Nhận định Đúng Sai Luật Hiến Pháp Đại học Ngoại Thương FTU

 Nhận định Đúng Sai Luật Hiến Pháp Đại học Ngoại Thương FTU

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước. 
Đúng
Giải thích
HP : là 1 vb nguồn luật Pluat, ra đời từ nhà nước chiếm hữu nô lệ, ghi nhận quyền con người, ghi nhận cách thức hoạt động của các cơ quan nhà nước
+ là quy định ply tối cao
+ có phạm vi điều chỉnh rộng nhất và khái quát nhất.

Theo pháp luật hiện hành các thành viên của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
Đúng
Giải thích :
tại sao lại quy định như thế :
·         Thành viên của cp gồm : TTCP, các Phó Thủ tướng CP, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
·        Chức năng QH : lập pháp, giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng nhất
Ở đây nói đến chức năng giám sát tối cao của QH, vậy nếu như các thành viên của CP đều là đại biểu QH thì QH đang tự giám sát chính mình, tự báo cáo với chính mình , điều đó không đảm bảo tính khách quan công bằng, đối trọng lẫn nhau. Mặt khác, QH là cơ quan lập pháp, chính phủ là cơ quan hành pháp, vậy nếu một người vừa ban hành vừa thi hành luật thì sẽ k có đc tính hiệu quả trong quản lý một bộ máy quốc gia. Nhưng cùng với đó thì TTCP, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH... là người đứng đầu các tổ chức do chính QH bầu ra thì những thành viên đó phải là đại biểu QH bởi vì phải là đại biểu QH thì những người đứng đầu đó mới đủ tư cách để được QH tín nhiệm và bầu ra. Vậy nên các thành viên của CP không nhất thiết là đại biểu QH.

 Theo pháp luật hiện hành, văn bản pháp luật sai trái của Ủy ban nhân dân tỉnh N có thể bị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ. 
Đúng
Giải thích: 
Theo khoản 8 điều 28 luật TCCP có ghi : “...”
Phân tích: UBND cấp tỉnh là CQ HC nhà nước cao nhất ở địa phương , do đó thì TTCP là cấp trên có quyền trực tiếp quản lý cấp dưới bằng cách đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật sai trái.
UBND được phép ban hành các quyết định cá biệt và quyết định mang tính chất quy phạm  -> TTCP có quyền bãi bỏ các quyết định mang tính chất cá biệt ,còn đối với các quyết định mang tính quy phạm thì TTCP phải trình QH, đề nghị UBTVQH đình chỉ hoặc bãi bỏ.

Theo pháp luật hiện hành, các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.  (Giống câu 3. Theo điều 73 hp2013 (t78))
Đúng
Theo Điều 73, Hiến pháp của nước CHXHCN VN quy định : Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ
Trong khi đó:
“Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;”


 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương. Đúng
 “Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã (bản) và tương đương) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” do nhân dân trực tiếp bầu ra
Theo pháp luật hiện hành, các thành viên Chính phủ có thể bị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Đúng .
Các tp Cp gồm : Thành viên của cp gồm : TTCP, các Phó Thủ tướng CP, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. trong đó TTCP do QH bầu, các phó TTCP, bộ trưởng , thủ trưởng CQ ngang bộ do QH phê chuẩn nên ... QH có quyền bỏ phiếu tín nhiệm , thể hiện cơ chế đối trọng quyền lực .
Theo Hiến pháp hiện hành, việc Quốc hội họp công khai và họp kín do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. Sai
Vì : theo điều 83 HP 2013 có nêu “...” (t80) theo đó UBTVQH chỉ có quyền đề nghị còn quyền quyết định họp kín là do QH quyết định.
Theo pháp luật hiện hành, các Ban của Hội đồng nhân dân chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện. SAI
Vì trong điều 30 của luật TCCQĐP có nêu : “...” (t169) vậy thì kết luận trên là thiếu và nên sai.
Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hội đồng nhân dân được thành lập ở tất cả các cấp hành chính địa phương. Sai vì
Điều 57 HP 1946 quy định : “...”
Điều 58 HP 1946  quy định : “...” (t12)
Như vậy ở cấp hành chính gồm có 3 bộ là Bắc ,Trung, Nam mà ở bộ và huyện chỉ có Ủy ban hành chính chứ k có Hội đồng nhân dân.
Theo Hiến pháp hiện hành, Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Sai 
Căn cứ vào Điều 94 Hiến pháp 2013: 
“Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
Như vậy, theo như Hiến pháp hiện hành, Chính phủ chỉ cần chịu trách nhiệm trước Quốc hội, chứ không phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. 

Theo pháp luật hiện hành, các Ban của Hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất cả các cấp Hội đồng nhân dân.
Đúng
Theo như khoản 3 các Điều 18, 25, 32, 39, 46, 52, 60 Luật tổ chức CQĐP năm 2015, HĐND ở các đơn vị hành chính đều thành lập các ban chuyên trách
Hội đồng nhân dân tỉnh có Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì có thêm Ban dân tộc. 
Hội đồng nhân dân huyện có Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì có thêm Ban dân tộc.
Hội đồng nhân dân xã có Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.
Ở các đơn vị hành chính đô thị, Hội đồng nhân dân cũng thành lập các ban tương tự với các Hội đồng nhân dân nông thôn tương ứng. Riêng HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập thêm Ban đô thị; HĐND quận chỉ có Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội (không có Ban dân tộc); HĐND thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW, phường có các ban giống như các ban tương ứng của HĐND huyện, xã.

Theo pháp luật hiện hành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ thể duy nhất có quyền giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội.
Sai
Theo Điều 41, 42 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, các cơ quan, tổ chức,  đơn vị ở trung ương và địa phương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội có quyền tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội
Như vậy, không chỉ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà bất cứ cơ quan, tổ chức, đơn vị nào được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đều có quyền giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội.

Theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đúng
Khoản 3 Điều 83 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015: “Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.”
Theo đó, Chủ tịch UBND không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tại kì họp đầu tiên của HĐND, HĐND bầu Chủ tịch UBND trong số các đại biểu của HĐND. Tuy nhiên, có một vài trường hợp mà nhiệm kì của Chủ tịch UBND buộc phải chấm dứt trước thời hạn (do cá nhân nắm giữ cương vị Chủ tịch UBND không đảm bảo về sức khỏe,... ) thì HĐND buộc phải bầu Chủ tịch UBND mới. Lúc này, để đảm bảo tiến độ thi hành nhiệm vụ, Chủ tịch UBND được bầu trong nhiệm kì không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. 
Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân.
Sai
Khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015: “Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.”
Theo đó, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn các thành viên của UBND nhưng không có quyền chất vấn các Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND
Cơ cấu của UBND gồm các Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên do HĐND bầu ra, do đó HĐND có quyền chất vấn. Còn Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND không nằm trong cơ cấu tổ chức nhà nước, do đó HĐND không thể chất vấn
Theo Hiến pháp hiện hành, Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp
Đúng
Theo Điều 102 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”
Bằng quy định này, lần đầu tiên trong Hiến pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam được khẳng định là Tòa án nhân dân, theo đó, quyền tư pháp được hiểu là quyền xét xử. So với thời kỳ trước Hiến pháp năm 2013 thì quyền tư pháp và cơ quan tư pháp đã được định hình và thu hẹp phạm vi, dẫn đến những đổi mới trong nhận thức về quyền tư pháp ở Việt Nam. 


Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Sai
Khoản 1 Điều 30 Chương IV Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”, tức là không có quyền bầu cử
Như vậy, không phải mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử … mà vẫn còn một số trường hợp bị tước quyền bầu cử như trên.
Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Sai
Điều 37 Mục 1 Chương V Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
“1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
Như vậy, không phải tất cả mọi công dân …., nhận định trên là sai.
 
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phải là người cư trú và làm việc thường xuyên ở thành phố Hà Nội.
Sai
Theo Khoản 2 Điều 36 Mục 1 Chương V Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015:
“Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.”
Như vậy, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chỉ cần đáp ứng 1 trong 2 điều kiện - là người đang cư trú hoặc là người công tác thường xuyên ở thành phố Hà Nội, không cần đáp ứng cả 2 yêu cầu như trong nhận định.
 
Theo Hiến pháp năm 2013 thì Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ sau khi được Quốc hội bầu phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. 
·          Đúng. Theo khoản 7 điều 70 hp 2013( trang 77) có nói rõ Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. Hơn thế nữa đây đều là những người đứng đầu các cơ quan quan trọng nhất của nhà nước chính vì vậy họ phải làm việc vì Tổ quốc,vì dân tộc và phải tuyên thệ trung thành.
 
20. Theo Hiến pháp năm 2013 thì đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
·         Đúng. Theo Hiến pháp hiện hành đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đại biểu Quốc hội ở dây gồm đại biểu hoạt động chuyên trách( các ủy viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội ) và đại biểu  hoạt động không chuyên trách. Mà các đại biểu hoạt động không chuyên trách họ hoàn toàn có thể ứng cử các chức vụ trên
 
21. Theo Hiến pháp năm 2013 thì pháp lệnh phải được Chủ tịch nước  công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua.
·         Sai.Căn cứ Khoản 2 điều 85 hp 2013 :”Luật, pháp lệnh phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại”. Nếu trong trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh thì không thể nào bắt buộc Chủ tịch nước công bố pháp lệnh trong vòng 15 ngày từ ngày thông qua.
22. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ của mình, nhưng thời gian kéo dài nhiệm kỳ trong mọi trường hợp không được vượt quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến tranh
·         Đúng. Điều 71 chương V hp 2013: “ Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.”
 
23. Theo Hiến pháp năm 2013 thì tất cả các thành viên của các Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu ra.
·         Sai. Khoản 1 Điều 76  :” Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Chủ nhiệm Ủy ban do Quốc hội bầu; các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.”
 
24. Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước.
·         đúng. Khoản 1 điều 80 hp 2013: “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.”
 
25. Theo Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
·         Đúng. Theo Điều 3 điều 98: ‘Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
 
26. Theo Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền điều động, cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên.
·         Sai. Theo Khoản 3 điều 98 Hiến pháp 2013: ‘Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Vì thành phố Thái Nguyên không phải là thành phố trực thuộc trung ương mà chỉ là thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên nên nhận định trên là sai
 
27. Chủ tịch nước trong các Hiến pháp Việt Nam đều là cá nhân, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
·         Sai. Căn cứ theo Điều 99 Hiến pháp năm 1980 thì không có chức danh Chủ tịch nước mà chỉ có chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Khi đó Hội đồng nhà nước vừa là Chủ tịch nước vừa là cơ quan thường trực quốc hội hay Ủy ban thường trực quốc hội như hiện nay.Vì vậy Chủ tịch nước trong các Hiến pháp Việt Nam không phải đều là cá nhân. 

Xem thêm trọn bộ đề cương có đáp án ôn thi cuối kỳ FTU



Comments