Giải bài tập đề thi mới môn nguyên lý kế toán NEU ôn thi cấp tốc NLKT

Giải bài tập đề thi NEU mới cập nhật nguyên lý kế toán NEU ôn thi cấp tốc NLKT NEU

Giải bài tập đề thi mới nhất nguyên lý kế toán NEU ôn thi cấp tốc NLKT
Giải bài tập đề thi NEU mới nhấ t nguyên lý kế toán NEU ôn thi cấp tốc NLKT

Biên soạn: Chị Minh Huyền_0989301110,


PHẦN 1: BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN TIẾT KIỆM 

Bài 1: Ngày 29/11/N tại ngân hàng NNPT&NT Nam Hà Nội, có các nghiệp vụ sau: 

1. Ông Nguyễn Văn Tuấn đến ngân hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng, số tiền 100 triệu đồng, lãi suất 0,73%/tháng. Đồng thời ông đề nghị chuyển gốc sổ tiết kiệm 120 triệu (ngày gửi 5/10/N-1), kỳ hạn 9 tháng, lãi suất 0,75%/tháng) sang tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 0,98%/tháng). Ngân hàng thanh toán bằng tiền mặ và làm 2 sổ tiết kiệm mới cho khách hàng. 

2. Bà Bùi Thị Bé đem 40 triệu đến ngân hàng và yêu cầu chuyển tòa bộ số tiền này cùng số tiền gốc 160 triệu trước đây đã gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng (ngày gửi 30/4/N, lãi suất 0,47%/tháng) sang tài khoản tiết kiệm kì hạn 9 tháng, lãi suất 0,95%/tháng. Toàn bộ lãi từ sổ này bà xin chuyển vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng. 

3. Khách hàng A đến tất toán số tiền gửi tiết kiệm 100 triệu đồng, kỳ hạn 1 tháng, lãi suất 0,65%/tháng, ngày gửi 15/9/N. Số gốc ban đầu khách hàng yêu cầu chuyển vào tài khoản thanh toán và số lãi yêu cầu rút bằng tiền mặt. 

4. Bà Phạm Hạnh đến tất toán sổ tiết kiệm 3 tháng, số tiền 150 triệu, ngày gử 25/5/N, lãi suất 5,4%/năm. Bà xin chuyển toàn bộ số tiền cả gốc và lãi sổ tiết kiệm này vào tài khoản thanh toán, và xin rút tiền mặt số tiền 100 triệu. 

5. Ông Trần B đến tất toán sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, số tiền 200 triệu đồng, ngày gửi từ 29/5/N, lãi suất 6%/năm. Sau đó xin chuyển khoản 100 triệu từ tài khoản thanh toán và số gốc sổ 200 triệu trên mở sổ tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 6,7%/năm và số lãi ông xin rút bằng tiền mặt. 

Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên vào tài khoản thích hợp tại ngày 29/11/N tại ngân hàng NNPT&NT Nam Hà Nội. 

Biết: 

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 0,2%/tháng. 

- Dự thu, dự trả vào cuối ngày cuối tháng. 

Đăng ký lớp ôn thi nguyên lý kế toán trắc nghiệm gọi ngay Chị Minh Huyền_ 0989301110

Bài 2. Ngày 30/11/2018 tại CNNH NN&PTNT có phát sinh các nghiệp vụ: 

1. Bà Bùi Thị Hương đem 120 triệu đến NH và yêu cầu chuyển toàn bộ số tiền này cùng số tiền gốc 80 triệu đồng trước đây đã gửi tiết kiệm kỳ hạn 4 tháng (ngày gửi 5/1/2017, lãi suất 0.4%/tháng) sang tiền tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng (lãi suất 0.5%/tháng). Toàn bộ số tiền lãi từ sổ tiết kiệm 4 tháng này bà xin rút bằng tiền mặt. 2. Ông Hoàng Hà mang đến NH 120 triệu đồng, đề nghị chuyển số tiền này cùng số tiền gốc sổ tiết kiệm 9 tháng 100 triệu đồng (ngày gửi 01/10/2016, lãi suất 0.45%/tháng) sang tiền tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng (lãi suất 0.4%/tháng). Toàn bộ số tiền lãi từ sổ tiết kiệm 9 tháng này ông xin rút bằng tiền mặt. 

Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên vào tài khoản thích hợp tại ngày 30/11/2018 tại CNNH NN&PTNT. 

Biết: 

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 0,2%/tháng. 

- Dự thu, dự trả vào cuối ngày cuối tháng. Lãi suất tháng tính cho 1 tháng trong vòng 30 ngày. 

Bài 3: Cho biết: 

Chứng từ mà NH nhận được đều đúng địa chỉ, hợp lệ, hợp pháp. Các TK liên quan đều đủ tiền thanh toán. 

Hạch toán dự thu, dự trả theo thời gian thực tế vào đầu ngày cuối tháng. Lãi suất tháng tính cho 1 tháng trong vòng 30 ngày. 

Lãi suất TGTT, TGTK không kỳ hạn: 1.8%/năm 

Ngày 31/3/N tại CN NHCT Hai Bà Trưng: 

Ông Nguyễn Văn Tuấn đến rút gốc và lãi của sổ tiết kiệm 150 triệu đồng (ngày gửi 15/12/N-1, kỳ hạn 2 tháng. Lãi suất tiết iệm kỳ hạn 2 tháng vào ngày ông Tuấn bắt đầu gửi tại Ngân hàng là 0.81%/tháng. 

PHẦN 2: BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY TỜ CÓ GIÁ 

Bài 1: a.Ngày 27/10/N, tại chi nhánh NNPT&NT Tây Hồ các nghiệp vụ sau đã phát sinh: 

1.Trong ngày NH thanh toán 5.000 trđ chứng chỉ tiền gửi đến hạn, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,87%/tháng, mệnh giá 10 triệu đồng, trả lãi cuối kỳ. 

2.Trong ngày NH thanh toán 2.000 kỳ phiếu đến hạn, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,68%/tháng, mệnh giá 5 triệu đồng, trả lãi cuối kỳ. 

Biên soạn: Chị Minh Huyền_0989301110 

3.Trong ngày NH thanh toán 1000 kỳ phiếu đến ngày đáo hạn, kỳ hạn 9 tháng, lãi suất 0,7%/tháng, mệnh giá 5 triệu đồng, trả lãi khi đáo hạn. 

4. Ngân hàng thanh toán mệnh giá của trái phiếu số tiền 150 tỷ kỳ hạn 90 ngày, phụ trội 270 triệu, lãi suất 2,7% cả kỳ trả sau. 

5. Trong ngày ngân hàng thanh toán 10.000 chứng chỉ tiền gửi đến hạn kỳ hạn 6 tháng, có phụ trội 0,1%, lãi suất 0,9%/tháng, mệnh giá 10 triệu đồng, trả lãi 3 tháng một lần. 

6. Trong ngày ngân hàng thanh toán 5.000 kỳ phiếu đến hạn đáo hạn, kỳ hạn 9 tháng, lãi suất 0,7%/tháng, mệnh giá 5 triệu đồng, trả lãi 3 tháng một lần. 7. NH phát hành thành công 2000 kỳ phiếu kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0.7%/tháng, mệnh giá 1 triệu đồng, lãi trả trước. 

Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên vào tài khoản thích hợp tại ngày 27/10/N tại ngân hàng NNPT&NT Tây Hà Nội. 

Biết: 

- Dự thu, dự trả vào cuối ngày cuối tháng. 

b. Ngày 31/3/N tại NH NN Nam Hà, có nghiệp vụ: 

NH hạch toán cho trái phiếu phát hành ngày 1/4/N-1 với tổng mệnh giá là 300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 0,9%/tháng, trả trước. 

Hạch toán nghiệp vụ trên, biết ngân hàng phân bổ lãi trả trước, phân bổ số tiền chiết khấu và phân bổ số tiền phụ trội vào đầu ngày đầu tháng. 

Bài 2: Các nghiệp vụ sau đã xử lý đúng chưa, nếu có sai sót hãy trình bày cách xử lý? 1. NHTM A phát hành kỳ phiếu kỳ hạn 9 tháng với lãi suất 0,8%/tháng, mệnh giá 1 triệu, trả lãi trước. Số kỳ phiếu đã phát hành là 30.000. NHTM A hạch toán: 

Nợ TK Tiền mặt...: 27840 triệu 

Nợ TK Chi phí trả lãi GTCG: 2160 tr 

Có TK Mệnh giá giấy tờ có giá: 30000tr 

2.Ngày 27/10/N, NHTM A phát hành thêm trái phiếu kỳ hạn 2 năm, trả lãi trước, lãi suất 8,1%/năm, số lượng 800 trái phiếu, mệnh giá 5 tr. NHTM A hạch toán: 

Nợ TK mệnh giá GTCG: 4000tr 

Biên soạn: Chị Minh Huyền_0989301110 

Nợ TK lãi phải trả: 649 tr 

Có TK tiền mặt: 4649 tr 

3. Ngày 25/7/2015, NHTM A thanh toán một số chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng bằng tiền mặt, tổng mệnh giá là 110 triệu, ngày phát hành 5/4/2014, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 14,4%/năm, trả lãi cuối kỳ. Kế toán hạch toán: 

Nợ TK Mệnh giá giấy tờ có giá (431): 110 tr 

Nợ TK Lãi phải trả đối với giấy tờ có giá (492): 21,657 tr 

Có TK tiền mặt (1011): 131,657 tr 

PHẦN 3: BÀI TẬP CHO VAY 

Bài 1. Ngày 30/11/N tại chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội có các nghiệp vụ: 

1. Công ty HP thanh lý hợp đồng tín dụng đến hạn. Số tiền vay 330 triệu đồng, thời hạn vay tính từ 30/1/N, lãi suất 1,6%/tháng. Công ty trả gốc đều và lãi hàng tháng. Công ty lập UNC để thanh toán toàn bộ số tiền này. TS thế chấp trị giá 1200 triệu đồng. 

2. Ông Tuấn nộp tiền mặt vào ngân hàng để thanh toán nợ vay và lãi vay của hợp đồng tín dụng thanh toán. Số tiền vay là 55 triệu đồng, thời hạn vay 3 tháng, lãi suất cho vay 1%/tháng. 

3. Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và phiếu chi tiền mặt kèm CMND, kế toán giải ngân cho khách hàng An với số tiền 50 triệu, thời hạn cho vay là 6 tháng, lãi suất cho vay là 1,8%/tháng. Khách hàng cầm cố bằng 15 tờ trái phiếu, mệnh giá 5 triệu đồng. 

4. Công ty TNHH Long Hải nộp hồ sơ xin vay 165 triệu đồng trong 3 tháng, lãi suất cho vay 1,7%/tháng và yêu cầu NH thanh toán bằng UNC cho Công ty Cổ phần Dược Nam Hà có tài khoản tại NHNN&PTNT Nam Định. Tài sản thế chấp trị giá 320 triệu đồng. NH giải 

Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên vào tài khoản thích hợp. 

Biết: Các TK liên quan đến tiền thanh toán, ngân hàng dự trả, dự thu theo thời gian thực tế vào cuối ngày cuối tháng. 

Biên soạn: Chị Minh Huyền_0989301110 Các chứng từ mà ngân hàng nhận được đều đúng địa chỉ, hợp lệ, hợp pháp. 

Bài 2: 1. Ngân hàng kế toán dự phòng cuối tháng 3 đối với nợ cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước: 

- Tổng dự phòng đã trích đến cuối tháng 2: 17 tỷ, trong đó có 15 tỷ dự phòng cụ thể. 

- Trong tháng, NH đã xử lý 13 hợp đồng tín dụng đối với nợ Nhóm 5. Số dự phòng đã sử dụng để bù đắp tổn thất tín dụng là 7 tỷ, trong đó có 6 tỷ dự phòng cụ thể. 

- Tổng dự phòng cần được trích theo trạng thái nợ ngày cuối cùng của tháng 3 là 18,5 tỷ, trong đó có 17 tỷ dự phòng cụ thể. 

2. NHTM A kế toán dự phòng (DP) cuối quý 2 đối với cho vay khách hàng. Tổng dự phòng đã trích đến cuối quý 1: 13 tỷ, trong đó 8 tỷ dự phòng cụ thể. Trong tháng, NH đã xử lý 12 hợp đồng tín dụng với số DP đã sử dụng để bù đắp tổn thất là 4 tỷ, trong đó 2,5 tỷ dự phòng cụ thể. Số dự phòng cụ thể đã hoàn nhập là 100 triệu đồng. Tổng dự phòng cần được trích thêm theo trạng thái nợ ngày cuối cùng của quý 2 là 14 tỷ, trong đó có 11 tỷ DP cụ thể. Ghi bút toán hạch toán DP ngày cuối quý 2. 

Bài 3: Ngày 31/3/2012, tại NHCT phát sinh nghiệp vụ: 

1. Khoản vay 100 triệu kì hạn 4 tháng lãi suất 15%/năm của công ty C đến hạn trả gốc và lãi, lãi được trả định kỳ cuối tháng, gốc được trả vào cuối kỳ, lãi tháng trước KH chưa trả được, khách hàng yêu cầu trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán để trả hết nợ gốc và nợ lãi. 

2. Khoản vay 180 triệu của Công ty E kỳ hạn 3 tháng lãi suất 12%/năm ký hợp đồng ngày 10/1/2012, giải ngân ngày 16/1/2012 với điều kiện trả gốc và lãi như sau: hàng tháng trả gốc và lãi 1 lần vào ngày 16 hàng tháng, mỗi lần xin trả 16 triệu tiền gốc. Tuy nhiên ngày 16/3, KH mới trả 20 triệu nợ gốc, phần gốc và lãi còn lại xin hoãn lại. Ngày 31/1, Công ty nhận được khoản thanh toán của khách hàng bằng chuyển khoản, số tiền 100 triệu, ngân hàng chủ động trích TK của công ty để thu nợ lãi và gốc còn thiếu. 

Hạch toán các nghiệp vụ vào ngày 31/3/2012. 

Biết dự thu vào thời điểm đầu ngày cuối tháng. 

Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. 

Biên soạn: Chị Minh Huyền_0989301110 Bài 4: Ngày 31/3/N tại CN NHCT Hai Bà Trưng Hà Nội, đã phát sinh các nghiệp vụ: 

1. NH giải quyết cho công ty CP Hải Nam vay 100 triệu, thời hạn 12 tháng để thanh toán cho xí nghiệp dược phẩm có tài khoản cùng chi nhánh ngân hàng. Công ty thế chấp giá trị tài sản 200 triệu đồng. 2. Công ty Sữa Hà Nội mang tiền đến trả lãi khoản vay định kỳ 3 tháng/lần của khoản vay trị giá 200 triệu, lãi suất 1,5%/tháng, ngày giải ngân 30/9/N-1, kỳ hạn vay 9 tháng. 3. Công ty B thanh toán cho hợp đồng tín dụng số tiền vay 330 triệu đồng, lãi suất 1,4%/tháng, thời hạn tín dụng 12 tháng kể từ ngày 1/5/N-1. Nợ trả hàng tháng vào ngày cuối tháng (gốc trả đều, lãi trả theo số dư gốc, lần trả cuối cùng khi kết thúc kỳ hạn tín dụng). 4. Khách hàng A nộp tiền mặt để thanh toán nợ vay và lãi vay của HĐTD đến hạn thanh toán. Số tiền vay là 100 triệu đồng, lãi suất cho vay là 1,5%/tháng, ngày vay 31/10/N-1. Lãi trả hàng tháng, gốc trả đáo hạn. KH đã thực hiện đúng cam kết. TS thế chấp là ô tô trị giá 500 triệu đồng. 5. NH tiến hành thu nợ hợp đồng số 3005N đến hạn, số tiền vay 180 triệu đồng, ngày vay 31/10/N-1, lãi suất 1,2%/tháng. Lãi trả đều hàng tháng, gốc trả đều hàng tháng. KH đem tiền mặt đến trả nợ cho ngân hàng. 

Hạch toán các nghiệp vụ vào ngày 31/3/N. Biết dự thu vào thời điểm đầu ngày cuối tháng. 

Bài 5: Câu 1: : Hãy nhận xét một cách ngắn gọn việc lập bút toán theo nghiệp vụ phát sinh dưới đây: 

a) Công ty M có tài khoản ở NHCT M yêu cầu được vay 25 triệu đồng để thanh toán luôn cho đơn vị bán N có tài khoản ở ngân hàng Công thương K tỉnh khác. Ngân hàng đã lập bút toán: 

Nợ: TK Tiền mặt 25 triệu đồng 

Có: TK cho vay Cty M 25 triệu đồng 

b) Ông Nguyễn Vinh gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng 30 triệu đồng, mặt khác ông yêu cầu chuyển 20 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm đã hết định kỳ 18 tháng sang định kỳ 6 tháng. Giả sử lãi đã được NH thanh toán. Liên quan đến sô tiền gốc Ngân hàng đã lập bút toán: 

Nợ: TK Tiền mặt 30 triệu đồng 

Biên soạn: Chị Minh Huyền_0989301110 

Có: TK Tiền gửi thanh toán 30 triệu đồng 

Nợ: TK TG Tiết kiệm 6 tháng 20 triệu đồng 

Có: TK TG Tiết kiệm 18 tháng 20 triệu đồng 

Câu 2: Hãy nhận xét một cách ngắn gọn việc lập bút toán theo nghiệp vụ phát sinh dưới đây: 

a) NHCT A nhận được UNT ghi số tiền là 19 triệu đồng từ NHCT H tỉnh khác chuyển tới nhờ thu hộ số tiền về lô hàng hoá Công ty H đã giao cho HTX K. Biết rằng số dư tiền gửi của HTX K là 10 triệu đồng. Ngân hàng lập bút toán: 

Nợ: TK tiền gửi HTX K 10 triệu đồng 

Có: TK Chuyển tiền 10 triệu đồng 

Câu 3:.Anh chị hãy chỉ rõ sự đúng, sai, thừa, thiếu về việc các bút toán tại NHCT Y dưới đây: 

a. HTX C đưa đến ngân hàng tờ séc chuyển khoản ghi số tiền là 15 triệu đồng. Tờ séc chuyển khoản này do HTX B có TK ở NHĐT B cùng thành phố phát hành (NHCT Y và NHĐT B có tham gia bù trừ và giao nhận chứng từ trực tiếp hàng ngày với nhau). Ngân hàng lập bút toán: 

Nợ: TK TTBT NH thành viên (5012) 15 triệu đồng 

Có: TK tiền gửi HTX C 15 triệu đồng 

b. Khách du lịch tới yêu cầu đổi 2.000USD lấy VND. Biết tỷ giá giao dịch hiện tại USD/VND : 21.005 - 21.020 – 21.150. Ngân hàng đã lập bút toán: 

Nợ: TK 1031 USD 2.000 

Có: TK 1011 VND 42.040.000 

PHẦN 4: BÀI TẬP THANH TOÁN 

Bài 1: Ngày 29/11/N tại ngân hàng NNPT&NT Nam Hà Nội, có các nghiệp vụ sau: 

1. Công ty cổ phần thương mại Quốc tế lập UNC 35 triệu đồng yêu cầu ngân hàng chuyển trả cho công ty Vận tải Bắc Ninh có tài khoản tại ngân hàng NNPT&NT Chi nhánh Thanh Hóa. 

Biên soạn: Chị Minh Huyền_0989301110 

2. Nhận được bộ UNT của Công ty G 20 triệu đồng đòi tiền điện của công ty H có tài khoản tại NHTM N (cùng hệ thống ngân hàng thương mại). 

3. Công ty xuất khẩu lao động lập UNT nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ công ty Bình Minh có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng NNPT&NT CN Tây Hà Nội. 

4. Công ty Cổ phần Hải Châu nộp vào ngân hàng bộ UNT số tiền 29 triệu nhờ ngân hàng thu hộ cho tiền hàng đã giao cho siêu thị Fivimat có tài khoản tiền gửi tại NNPT&NT Nam Hà Nội. 

5. Ngân hàng nhận bảng kê thanh toán bù trừ về Séc chuyển khoản, số tiền 12 triệu từ Séc của công ty bao bì phát hành để thanh toán cho công ty in. 

6. Tổ thanh toán bù trừ của chi nhánh đem về UNT ghi số tiền 70 triệu đồng, UNT này do KH E có TK TG tại chi nhánh NH Ngoại Thương Ba Đình Hà Nội lập nhờ thu hộ tiền hàng từ khách hàng F. 

7. KH G lập UNC để thanh toán nốt nợ vay cho NH (khoản nợ này được ngân hàng xử lý 2 tháng trước) với tổng giá trị là 400 triệu đồng. 

8. Công ty Bình Minh nộp vào NH bộ UNC ghi số tiền 25 triệu đồng trả tiền cho công ty gốm sứ Bát Tràng có tài khoản tại NH Ngoại thương Hà Nội. 

9. Qua phiên thanh toán bù trừ, NH nhận được bộ UNT từ NH VP Bank Cầu Giấy số tiền 14 triệu đồng. Bộ UNT do Công ty kinh doanh nước sạch HN lập đòi tiền hàng hóa đã cung cấp cho Nhà máy cơ khí 23. 

10. Hợp tác xã Hoàng Liên nộp vào NH bộ UNC số tiền 84 triệu đồng, đề nghị NH chi hộ số tiền cho Xí nghiệp cơ khí Hoàng Gia có tài khoản tại NH Đầu tư Cầu Giấy Hà Nội. 

11. NH nhận được lệnh thanh toán điện tử về bộ UNT trị giá 100 triệu đồng. Đơn vị trả tiền là Công ty TNHH Quang Minh. Đơn vị thụ hưởng là nhà máy đường Lam Sơn. 

Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên vào tài khoản thích hợp tại ngày 29/11/N tại ngân hàng NNPT&NT Nam Hà Nội. Biểu diễn trên tài khoản chữ T các nghiệp vụ. 

Bài 2: Ngày 30/6/2019 tại NH Công thương (NHCT) A có các nghiệp vụ phát sinh trong ngày như sau: 

1) Công ty A đưa đến ngân hàng các chứng từ sau: 

a- Bộ UNT 9 triệu đồng đòi tiền Công ty B có TK tại NHCT B tỉnh khác. 

Biên soạn: Chị Minh Huyền_0989301110 

b- Bộ UNC 21 triệu đồng thanh toán cho công ty thương mại C có tài khoản tại NHCT C ngoại tỉnh. 

2) HTX F đưa đến ngân hàng các chứng từ sau: 

UNC xin vay 25 triệu đồng để trả tiền hàng cho Công ty thương mại Z có tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp Z tỉnh khác. 

3) Ông Minh đến yêu cầu rút lãi tiết kiệm. Giấy tờ xuất trình hợp lệ. Sổ tiết kiệm mở ngày 31/12/2018, số tiền gốc 200 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,6%/tháng. 

4) Ngân hàng nhận được: 

Lệnh chuyển tiền về bộ UNC 10 triệu đồng thanh toán cho công ty trách nhiệm hữu hạn D. 

5) Ngân hàng quyết định chuyển nợ quá hạn khoản vay ngắn hạn kỳ hạn 3 tháng của Xí nghiệp cơ khí 40 triệu đồng. Theo hợp đồng tín dụng đã ký kết ngày 28/2/2019 (lãi suất 0,85%), số tiền lãi được Ngân hàng tự động trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. 

6) Bà Liên đến gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng số tiền 20 triệu đồng, lãi suất 0,65% 

7) NH xem xét khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Nguyễn Văn Sơn. Sổ tiết kiệm 50 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,63%/ tháng, ngày gửi 9/11/2018. 

8) Ông Vinh gửi tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng số tiền 50 triệu đồng (lãi suất 0,72%), mặt khác ông yêu cầu chuyển sổ tiết kiệm 30 triệu đồng (ngày gửi 31/12/2018, lãi suất 0,63% ,kỳ hạn 6 tháng) sang tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng (lãi suất 0,6%). 

9) Ngân hàng nhận được lệnh chuyển tiền từ NHCT F về bộ UNC lập bởi Cửa hàng xăng dầu số 5 để thanh toán cho Công ty xăng dầu Khu vực I, số tiền 550 triệu đồng. 

10) Ngân hàng nhận từ bà Nga khoản tiền gửi tiết kiệm 20 triệu đồng; số tiền này và số tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 40 triệu đồng trước đây (ngày gửi 15/3/2019, lãi suất 0,25%/tháng) được chuyển vào tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng (lãi suất 0,6%) theo đề nghị của khách hàng. Tiền lãi của sổ TK không kỳ hạn khách hàng đề nghị được lĩnh bằng tiền mặt. 

Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào các tài khoản thích hợp. Cho biết các tài khoản có liên quan đều đủ số dư để thanh toán. 

Bài 3:Ngày 15/10/2019, tại Ngân hàng công thương N có các nghiệp vụ phát sinh trong ngày như sau: 

1.a- Ngân hàng nhận được lệnh chuyển tiền về bộ UNC chuyển tiền cho ông Minh, số tiền 5.000.000đ. Ông Minh xin nhận tiền mặt lần đầu 2.000.000đ được ngân hàng đồng ý. 

2. 15/10: Công ty Kỹ thuật An Phát đến thanh toán nợ vay và lãi vay của 1 HĐTD đến hạn thanh toán. Số tiền vay: 50 triêu, ngày giải ngân 15/7/2019, kỳ hạn vay 3 tháng, lãi suất 1,5%/tháng. TS thế chấp 100 triệu. 

3. Công ty vật tư điện tử Z nộp vào 2 bộ UNC: 1 bộ xin bảo chi 1 tờ séc 2.000.000đ để mua hàng ở tỉnh khác, 1 bộ thanh toán tiền hàng hoá cho xí nghiệp cơ khí K có tài khoản tại Ngân hàng Công thương K ở tỉnh khác, số tiền 1.500.000đ. 

4. Bà Lan Anh đề nghị trích tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của mình để mua 1000 CCTG do Ngân hàng CT N phát hành,GTCC này có kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 15%/ năm, phát hành dưới hình thức chiết khấu, mệnh giá 1 CCTG là 1 triệu đồng, tỷ lệ chiết khấu là 1% 

5. Ông John, khách du lịch, tới xin đổi 100.000 Yên Nhật (JPY) lấy đôla Mỹ (USD). Bảng tỷ giá giao dịch hiện tại đối với VND: 

USD 21.005 - 21.020 – 21.150 

JPY 235 – 248 - 265 

6. Ngân hàng nhận được một lệnh thanh toán điện tử liên ngân hàng về bộ Uỷ nhiệm thu, số tiền 17.000.000đ, thanh toán cho công ty thương mại C. 

Yêu cầu: Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào các tài khoản thích hợp. Các tài khoản có liên quan đều đủ tiền để thanh toán. 

Bài 4: Trong ngày 10-2-2019 tại Ngân hàng Công thương Nam Định có phát sinh các nghiệp vụ sau: 

1) Xí nghiệp dệt Dân Sinh đưa đến các chứng từ sau: 

a. Bộ UNC 9 triệu đồng thanh toán cho Xí nghiệp vận tải H có tài khoản tại Ngân hàng Công thương K ngoại tỉnh. 

10 


b. Chứng từ xin vay để thanh toán tiền hàng cho Công ty XNK A có tài khoản tại ngân hàng công thương Đống đa. Số tiền xin vay là 20 triệu đồng. 

2) ông An nộp sổ tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng mở ngày 10/8/2018, số tiền 40 triệu đồng, lãi suất 0,6%/tháng. Ông đề nghị rút toàn bộ số vốn và lãi bằng tiền mặt. 

3) Ngân hàng nhận được: Công ty Hoa Hồng xin vay 15 triệu đồng, để thanh toán theo hình thức UNC cho khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Lý Nhân (cùng tham gia thanh toán bù trừ). 

4) Bà Mai nộp tiền mặt 100 triệu đồng để mở sổ tiết kiệm 3 tháng có dự thưởng, lãi suất 0,57%/tháng. 

5) ông Xuân nộp sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 9 tháng mở ngày 1/7/2018, số tiền 200 triệu đồng, lãi suất 0,6%/tháng, rút lãi một lần khi đáo hạn. ông Xuân đề nghị rút vốn trước hạn bằng tiền mặt. Theo thoả thuận, nếu rút vốn trước hạn, ông Xuân sẽ được hưởng lãi theo mức lãi suất 0,15%/tháng. 

6) Ngân hàng nhận được lệnh chuyển tiền về bộ UNC số tiền 650 triệu đồng thanh toán cho Nhà máy Dệt Nam Định. 

Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ trên vào các tài khoản thích hợp. 

Cho biết: Các tài khoản liên quan đủ tiền thanh toán. 

NH đã hạch toán các khoản tiền lãi dự trả. 

11 

 

PHẦN 5: BÀI TẬP NGOẠI TỆ 

Câu 1: Ngày 27/10/N, tại chi nhánh NN Tây Hồ các nghiệp vụ sau đã phát sinh: 

1. Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu lập UNC đề nghị NH trích tiền từ TKTG ngoại tệ 2000 EUR để chuyển đổi GBP và yêu cầu NH chuyển vào TKTG ngoại tệ của mình tại NH, NH đồng ý. 2. Công ty XK lao động lập UNC yêu cầu đổi 3.000.000 JPY lấy EUR và yêu cầu chuyển vào TKTG ngoại tệ của mình tại NH, NH đã đồng ý. 

3. NH mua 2000 GBP của khách hàng vãng lai. 

Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ trên, biết: 

Tỷ giá bình quân trên thị trường liên NH đối với USD là 20.159 VNĐ 

Tỷ giá mua bình bán ngoại tệ áp dụng trong ngày của NH là 

EUR/VNĐ: 26.030-27.040-30.550 GBP/VNĐ: 38.459-38.897-40.579 

JPY/VNĐ:239-289-345 

Câu 2: Ngày 30/11/N, tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Các nghiệp vụ sau đây phát sinh: NH xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái với đồng USD: 

- Số dư đầu kỳ tài khoản Mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711): 30.000 

USD - Số dư đầu kỳ tài khoản Thanh toán mua bán kinh doanh ngoại tệ (TK 

4712): 576.000.000 VNĐ - Bán ra: Ngày 04/11: 4.000 USD Giá bán: 19.852 VNĐ/USD 

Ngày 06/11: 11.000 19.868 Ngày 17/11: 10.000 19.905 Ngày 24/11: 7.000 19.945 - Mua vào: Ngày 02/11: 10.000 USD Giá mua: 19.210 VNĐ/USD 

Ngày 07/11: 9000 19.308 Ngày 11/11: 11.000 19.406 Ngày 20/11: 9.000 19.410 Yêu cầu: Lãi suất TGTK không kỳ hạn áp dụng trong ngày là 0,2%/tháng 

Tỷ giá bình quân trên thị trường liên NH đối với USD là 19.159 VNĐ Tỷ giá mua bình bán ngoại tệ áp dụng trong ngày của NH là: EUR/VNĐ: 23.030-23.040-23.550 GBP/VNĐ: 30.459-30.897-31.579 

12 

Câu 3: NH xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ trong tháng và chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với đồng USD: 

- Số dư đầu kỳ TK 4711: 32.000 USD - Số dư đầu kỳ TK 4712: 614.720.000 VNĐ - Bán ra: Ngày 02/11: 5.000 USD Giá bán: 19.870 

VNĐ/USD 

07/11: 12.000 19.895 15/11: 9.000 19.915 22/11: 11.000 19.925 - Mua vào: 

Ngày 01/11: 8.000 USD Giá bán: 19.150 VNĐ/USD 

05/11: 15.000 19.190 12/11: 10.000 19.220 18/11: 9.000 19.255 Yêu cầu: Hạch toán. Biết lãi suất TG không kỳ hạn 0,2%/tháng Tỉ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng đối với USD là 20.259 VND 

Tỷ giá EUR/VNĐ: 23.030-23.040-23.550 JPY/VNĐ:239-289-345 

Câu 4: NH xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ trong tháng và chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với đồng USD: 

- Số dư đầu kỳ TK 4711: 32.000 USD - Số dư đầu kỳ TK 4712: 644.720.000 VNĐ - Bán ra: Ngày 02/11: 5.000 USD Giá bán: 20.870 

VNĐ/USD 

07/11: 12.000 20.895 15/11: 9.000 20.915 22/11: 11.000 20.925 - Mua vào: 

Ngày 01/11: 8.000 USD Giá bán: 20.150 VNĐ/USD 

05/11: 15.000 20.190 12/11: 10.000 20.220 18/11: 9.000 20.255 Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ trong tháng và chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với đồng USD. 

Tỉ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng đối với USD là 20.259 VND 

13 


Tỷ giá EUR/VNĐ: 23.030-23.040-23.550 JPY/VNĐ:239-289-345 

Câu 5: Ngày 30/11/N, tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Các nghiệp vụ sau đây phát sinh: NH xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái với đồng USD: 

- Số dư đầu kỳ tài khoản Mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711): 25.000 

USD - Số dư đầu kỳ tài khoản Thanh toán mua bán kinh doanh ngoại tệ (TK 

4712): 480.100.000 VNĐ - Bán ra: Ngày 02/11: 4.000 USD Giá bán: 19.930 VNĐ/USD 

Ngày 07/11: 10.000 19.940 Ngày 11/11: 6.000 19.965 Ngày 29/11: 9.000 19.945 - Mua vào: Ngày 03/11: 10.000 USD Giá mua: 19.200 VNĐ/USD 

Ngày 07/11: 9000 19.285 Ngày 11/11: 11.000 19.310 Ngày 20/11: 13.000 19.359 Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ trong tháng và chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với đồng USD. 

Tỷ giá bình quân trên thị trường liên NH đối với USD là 19.159 VNĐ Tỷ giá mua bình bán ngoại tệ áp dụng trong ngày của NH là: EUR/VNĐ: 23.030-23.040-23.550 GBP/VNĐ: 30.459-30.897-31.579 

Câu 6: Ngày 30/11/N, tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Các nghiệp vụ sau đây phát sinh: NH xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái với đồng USD: 

- Số dư đầu kỳ tài khoản Mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711-USD): 

52.000 USD - Số dư đầu kỳ tài khoản Thanh toán mua bán kinh doanh ngoại tệ (TK 

4712-USD): 1036.840.000 VNĐ - Bán ra: Ngày 03/11: 7.000 USD Giá bán: 20.813 VNĐ/USD 

Ngày 08/11: 9.000 20.822 Ngày 14/11: 11.000 20.920 Ngày 25/11: 18.000 20.929 - Mua vào: Ngày 07/11: 6.000 USD Giá mua: 20.145VNĐ/USD 

Ngày 11/11: 8000 20.210 Ngày 18/11: 11.000 20.250 Ngày 20/11: 7.000 20.232 

14 



Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ trong tháng và chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với đồng USD. 

Tỷ giá bình quân trên thị trường liên NH đối với USD là 20.159 VNĐ Tỷ giá mua bình bán ngoại tệ áp dụng trong ngày của NH là: EUR/VNĐ: 26.030-27.040-30.550 GBP/VNĐ: 38.459-38.897-40.579 

Đáp án đề thi NEU hướng dẫn giải bài tập nguyên lý kế toán NEU ôn thi cấp tốc nguyên lý kế toán tại đây

Tham gia các groups để lấy đáp án đề thi hướng dẫn giải bài tập nguyên lý kế toán neu và các môn neu
*

*

Comments