Đề cương có đáp án môn Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN Đại học Ngoại Thương FTU

 Đề cương có đáp án môn Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN Đại học Ngoại Thương FTU

3đ phân tích sự chuyển hướng chỉ đạo của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
3đ Nhiệm vụ, mối quan hệ của cách mạng miền Bắc và miền Nam được xác định như thế nào tại đại hội III (9-1960) của Đảng?
3đ Tại sao chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng (11/1945) coi Pháp là kẻ thù chính 
3đ nêu nội dung chuyển hướng chỉ đạo của Đảng trong Hội nghị TW 8(5/1941)
3đ Tại sao hội nghị TW lần thứ 15 (T1/1959) Đảng ta lại chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị song song đấu tranh vũ trang 
3đ cơ sở nào để Đảng hoà Tưởng đánh Pháp từ 9/1945-2/1946 
3đ Trình bày cơ sở của Đảng đề ra đường lối KC chống Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước. 
-  Thuận lợi
Thời kỳ 1954, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi của châu  u, tiến đến các nước trên toàn thế giới. LX, sau một thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, giúp đỡ các nước trong liên bang XV, có những bước tiến vững mạnh và có biểu hiện giúp đỡ cho CM VN.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Thắng lợi của nhân dân VN trước thực dân P xâm lược đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sự loài người nhân dân một nước thuôc địa đánh thắng đế quốc hùng mạnh, góp phần làm sụp đổ chế độ cai trị thực dân kiểu cũ của P với VN, làm P bị suy yếu. năm 60,17 nước khu vực châu Phi dành được chính quyền.
 Phong trào đấu tranh của các lực lượng dân chủ ưa chuộng hòa bình trên thế giới phát triển mạnh mẽ phản đối cuộc chiến tranh của P và M ở VN.
 Trong nước: Miền B hòa bình, đi lên chủ nghĩa xã hội.
 Sau 9 năm thực hiện cuộc kháng chiến chống P thì cả thế và lực của nhân dân ta đã được nâng lên, có thêm nhiều kinh nghiệm đấu tranh
- Khó khăn
Sự bất đồng giữa LX và TQ càng trở nên gay gắt và không có lợi cho CM VN
Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ’’, ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi đối với ta

8. 3đ Trong chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12/3/1045), Đảng CSVN đã dự báo thời cơ tổng khởi nghĩa như thế nào? 
Dự kiến thứ 1:  thời điểm này, N để mất nước giống như P năm 1940. Điều kiện này khó có thể xảy ra vì thời điểm này, N là nước bại trận trong ww2, phải gánh chịu nặng nề, mất toàn bộ hệ thống thuộc địa nên không thể để mất DD.
Dự kiến thứ 2: Quân đồng minh kéo vào giải giáp quân đội N vì đây được coi là xào huyệt cuối cùng, vì vậy phát xít N sẽ tìm mọi cách cứu vãn tình thế hiện nay. N sẽ dốc toàn lực để tấn công quân đồng minh, để lộ sơ hở phía sau. Ta cùng quân đồng minh sẽ tạo thành gọng kìm để tấn công lật đổ chủ nghĩa phát xít.
Đấy là 2 dự kiến của Đ, nhưng bất cứ khi nào tình thế CM xuất hiện thì ta cx ko trông chờ vào sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài mà phải chủ động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

9. 7đ Phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa (Đại hội VI (1986) đến Đại hội XI (2011)). Theo Anh (chị), hiện nay VN cần có những giải pháp gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế? (25tr)
Giải pháp:
Một là, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.
Hai là, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải được quán triệt trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Để chính sách đi vào được cuộc sống cần bảo đảm sự thống nhất trong tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đến đầu tư nguồn lực thích đáng. Mặt khác, phải xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên nền tảng tư tưởng chủ đạo là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vì sự phát triển bền vững của dân tộc.
Ba là, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế phải do chính các chủ thể văn hóa thực hiện. Mọi nguồn lực bên ngoài chỉ phát huy hiệu quả khi chủ thể văn hóa có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Những giải pháp phát triển về kinh tế để đáp ứng những nhu cầu dân sinh phải gắn với nhu cầu bảo vệ đời sống tinh thần, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Muốn vậy, mọi chính sách đều phải gắn với cộng đồng dân tộc, tôn trọng quyền quyết định của cộng đồng dân tộc, đồng thời phải đầu tư nghiên cứu sâu sắc về những giá trị của văn hóa dân tộc để có những giải pháp phù hợp.
Bốn là, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải có phương pháp, cách thức phù hợp, đi vào thực chất, chống căn bệnh hình thức, chạy theo phong trào làm phá vỡ tính đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó sẽ phát huy được tính sáng tạo trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế, ngăn chặn sự bảo thủ, trì trệ hay phiêu lưu mạo hiểm trong phát triển của các dân tộc.
Năm là, phát triển kinh tế và văn hóa phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của dân tộc. Đặc biệt việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.

10. 7đ Phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về CNH, HĐH thời kì đổi mới. Biện pháp giai quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn 
Biện pháp:
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chính sách kịp thời, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho lao động nông thôn. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, mỗi địa phương cũng cần có những chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến mở rộng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, tận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế du lịch, thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh nhằm thay đổi những tập quán sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu của nông dân.
Thứ hai, cần tiếp tục nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp là một điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thiết thực, hiệu quả, gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương để nông dân vừa có thể học nghề, vừa có thể áp dụng ngay vào sản xuất canh tác. Ngoài ra, cần có những chính sách tích cực trong việc giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo, tìm đầu ra cho sản phẩm để những ngưòi đã tham gia đào tạo nghề tích cực phát triển sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và cho ngước khác.
Thứ ba, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ giới hóa trong nông nghiệp. Trước hết, cần tăng quy mô tích tụ ruộng đất theo hộ. Có như vậy mới áp dụng được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, lao động nông thôn sẽ ngày càng tiến dần đến nền sản xuất hiện đại. Trong nông thôn, lao động trồng trọt có tính thời vụ rất rõ rệt, do đó hiện tượng thiếu việc làm thể hiện rất rõ. Để hạn chế vấn đề này, cần phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, lựa chọn công thức luân canh hợp lý và đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, cần chuyển lao động từ nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bằng cách phát triển kinh tế phi nông nghiệp với sự bổ sung của ngành chăn nuôi và các ngành nghề phi nông nghiệp. Đó là những ngành nghề góp phần giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động.
Thứ tư, cần kết hợp hài hòa giữa việc thu hồi đất nông nghiệp của nông dân với việc chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, dựa vào thế mạnh của từng vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Cần phải kết hợp hài hòa giữa việc hiện đại hóa sản xuất với phát triển theo hướng bền vững nhằm tạo cơ hội để lao động nông thôn vừa phát triển được các ngành nghề truyền thống, vừa tiếp cận được nền sản xuất hiện đại. Ngoài ra, cũng cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng trong sản xuất, đầu tư khoa học - công nghệ, tích cực hỗ trợ nông dân về vốn, kiến thức về thị trưòng, về hội nhập để nông dân có thể sản xuất ra những mặt hàng theo nhu cầu của thị trường, vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ, vừa thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Đây cũng là một trong những cách tích cực góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta trong thời gian tới.
 
11. 7đ Quan điểm CNH HĐH : “Lấy nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản trong phát triển nhanh và bền vững”. Theo em cần có giải pháp gì để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 
12. 7đ Nêu cơ sở đường lối đối ngoại, hội nhập nước ta. Đảng cần có giải pháp gì để giữ vững nền quốc phòng, an ninh thời kì hội nhập 
13. 7đ Phân tích quá trình mới nhận thức về KTTT từ đại hội 6 đến đại hội 11 và nêu các giải pháp nâng cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước 
Giải pháp:
-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
-Hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
-Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với kinh tế
-Đẩy mạnh cải cách hành chính

Xem thêm trọn bộ đề cương có đáp án ôn thi cuối kỳ FTU

Comments