Đề cương học phần Tư tưởng HCM bộ có đáp án và các học liệu TMU

Đề cương học phần Tư tưởng HCM bộ có đáp án và các học liệu TMU

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NHÓM CÂU HỎI I
Câu1:  Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 2: Nội dung quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lí luận gắn liền với thực tiễn, nguyên tắc kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 3: Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong nghiên cứu TTHCM?
Câu 4: Nội dung quan điểm lịch sử, cụ thể, quan điểm kế thừa và phát triển trong nghiên cứu TTHCM?
Câu 5: Bối cảnh lịch sử hình thành TT HCM?
Câu 6: Nhân tố quyết định đến bản chất đến cách mạng và khoa học của TT HCM?
Câu 7: Nhân tố chủ quan dẫn tới sự hình thành thành TT HCM?
Câu 8: Ảnh hưởng của quê hương và gia đình tới sự hình thành tư tưởng HCM? Lý do quyết định sang phương Tây tìm đường giải phóng dân tộc?
Câu 9: Hoạt động của HCM giai đoạn 1911 – 1920?
Câu 10: Giá trị TT HCM với cách mạng Việt Nam?
Câu11:  Nội dung quan điểm “Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ ngĩa xã hội” của Hồ Chí Minh?
12. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc?
13. Mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc?
14. Các cách tiếp cận của HCM về CNXH? HCM quan niệm về CNXH ở Việt Nam như thế nào?
15. Quan điểm của HCM về nội lực trrong xây dựng CNXH ở Việt Nam? Trong đó, yếu tố nào là quan trọng và quyết định nhất?
16. Quan điểm của HCM về động lực trong xây dựng CNXH ở Việt Nam? Những yếu tố nào kìm hãm sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam?
17.Quan điểm của HCM về loại hình quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đặc điểm lớn nhất và mâu thuẫn cơ bản nhất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta theo tư tưởng HCM là gì?
18.Quan điểm của HCM về nội dung xây dựng XHCN ở VN trong thời kỳ quá độ?
19. Quan điểm HCM về những mục tiêu cơ bản của XHCN ở Việt Nam?
20. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bàn về vấn đề “ Đảng của ai”, Hồ Chí Minh có quan điểm như thế nào?
Câu 21. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Câu 22 : Khái niệm “Đảng cầm quyền” theo quan niệm của Hồ Chí Minh.Làm rõ luận điểm “ Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo,vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”?
Câu 23: Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục đích, lý ưởng của Đảng cầm quyền. Làm rõ luận điểm; “ Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo,vừa  là người đầy tớ trung thành của nhân dân”?
Câu 24 : Nội dung xây dựng Đảng về tổ chức , cán bộ và công tác cán bô theo quan điểm của Hồ Chí Minh ?
Câu 25:  Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Hình thức tồn tại của Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam?
Câu 26 Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng đoàn kết quốc tế ?
Câu 27: Quan điểm của Hồ CHí Minh về hình thức đoàn kết quốc tế?
Câu 28: Quan điểm của Hồ CHí Minh về điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc ?
Câu 29: Quan điểm của Hồ Chí Minh: “Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng”?
Câu 30: Quan niệm của Hồ Chí mInh về nhà nước do dân ?
Câu 31. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nhước vì dân
Câu 32. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức và tài ở Việt Nam
Câu 33: Quan điểm của HCM về xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến ở Việt Nam.
Câu 34. Quan điểm HCM về tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.
Câu 35. Khái niệm văn hóa, vị trí, vai trò của văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 36: Tư tưởng HCM về tính chất của nền văn hóa mới
Câu 37: Tư tưởng HCM về chức năng của nền văn hóa mới
Câu 38: Nguyên tắc nói phải đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức và nguyên tắc tu dưỡng đạo đức suốt đời trong tư tưởng HCM.
Câu 39: Tư tưởng HCM về các chuẩn mực đạo đức Cần Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư
Câu 40: Trong tư tưởng HCM con người có vai trò như thế nào?
NHÓM CÂU HỎI 2:
Câu 1. Khái niệm, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 2:  Nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên?
Câu 3: Khái niệm, Ý nghĩa của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 4: Hoạt động của Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1921-1930 ?
Câu 5 : Tiền đề tư tưởng – lý luận dẫn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 6: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1945-1969?
Câu 7: Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của thế giới ?
Câu 8:   Nội dung luận điểm “Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” của Hồ Chí Minh?
Câu 9: Luận điểm thể hiện sự mới mẻ, sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc?
Câu 10: Quan điểm Hồ Chí Minh: “cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực”.Liên hệ với cách mạng Việt Nam?
Câu 11: Các cách tiếp cận của Hồ Chí Minh đối với vấn đề dân tộc? Nội dung của độc lập dân tộc?
Câu 12: Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh? Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung nào?
Câu 13: Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp? Tại sao Hồ Chí Minh quan niệm giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp?
Câu 14: Nội dung luận điểm “ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo cách mạng vô sản” của Hồ Chí Minh.
Câu 15: Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc? Lực lượng nào là quan trọng và quyết định nhất?
Câu 16: Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam. Để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở nước ta hiện nay cần phải làm gì?
Câu 17: Các cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất tổng quát của CNXH ở Việt Nam?
Câu 18: Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực chất và nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam? Hồ Chí Minh đã lý giải tính chất khó khăn, phức tạp của thời kỳ quá độ ở nước ta như thế nào?
Câu 19: Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc, bước đi và các biện pháp cụ thể trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam?
Câu 20: Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội lực xây dựng CNXH ở Việt Nam. Liên hệ với quá trình phát huy nội lực trong công cuộc CNH, HĐH đất nước?
Câu 21: Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì sao Hồ Chí Minh đưa thêm phong trào yêu nước và coi nó là một trong ba yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 22: Quan điểm Hồ Chí Minh về tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng?
Câu 23: Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định, xây dựng Đảng là quy luật tồn tại, phát triển của Đảng?
Câu 24: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Liên hệ với thực tiễn Cách mạng Việt Nam?
Câu 25: Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng theo quan điểm Hồ Chí Minh?
Câu 26: Vai trò đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp Cách mạng Việt Nam?
Câu 27: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân? Vận dụng quan điểm này trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay?
Câu 28. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò đoàn kết quốc tế?
Câu 29: Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc đoàn kết quốc tế? Vận dụng trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay?
Câu 30. Nêu nguyên tắc hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất. Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo của mặt trận?
Câu 31 : Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân ? Nhà nước cần làm gì để đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhâm dân lao động hiện nay?
Câu 32 : Quan điểm của HCM về đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong xã hội của nhà nước . Vận dụng trong điều kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước hiện nay
Câu 33 : Quan điểm của HCM về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ? Vận dụng để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước ?
Câu 34 : Quan điểm của HCM về nhà nước của dân ,do dân ,vì dân ?
Câu 35: Tính sáng tạo của HCM trong giải quyết mối quan hệ giữa tính giai cấp,với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ?
Câu 36 : Tư tưởng của HCM về tính chất và chức năng của nền văn hóa mới?
Câu 37: Các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng HCM . Liên hệ với bản thân?
Câu 38 : TTHCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Liên hệ với bản thân?
Câu 39: Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM?
Câu 40: Tư tưởng HCM về vai trò chiến lược “trồng người”

Đáp án đề cương học phần tư tưởng Hồ Chí Minh 

NHÓM CÂU HỎI I
Câu1:  Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh?
-  Đối tượng nghiên cứu
+ Để xác định đối tượng nghiên cứu của môn học phải căn cứ vào vai trò, chức năng của môn học; các chỉ dẫn trực tiếp của Hồ Chí Minh khi Người xác định về nội dung các bài viết, bài nói, các tác phẩm; các quan diểm có tính định hướng của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập. tự do của dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; về mối quan hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do. dân chủ, chủ nghĩa xã hội vối tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Đối tượng của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là bản thân hệ thống các quan điểm, lý luận được thể hiện trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh mà còn là quá trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là quá trình mang tính quy luật bao gồm hai mặt thống nhất biện chứng: sản sinh tư tưởng và hiện thực hóa tư tưởng theo các mục tiêu dân chủ và nhân đạo.
-  Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cở sở đối tượng, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu làm rõ:
+ Cơ sở (khách quan và chủ quan) hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm khẳng định sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu để giải đáp các vấn để lịch sử dân tộc đặt ra.
+ Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưỏng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
+ Quá trình quán triệt, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.
+ Các giá trị tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại.
Câu 2: Nội dung quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lí luận gắn liền với thực tiễn, nguyên tắc kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lí luận gắn liền với thực tiễn: 
Hồ Chí Minh luôn: 
+ Hồ Chí Minh luôn bám sát thưc tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn để nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn và trình độ lí luận. 
+ Coi trọng kết hợp lí luận thực tiễn, vận dụng  sáng tạo và phát triển CNMLN để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. 
Nghiên cứu, học tập Tư tưởng HCM cần:
+ Quán triệt quan điểm lí luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành.
+Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước. 
- Kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của HCM:
+ HCM  là một nhà lí luận – thực tiễn, Người xây dựng lí luận, vạch cương lĩnh đường lối và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo thực hiện trong thực tiễn. 
+  Cần nghiên cứu các tác phẩm và hoạt động thực tiễn của HCM; nghiên cứu thực tiễn cách mạng dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Đảng do người đứng đầu.
+ Kết quả hoạt động thực tiễn chính là lời giải thích rõ ràng về giá trị khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Câu 3: Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong nghiên cứu TTHCM?
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp logic và phương pháp lịch sử. 
+ Phương pháp liên ngành các khoa học xã hội, nhân văn với LLCT để nghiên cứu 
Ví dụ các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, văn bản học, điều tra điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, …
Câu 4: Nội dung quan điểm lịch sử, cụ thể, quan điểm kế thừa và phát triển trong nghiên cứu TTHCM? 
Quan điểm lịch sử - cụ thể
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm rất biện chứng. Quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi chúng ta phải:
- Đặt những quan điểm, luận điểm của Hồ Chí Minh vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Chẳng hạn, luận điểm của Hồ Chí Minh được Người viết, nói trong hoàn cảnh nào? lúc nào? với mục đích gì? v.v.. Điều này giúp cho chúng ta tránh được một số sai lầm hay mắc phải trong quá trình nhận thức và vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh.
- Xem xét những quan điểm của Hồ Chí Minh trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn cuộc sống, nghĩa là những quan điểm đó được đặt trong một quá trình vận động và phát triển không ngừng, trong một quá trình tương tác với hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Mỗi luận điểm được Hồ Chí Minh nêu ra đều mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc nhưng ngôn ngữ rất dễ hiểu, dễ nhớ dù vấn đề đó hết sức mang tính tư biện. Đó là phong cách riêng của Hồ Chí Minh.
- Ở Hồ Chí Minh sự thống nhất giữa nói và làm luôn được coi trọng, có khi làm nhiều hơn nói. Tư tưởng của Người được biểu đạt không chỉ qua những bài nói, bài viết hiện nay đã tập hợp trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập mà còn qua hành động hằng ngày của Người. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh là một pho sách lớn cần được chúng ta nghiên cứu, học tập. Do đó, những quan điểm của Hồ Chí Minh còn phải được tìm trong cuộc sống, trong những việc làm cụ thể của Người mà những việc làm đó diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định. Dù những quan điểm, luận điểm của Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn, vượt phạm vi không gian và thời gian nhưng nếu chúng ta thoát ly khỏi hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì chúng ta không thể vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đúng đắn và có hiệu quả.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, nó phản ánh hiện thực lịch sử và do đó chịu sự chi phối, tác động của chính bản thân điều kiện lịch sử. Cũng như bất kỳ một tư tưởng, quan điểm nào khác, kể cả những tư tưởng, quan điểm của bậc vĩ nhân, tư tưởng Hồ Chí Minh có lúc cũng bị hạn chế do không thể vượt qua được những chế định của điều kiện lịch sử. Chính vì thế, cũng giống như chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần được phát triển trong những điều kiện mới, cần được đặt vào trong một điều kiện mới để vận dụng và phát triển như Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.
Quan điểm kế thừa và phát triển
Quan điểm này cho chúng ta thấy rằng:
- Cuộc sống vận động không ngừng, có lúc tiệm tiến, có lúc nhảy vọt và có khi "một ngày bằng hai mươi năm", đặc biệt là tình hình thế giới hiện nay đang ẩn chứa nhiều yếu tố khó lường. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong điều kiện mới đặt ra yêu cầu chủ thể phải hiểu đúng những quan điểm cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm bắt đúng tình hình thực tế trong nước và ở trên thế giới. Điều kiện hiện nay có nhiều điều thay đổi, khác với trước kia, vì thế, những quan điểm của Hồ Chí Minh phải được vận dụng sáng tạo cho sát hợp với hoàn cảnh của từng giai đoạn, từng thời kỳ. V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác với tinh thần đó. Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh thần đó.
- Theo tinh thần của Hồ Chí Minh "dĩ bất biến ứng vạn biến", trong kế thừa và phát triển, phải giữ đúng nguyên tắc, giữ đúng mục đích, giữ vững mục tiêu chiến lược thể hiện qua toàn bộ tư tưởng của Người. Những vấn đề sách lược có thể và cần thiết phải thay đổi cho phù hợp với từng lúc và từng nơi trên cơ sở hướng tới mục tiêu chiến lược đã lựa chọn. Sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh ở đây không có nghĩa là tầm chương trích cú, bám giữ từng câu từng chữ trước tác của Người vào trong tình hình thực tế. Hồ Chí Minh là con người của đổi mới, hết sức tránh giáo điều, tránh rập khuôn, máy móc.
- Trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm kế thừa và phát triển, chúng ta lưu ý đến việc vận dụng tinh thần và phương pháp của Người để tiếp tục nhận thức và hành động đúng quy luật, giải quyết những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Cũng như tinh thần coi chủ nghĩa Mác - Lênin là một "học thuyết mở", chúng ta coi tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề mở, nghĩa là cần được vận dụng một cách sống động và bổ sung, phát triển trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

Comments