Bộ câu hỏi Luật dân sự có đáp án Đại học Ngoại Thương FTU ôn thi cuối kỳ

 Bộ câu hỏi Luật dân sự có đáp án Đại học Ngoại Thương FTU ôn thi cuối kỳ

 
Câu 1: Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định như thế nào?
A. Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
B. Quy định về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân.
C. Quy định về quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân..
Câu 2: Việc hạn chế quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
A. Quyền dân sự không bị hạn chế trong mọi trường hợp.
B. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
C. Quyền dân sự có thể bị hạn chế theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Câu 3: Việc áp dụng tập quán được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
A. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
B. Trường hợp có tập quán và các bên có thoả thuận thì có thể ưu tiên áp dụng tập quán.
C. Trường hợp có tập quán và pháp luật có quy định thì có thể ưu tiên áp dụng tập quán.
Câu 4: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự?
A. Cá nhân, pháp nhân được lạm dụng quyền dân sự của mình để vi phạm nghĩa vụ của mình.
B. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
C. BLDS không có quy định về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự.
Câu 5: Việc tự bảo vệ quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
A. Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
B. Việc tự bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân có thể trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
C. Cá nhân, pháp nhân không được tự bảo vệ quyền dân sự.
Câu 6: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại khi quyền dân sự bị xâm phạm?
A. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm chỉ được bồi thường hai phần ba thiệt hại.
B. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm chỉ được bồi thường một phần ba thiệt hại.
C. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Câu 7: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Toà án có được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng hay không?
A. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
B. Tòa án được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
C. Tòa án được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
Câu 8: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hay không?
A. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác không có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
B. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
C. Chỉ Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Câu 9: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì?
A. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự.
B. Là khả năng của cá nhân có nghĩa vụ dân sự.
C. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Câu 10: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
A. Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
B. Là khả năng của cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
C. Là khả năng của cá nhân xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.
Câu 11: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về mất năng lực hành vi dân sự?
A. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
B. Khi một người do bị bệnh tâm thần mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Khi một người do bị mắc bệnh mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 12: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền xác định lại giới tính?
A. Cá nhân không có quyền xác định lại giới tính.
B. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
C. Chỉ một số cá nhân nhất định có quyền xác định lại giới tính.
Câu 13: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về nơi cư trú của cá nhân?
A. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
B. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên công tác.
C. Nơi cư trú của cá nhân là nơi cư trú của cha mẹ.
Câu 14: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về tuyên bố mất tích?
A. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
B. Khi một người biệt tích 03 năm liền trở lên thì Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
C. Khi một người biệt tích 04 năm liền trở lên thì Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Câu 15: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn?
A. Tòa án không giải quyết cho ly hôn.
B. Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
C. Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết cho ly hôn.
Câu 16: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quy định như thế nào?
A. Tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
B. Tài sản của người mất tích được giao cho người vợ hoặc chồng quản lý.
C. Tòa án chỉ định người thứ ba quản lý.
Câu 17: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích?
A. Khi có thông tin là người bị tuyên bố mất tích còn sống thì Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
B. Khi có thông tin là người bị tuyên bố mất tích còn sống thì Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
C. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
Câu 18: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết?
A. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
B. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
C. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì Phòng Tư pháp cấp huyện ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.S
Câu 19: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân trong trường hợp nào sau đây?
A. Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
B. Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan.
C. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Câu 20: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định pháp nhân thương mại là gì?
A. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
B. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận không chia cho các thành viên.
C. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và hai phần ba lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Câu 21: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định pháp nhân phi thương mại là gì?
A. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận.
B. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không phân chia lợi nhuận cho các thành viên.
C. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Câu 22: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về tên gọi của pháp nhân?
A. Pháp nhân không cần phải có tên gọi.
B. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
C. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt; Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Câu 23: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về tài sản của pháp nhân?
A. Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan.
B. Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu pháp nhân.
C. Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của thành viên pháp nhân.

Câu 24: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân?
A. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
B. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị độc lập với pháp nhân.
C. Chi nhánh, văn phòng đại diện là pháp nhân độc lập.
Câu 25: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân có bị hạn chế không?
A. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế.
B. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bị hạn chế.
C. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự năm 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Câu 26: Theo Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân giải thể trong trường hợp nào sau đây?
A. Theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 27: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp nào sau đây?
A. Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
B. Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định của BLDS. Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
C. Bị hạn chế năng lực pháp luật dân sự.
Câu 28: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp nào sau đây?
A. Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ; Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 29: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng?
A. Tài sản chung của các thành viên.
B. Tài sản riêng của các thành viên.
C. Không được đảm bảo thực hiện.
Câu 30: Theo Bộ luật Dân sự 2015 “tài sản” được hiểu như thế nào và bao gồm những gì?
A. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
B. Tài sản là bất động sản.
C. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Câu 31: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản có được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
A. Được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
B. Được đăng ký, nhưng tùy thuộc vào ý chí của chủ sở hữu
C. Không được đăng ký.
Điều 32: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Bất động sản bao gồm những loại nào?
A. Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.
B. Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 33: Theo Bộ luật Dân sự 2015, lợi tức được hiểu như thế nào?
A. Lợi tức là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
B. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 34: Theo Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản được quy định như thế nào?
A. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
B. Quyền tài sản là các quyền về bất động sản.
C. Quyền tài sản là các quyền về động sản.
Câu 35: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự được hiểu như thế nào?
A. Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa 2 bên.
B. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
C. Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ dân sự.
Câu 36: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có  các điều kiện nào sau đây?
A. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
B. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 37: Theo Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng những hình thức nào?
A. Bằng lời nói.
B. Bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 38: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?
A. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
B. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 39: Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2015?
A. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
B.  Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Câu 40: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về đại diện theo pháp luật của pháp nhân?
A. Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án
B. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến pháp nhân.
C. Người đứng đầu của pháp nhân.
Câu 41: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về đại diện theo ủy quyền?
A. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
B. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 42: Theo Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn đại diện được xác định như thế nào?
A. Xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
B. Xác định theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật;
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Câu 43: Theo Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
A. Theo thỏa thuận; Thời hạn ủy quyền đã hết.
B. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành.
C. Cả hai phương án trên đều đúng
Câu 44: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về thời hiệu?
A. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định.
B. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
C. Thời hiệu là thời hạn chấm dứt hợp đồng.
Câu 45: Các loại thời hiệu được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
A. Thời hiệu hưởng quyền dân sự; thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự.
B. Thời hiệu khởi kiện; thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
C. Cả hai phương án nêu trên đều đúng.
Câu 46: Theo Bộ luật Dân sự 2015, bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được xác định như thế nào?
A. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
B. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền hợp pháp bị xâm phạm.
C. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Câu 47: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
B. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; Trường hợp khác do luật quy định.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng
Câu 48: Theo Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm những quyền nào sau đây?
A. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
B. Quyền hưởng dụng.
C. Quyền đối với bất động sản liền kề.
Câu 49: Bộ luật Dân sự 2015 quy định các quyền khác đối với tài sản bao gồm các quyền gì?
A. Quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề mặt
B. Quyền hưởng dụng;
C. Quyền bề mặt.
Câu 50: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản?
A. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
B. Quyền sở hữu có thể bị hạn chế theo thỏa thuận.
C. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản; Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Câu 51. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp nào sau đây?
A. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;  Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
B.  Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; Trường hợp khác do pháp luật quy định.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 52: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thê nào về nghĩa vụ bảo vệ môi trường?
A. Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
B. Nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 53: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp nào sau đây?
  A. Tài sản chung đã được chia;
  B. Tài sản chung không còn.
  C. Cả hai phương án đều đúng.
Câu 54: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho cho cơ quan nào sau đây?
  A. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất .
  B. Xóm, khối trưởng nơi phát hiện vật đánh rơi, bỏ quên .
  C. Viện kiểm sát nhân dân  huyện, thành phố, thị xã.
Câu 55: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng quyền lợi gi?
  A. Được hưởng số gia súc sinh ra.
  B. Hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra.
  C. Không được hưởng toàn bộ số gia súc sinh ra.
Câu 56: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của ai?
  A. Thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó
  B. Không thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó.
  C. Người có ruộng, ao, hồ đó được hưởng 50% vật nuôi dưới nước
Câu 57: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về hiệu lực của quyền hưởng dụng ?
  A. Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  B. Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm chuyển giao tài sản .
  C. Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Câu 58: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng ?
  A. Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận
  B. Quyền hưởng dụng được xác lập theo Di chúc
  C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Câu 59: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
  A. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
  B. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
  C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1,3 Điều 237 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 60: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về địa điểm thực hiện nghĩa vụ?
  A. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận
  B. Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản
  C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Câu 61: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như thế nào?
  A. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
  B. Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản vây bọc.
  C. Không có quyền yêu cầu lối đi trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản vây bọc.

Xem thêm trọn bộ đề cương có đáp án ôn thi cuối kỳ FTU

Comments