Đề cương có đáp án môn Triết 2 Đại học Ngoại Thương FTU

 Đề cương có đáp án môn Triết 2 Đại học Ngoại Thương FTU

Câu 1: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa

Về lịch sử, kinh tế tự nhiên có trước kinh tế hàng hóa. Khi có hai điều kiện sau đây, kinh tế tự nhiên trở thành kinh tế hàng hóa.

Một là, phân công lao động xã hội. Đó là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành,các nghề khác nhau trong nền sản xuất xã hội. Qua đó, tạo ra sự chuyên môn hóa sản xuất: mỗi người chỉ sản xuất m


ột hoặc một số loại sản phẩm nhất định. Kết quả là xuất hiện mâu thuẫn giữa sản xuất của mỗi chủ thể với nhu cầu của chính chủ thể đó. Để giải quyết mâu thuẫn này, người sản xuất phải trao đổi sản phẩm. Sản phẩm trở thành hàng hóa.

Hai là, sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Người sở hữu về tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên phụ thuộc vào nhau. Do vậy, người này phải đem sản phẩm của mình trao đổi với sản phẩm của người  khác dưới hình thái hàng hóa. 

Phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc lẫn nhau, còn tính độc lập tương đối về kinh tế lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán dưới hình thái hàng hóa. Do vậy, sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.


Câu 2: So sánh hai nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

*giống nhau: khi tăng hoặc giảm năng suất lao động và cường độ lao động thì sản lượng được săn xuất ra cũng tăng lên hoặc giảm đi

*Khác nhau


Năng suất lao động

Cường độ lao động

Lượng giá trị hàng hóa

Tỉ lệ nghịch

Không đổi

Tổng giá trị hàng hóa

Không đổi

Tỉ lệ thuận



Sự tăng

Không giới hạn

Có giới hạn(phụ thuộc thể lực, sinh lý...)

*Nguyên nhân: do tác động của NSLĐ đến lượng giá trị

NSLĐ tăng -> Săn lượng tăng, thời gian cần thiết cho 1 đơn vị sản phẩm giảm-> lượng GTHH giảm

Và ngược lại

Do tác động của CĐLĐ đến lượng giá trị.

CĐLĐ tăng-> sản lượng tăng, tổng hao phí tăng-> hao phí trên 1 đvsp k đổi-> lượng GTHH k đổi

CĐLĐ giảm-> sản lượng giảm, tổng hao phí giảm-> hao phí trên 1 đvsp k đổi-> lượng GTHH k đổi


Câu 3: Nội dung và tác động của quy luật giá trị

Nội dung: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. 

Trong sản xuất, hao phí lao động cá biệt phải =< hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong lưu thông, trao đổi theo nguyên tắc ngang giá: giá cả = giá trị.

Hoạt động của quy luật giá trị là sự dao động xoay quanh trục giá trị của giá cả hàng hóa, chi phối đến cung cầu, cạnh tranh và sức mua của đồng tiền.

Tác động của quy luật giá trị:

  • Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. 

- Đối với sản xuất: khí cung > cầu kéo theo giá cả giảm, nhỏ hơn giá trị của sản phẩm do đó phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển qua ngành khác. Khi cung < cầu kéo theo giá cả tăng, lớn hơn giá trị của sản phẩm do đó sẽ mở rộng sản xuất và thu hút vốn đầu tư vào ngành này.

- Đối với lưu thông: các nguồn hàng hóa lưu thông từ nơi có nhiều hàng đến nơi có ít hàng, từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao hơn.

  • Thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. 

Để giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, người sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến kĩ thuật sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất,thực hành tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

  • Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.

Những tác động của quy luật giá trị là tiền đề để giai đoạn sản xuất hàng hóa giản đơn chuyển sang giai đoạn hàng hóa tư bản chủ nghĩa.


Câu 4: Vì sao giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của GTTD tương đối??

Vì GTTD siêu ngạch và GTTD tương đối đều dựa vào tăng NSLD. Trong đó, GTTD siêu ngạch dựa vào việc tăng NSLD cá biệt, còn GTTD tương đối dựa vào việc tăng NSLD xã hội. GTTD siêu ngạch chỉ có 1 bộ phận các nhà tư bản có kĩ thuật tiên tiến thu được còn GTTD tương đối thì tất cả các nhà tư bản đều thu được do tăng NSLD xã hội. GTTD tương đối chỉ phản ánh mối quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân trong khi GTTD siêu ngạch không chỉ thể hiện mối quan hệ bóc lột giữa nhà tư bản và người công nhân mà con phản ánh sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau.


Câu 5. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất lợi nhuận.

P'=mc+v×100%=m'cv+1×100%

Tỷ suất GTTD:tỷ suất GTTD tỉ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất GTTD càng cao thì tỉ lệ lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện sản xuất giá trị thặng dư không đổi, cấu tạo hữu cơ càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Xu hướng c/v ngày càng tăng nên tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm.

Tốc độ chu chuyển của tư bản: tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh thì tần suất sản sinh ra GTTD trong năm của tư bản ứng trước ngày càng nhiều lần, GTTD theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng lên.

Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất GTTD và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Câu 6: Nguồn gốc và thực chất của lợi nhuận thương nghiệp?

Nguồn gốc: là 1 phần GTTD được tạo ra trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp đã chia sẻ cho nhà tư bản thương nghiệp để nhà tư bản thương nghiệp lưu thông hàng hóa.

Lợi nhuận=  Doanh thu – chi phí.

Lợi nhuận thương nghiệp= Giá bán – giá mua (giá bán=giá trị; giá mua<giá trị)

Thực chất: là khoản chênh lệch giữa giá bán(bằng giá trị) và giá mua(nhỏ hơn giá trị)

Ví dụ nhà tư bản đầu tư tạo ra sản phẩm với G= 720c + 180v + 180m = 1080 => P’(cn)=m/(c+v)=20%

Nhà tư bản thương nghiệp đầu tư thêm K(tn)=100. 

Lúc này tỷ suất lợi nhuận bình quân là P’=m/(c+v+Ktn)=18%

=>P(cn)=162; P(tn)=18

Giá bán của nhà tư bản công nghiệp = giá mua của nahf tư bản thương nghiệp = 900+162= 1062<G

Giá bán của nhà tư bản thương nghiệp = 1062+18=1080=G


Câu 7: So sánh lợi nhuận và GTTD

Giống nhau: đều là phần lao động không được trả công của người công nhân trong quá trình sản xuất lao động.

Khác nhau: Lợi nhuận biểu hiện trong lưu thông, hình thức và phản ánh sai lệch bản chất bóc lột

      GTTD: biểu hiện trong sản xuất, nội dung và phản ánh đúng bản chất bóc lột

Nguyên nhân lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất bóc lột : do nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cả> chi phí và <giá trị là thu được lợi nhuận. Và do đầu tư K=c+v mà nhà tư bản thu được lợi nhuận.

Như vậy, lợi nhuận và GTTD khác nhau về mặt lượng


Câu 8: Trình bày 2 pp sản xuất GTTD

  • Pp sản xuất GTTD tuyệt đối:

KN: Là phương thức sản xuất bằng cách kéo dài ngày làm việc của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không đổi hoăc bằng cách tăng CĐLĐ. 

Là cơ sở chung của CNTB, được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của phương thức sản xuất TBCN. Nhưng do vấp phải giới hạn về thể chất và tinh thần của người công nhân và bị công nhân đấu tranh nên nhà tư bản còn sử dụng PPSXGTTDTD.

  • Pp sản xuất GTTD tương đối

KN: Là phương thức rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi dựa trên cơ sở tăng NSLĐXH.

Do NSLĐ có khả năng tăng lên vô hạn nên SXGTTDTD cũng không có giới hạn. Vì vậy được áp dụng ngày càng phổ biến trong quá trình phát triển của CNTB

=> SXGT tương đối không gạt bỏ SXGT tuyệt đối. Trái lại, chúng được kết hợp với nhau, do việc sử dụng máy móc với tốc độ nhanh làm cho CĐLĐ phải tăng lên.

Câu 10: Trình bày nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh ấy.

Nội dung: 

Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi áp bức bóp lột và xây dựng XH mới – XH XHCN và CSCN

+ Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội hiện đại để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở kinh tế cho tất các nước theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng phát triển cao.

+ Thông qua đảng tiên phong tổ chức cuộc cách mạng lật đổ giai cấp thống trị, thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

+ Thông qua đảng tiên phong, tổ chức bảo vệ chính quyền, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Những điều kiện khách quan:

  • Do địa vị kinh tế- xã hội khách quan quy định

- GCCN là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành LLSX cuả XHTB. Họ đại diện cho LLSX tiên tiến có trình độ xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN, xây dựng quan hệ sx mới phù hợp với LLSX – quan hệ sx XHCN. 

- GCCN là LLLĐ sx ra của cải chủ yếu cho XH, lao động thặng dư của họ là ngưồn gốc chủ yếu đem lại sự giàu có cho xã hội, nhưng dưới CNTB, họ không có đủ tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống, bị GCTS áp bức bóc  lột, nên họ có mâu thuẫn trực tiếp với GCTS.

- GCCN có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động, do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội.

  • Do đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN quy định

Địa vị kinh tế - xã hội đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị - xã hội mà những giai cấp khác không thể có được, đó là những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • GCCN là giai cấp tiên phong cách mạng.

  • GCCN là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày nay.

  • GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỉ luật cao

  • GCCN có bản chất quốc tế

Câu 11: Mục tiêu và động lực của cách mạng XHCN

Mục tiêu

Mục tiêu cao nhất của CMXHCN là giải phóng xã hội, giải phóng con người, đó là mục tiêu cao cả mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Việc thực hiện mục tiêu đó gắn liền với từng giai đoạn của CMXHCN:

- Mục tiêu trong giai đoạn thứ nhất của CMXHCN là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Mục tiêu trong giai đoạn thứ hai của CMXHCN là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn dân; và một khi xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ.

Động lực

- Trước hết, đối với giai cấp công nhân: Do mục đích của CMXHCN và do địa vị kinh tế - xã hội của mình, GCCN là giai cấp giữ vai trò động lực chủ yếu: vừa là người tổ chức vừa là lãnh đạo chân chính của nhân dân lao động trong sự nghiệp CMXHCN. Nên thực tế lịch sử cho thấy, khi nào và ở đâu phong trào công nhân vững mạnh, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân sáng suốt thì CM đi lên. Nơi nào phong trào công nhân suy yếu, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân sai lầm thì phong trào CM sẽ gặp khó khăn.

- Thứ 2, đối với giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là động lực quan trọng của CMXHCN vì giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, là lực lượng xã hội to lớn, đông đảo, có khả năng CM to lớn. Trong mỗi giai đoạn của CM, không thể thiếu vai trò của giai cấp nông dân.

Trong quá trình xây dựng CNXH, giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời là lực lượng to lớn bảo vệ vững chắc thành quả của CMXHCN, là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, là cơ sở xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh.

- Thứ 3, đối với tầng lớp trí thức: Trí thức là 1 bộ phận tiêu biểu cho trí tuệ của đất nước, có vai trò hết sức quan trọng trong cách mạng XHCN.

=> Động lực tổng hợp của CMXHCN là khối liên minh công – nông – trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.

Câu 12: Phân tích tính tất yếu và đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH. Liên hệ VN

Tính tất yếu

- CNTB và CNXH khác nhau về mặt bản chất. CNTB là chế độ tư hữu về TLSX, áp bức bóc lột. CNXH là chế độ công hữu về TLSX, k còn các giai cấp đối kháng, áp bức bóc lột. Từ CNTB lên CNXH là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử nên thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài.

- Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra những tiền đề vật chất, kĩ thuật nhất định cho CNXH. Nhưng muốn những tiền đề đó phục vụ CNXH cần phải có 1 thời kì lịch sử nhất định

- Các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Sự phát triển của CNTB, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.

- Xây dựng XHCN là 1 công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, vì vậy cần có thời gian để GCCN làm quen với việc đó.

Đặc điểm

Đặc điểm nổi bật là sự tồn tại đan xen giữa những yếu tố cơ bản của XH cũ và những nhân tố của XH mới, chúng vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhạu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH.

Kinh tế: Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu với nhiều hình thức tổ chức kinh tế đa dạng và hình thức phân phối khác nhau.

Chính trị: Kết cấu giai cấp thời kì này đa dạng, phức tạp bao gồm nhiều giai cấp (CN, ND, trí thức, sx nhỏ, tư sản ...), các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau

Văn hóa, tư tưởng: Còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau bên cạnh tư tưởng XHCN như là tư tưởng tư sản, tư tưởng tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông. Trên lĩnh vực văn hóa cũng còn tồn tại nhiều yếu tố văn hoá cũ và mới thường xuyên đấu tranh với nhau

Liên hệ VN

- Nước ta có nền kinh tế lạc hậu, nhưng có điều kiện là đảng CS lãnh đạo, có khối liên minh công nông vững chắc và được sự giúp đỡ của các nước XHCN cho nên quá độ lên CNXH ở VN là một tất yếu lịch sử.

- Nước ta quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN là sự lựa chọn phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước và quy luật phát triển của lịch sử.

- Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn TG, VN lựa chọn con đường đi lên CNXH là phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.

Câu 13: Phân tích những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa. Liên hệ Việt Nam

  • Những đặc trưng cơ bản của XHXHCN theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:

CNXH là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nó có sự khác nhau về chất và nguyên tắc xây dựng so với Chủ nghĩa tư bản. Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau:

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

- CNXH đã xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

- CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.

- CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động – nguyên tắc phân phối cơ bản nhất.

- CNXH có Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.

- CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.

Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của CNXH, nói lên tính ưu việt của CNXH. Và do đó, CNXH là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, trong quá trình xây dựng CNXH cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này.

  • Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng của CNXH theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta đã xác định những đặc trưng của CNXH ở Việt Nam mà chúng ta sẽ xây dựng là:

- Do nhân dân lao động làm chủ.

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Những đặc trưng trên đều mang tính dự báo. Với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đất nước, thời đại, những đặc trưng sẽ được tiếp tục bổ sung, phát triển trong tiến trình phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Xem thêm trọn bộ đề cương có đáp án ôn thi cuối kỳ FTU


Comments