy tờ khác như: giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận trọng lượng, tờ khai hải quan,
Chứng từ tài chính
Chứng từ tài chính gồm các lệnh thu ( ví dụ hối phiếu) hoặc lệnh chi ( séc, lệnh chuyển tiền chẳng hạn) do ng hưởng lợi-nhà XK hoặc ng trả tiền – nhà  NK hoặc ngân hàng phát hành, có thể tạo lập dưới hình thức chứng từ giấy, hoặc chứng từ điện tử.
Một số chứng từ tài chính:
- Hối phiếu (Bill of Exchange Draft)  
Theo Luật hối phiếu 1882 của nước Anh:
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó,hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu.
Theo pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam
Hối phiếu là một chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
Đặc điểm:
o Tính trừu tượng của hối phiếu : Trong hối phiếu không ghi nội dung của quan hệ tín dụng , nguyên nhân phát sinh ra hối phiếu.
o Tính bắt buộc trả tiền : Người bị ký phát bắt buộc phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên hối phiếu . Người trả tiền không được viện những lý do riêng giữa mình và người ký phát hoặc với các người kýhậu hối phiếu để từ chối thanh toán hối phiếu.
o Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể chuyển nhượng mộthoặc nhiều lần trong thời hạn của nó (thông thường trong 1 năm từ ngày được ký chấp nhận
- Lệnh phiếu (Promisory Note)
 là 1 cam kết trả tiền vô điều kiện do 1 ng( ng mua hàng trả chậm, ng NK,…) ký phát trao cho ng khác  ( ng bán hàng trả chậm, ng XK,…) để cam kết rằng đến 1 thời hạn xác định hoặc đến 1 ngày có thể xác định trong tương lai sẽ trả 1 số tiền nhất định cho ng hưởng lợi ghi trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của ng này trả cho ng khác quy định trong lệnh phiếu đó 
Đặc điểm
+ có thể do 1 hay nhiều ng ký phát để cam kết thanh toán cho 1 hay nhiều ng hưởng lợi
+ chỉ có 1 bản chính do ng mua hàng/ng mắc nợ phát hành để chuyển cho ng hưởng lợi lệnh phiếu đó
+ thường cần có sự bảo lãnh của ngân hàng, hoặc công ty tài chính. Sự bảo lãnh này bảo đảm khả năng thanh toán của lệnh phiếu

Câu 3. Các thông lệ và tập quán QT thường đc áp dụng trong TTQT hiện nay
Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tùy ý, gồm 1 số thông lệ và tập quán quốc tế sau:
Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng Chứng từ (UCP)
™Được Phòng Thương mại quốc tế(ICC) ban hành năm 1933 (UCP82).™
Chỉnh sửa, bổ sung: 
- Năm 1951 (UCP 151); 
- Năm 1964 (UCP222); 
- Năm 1974 (UCP290); 
- Năm 1983 (UCP400);
- Năm 1993 (UCP500);
- Năm 2007 (UCP600)
UCP500 được chia thành 7 phần với 49 điều như sau:
A. Các điều khoản và định nghĩa chung (Các điều từ 1 tới 5)
B. Dạng và thông báo tín dụng (Các điều từ 6 tới 12)
C. Trách nhiệm và nghĩa vụ (Các điều từ 13 tới 19)
D. Chứng từ (Các điều từ 20 đến 38)
E. Các điều khoản phụ khác (Các điều từ 39 tới 47)
F. Tín dụng chuyển nhượng (Điều 48)
G. Chuyển nhượng quyền (Điều 49)
UCP600 gồm 39 điều khoản sau:
1. Điều 1 Áp dụng UCP 
2. Điều 2 Định nghĩa 
3. Điều 3  Giải thích
4. tín dụng và hợp đồng
5. 5 các chứng từ và HH, DV hoắc các thực hiện
6. 6 thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình
7. 7 cam kêt của ngân hàng phát hành
8. 8 cam kêt của ngân hàng xác nhận
9. 9 thông báo tín dụng và các sửa đổi
10. 10 sửa đổi tín dụng
11. Tín dụng và sửa đổi đc sơ báo và chuyển bằng điện
12. Sự chỉ định
13. Thỏa thuận hoàn trả giữa các ngân hàng
14. Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ
15. Xuất trình phù hợp
16. Chứng từ có sai biệt, bỏ qua sai biệt và thông báo 
17. Các chứng từ gốc và bản sao
18. Hóa đơn thương mại
19. Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất 2 phương thức VT khác nhau
20. VT đơn
21. Giấy gửi hàng đường biển ko chuyển nhượng
22. VT đơn theo hợp đồng thuê tàu
23. Chứng từ VT hàng ko
24. Chứng từ VT đường bộ, đường sắt, đường sông
25. Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm
26. “trên boong”, “người gửi hàng xếp và đếm”, “người gửi hàng kê khai gồm có” và chi phí phụ thêm vào cước phí
27. Chứng từ vận tải hoàn hảo
28. Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm
29. Gia hạn ngày hết hạn hiệu lực và ngày xuất trình cuối cùng
30. Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá
31. Giao hàng hoặc thanh toán từng phần
32. Giao hàng hoặc thanh toán nhiều lần
33. Giờ xuất trình
34. Miễn trách về hiệu lực của chứng từ
35. Miễn trách về dịch thuật và chuyển giao thư tín
36. Bất khả kháng
37. Miễn trách về hành động của 1 bên ra chỉ thị
38. Tín dụng có thể chuyển nhượng
39. Chuyển nhượng số tiền thu đc
Quy tắc về thống nhất nhờ thu (URC)
URC 522 gồm 7 phần và 26 điều:
A. Những quy định chung và các định nghĩa (gồm 3điều, từ điều 1 đến điều 3)
B. Hình thức và nội dung nhờ thu (gồm 1 điều 4)
C. Hình thức xuất trình (gồm 4 điều, từ điều 5 đến điều 8)
D. Nghĩa vụ và trách nhiệm ( từ điều 9-15)
E. Thanh toán ( 16-19)
F. Tiền lãi, lệ phí và các chi phí  ( 20-21)
G. Các điều khoản khác (22-26)
Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng (URR)
A. ÐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ ĐỊNH NGHĨA
Ðiều 1: Áp dụng của URR
Ðiều 2: Các định nghĩa
Ðiều 3. Mối quan hệ giữa uỷ quyền và trả tín dụng
B. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM
Ðiều 4. Thực hiện yêu cầu hoàn trả
Ðiều 5. Trách nhiệm của ngân hàng phát hành
C. HÌNH THỨC VÀ THÔNG BÁO UỶ QUYỀN, SỬA ĐỔI VÀ ĐÒI TIỀN
Ðiều 6. Phát hành và tiếp nhận một uỷ quyền hoàn trả hoặc Sửa đổi hoàn trả.
Ðiều 7. Thời hạn hiệu lực của một uỷ quyền hoàn trả
Ðiều 8. Sửa đổi hoặc uỷ quyền hoàn trả
Ðiều 9. Cam kết hoàn trả
Ðiều 10. Tiêu chuẩn cho việc hoàn trả
Ðiều 11. Thanh toán yêu cầu hoàn trả
Ðiều 12. Thực hiện hai lần uỷ quyền hoàn trả
D. MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Ðiều 13. Luật nước ngoài và các tập quán
Ðiều 14. Sự miễn trách về chuyển giao chứng từ
Ðiều 15. Bất khả kháng
Ðiều 16. Các chi phí
Ðiều 17. Ðòi lãi/thiệt hại về giá trị
Điều kiện TMQT (incoterms)
Nội dung của incoterms 2010 đc chia làm 2 nhóm:
Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:
EXW - Ex Works – Giao tại xưởng
FCA - Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chở
CPT - Carriage Paid To  - Cước phí trả tới
CIP - Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới
DAT - Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)
DAP - Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới)
DDP - Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuế
Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:
FAS - Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu
FOB - Free On Board – Giao lên tàu
CFR - Cost and Freight – Trả cước đến bến
CIF - Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bến

Comments