9 Bước cần chuẩn bị kỹ khi mua bán Nhà Đất tránh “tiền mất tật mang” và không mất thời gian

Mua Nhà Đất và những kinh nghiệm xương máu tránh tiền mất tật mang

Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm mua nhà cho các anh chị em đang tìm nhà và mua nhà đất hoặc nhà chung cư. Nguồn kiến thức sưu tầm và tổng hợp kinh nghiệm từ bản thân tác giả.
Kinh nghiệm mua bán nhà đất
Kinh nghiệm mua bán nhà đất

9 Bước cần chuẩn bị kỹ khi mua bán Nhà Đất tránh “tiền mất tật mang” và không mất thời gian 

1. Đưa ra các tiêu chí của bản thân: Tài chính tối đa, diện tích tối thiểu, ngõ rộng bao nhiêu, cách chỗ gửi ô tô bao xa, khu vực mong muốn, hướng nhà, v.v… càng nhiều tiêu chí, càng dễ tìm nhà. Tuy nhiên khi các tiêu chí đạt trên 50% thì bạn nên cân nhắc đến việc chốt phương án vì rất khó để hoàn hảo mọi thứ.

2. Chọn môi giới: Tìm một vài bạn môi giới và gửi các tiêu chí của bạn cho họ. Yêu cầu gửi ảnh thực của ngôi nhà. Bạn không mất phí, đi xem bao nhiêu nhà cũng miễn phí, giao dịch thành công chủ nhà sẽ trả phí.

3. Đi xem thực tế: Đi xem một vài căn nhà phù hợp với nhu cầu của mình. Đánh giá về ngôi nhà:

- Vị trí: Mặt ngõ hay ngách, lối đi chung hay không, ngách, ngõ thông hay cụt?

- Thiết kế: Nhà mấy tầng, mấy phòng ngủ, có vuông vắn không, công năng sử dụng của ngôi nhà có phù hợp không?

- Kết cấu: Nhà mấy mặt thoáng, kết cấu dầm, cột, còn chắc chắn không, đã bị thấm nước vào trong tường chưa, v.v…

- Pháp lý của ngôi nhà: Bạn cần xem kỹ sổ đỏ của ngôi nhà, mảnh đất mà bạn đang muốn mua, thậm trí nhờ kiểm tra về pháp lý.

4. Sau khi đã ưng: Đưa người nhà đến xem lại. Ngoài ra bạn nên tìm hiểu thêm về đời sống khu dân cư quanh đó từ nhiều nguồn để tham khảo kỹ hơn ví dụ như hỏi hàng xóm, ngồi trà đá xung quanh khu vực đó nhiều lần (cái này tốn thời gian nha nhưng hiệu quả :))) ) hỏi tổ trưởng tổ dân phố,... Như vậy sẽ tốt hơn cho bạn khi chuyển về ở.

5. Kiểm tra quy hoạch: Đừng quên làm việc này mỗi khi mua nhà. 90% đất Hà Nội đang nằm trong quy hoạch treo. Nhà nào dính quy hoạch 1/500 trở xuống thì nên tránh.

Muốn kiểm tra quy hoạch có thể ra các địa chỉ sau:

- Phòng địa chính của UBND Quận.

- B6 Nguyễn Chánh – Viện Quy Hoạch Kiến Trúc Hà Nội.

- 31B Tràng Thi – Sở Quy Hoạch Kiến Trúc Hà Nội

6. Đàm phán về giá với chủ nhà: Nhà nào cũng có thể thương lượng. Thuận mua vừa bán, 2 bên đều vui vẻ. Xin đừng trả 2 tỷ cho một ngôi nhà 3 tỷ. Hãy tự hỏi sau này bạn bán ngôi nhà này với mức giá như vậy bạn sẽ giảm bao nhiêu cho khách?

7. Các chi phí 2 bên sẽ thống nhất với nhau:

- Thuế thu nhập cá nhân: 2% giá trị Hợp Đồng Công Chứng

- Phí trước bạ: 0.5 % giá trị Hợp Đồng Công Chứng

- Phí công chứng: căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC

- Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất: 0.15% Tại Hà Nội nhưng không quá 5.000.000 VNĐ

8. Soạn thảo 2 bản hợp đồng:

- Hợp đồng mua bán với số tiền bằng với giá trị giao dịch thực tế

- Hợp đồng mua bán với số tiền bằng với đơn giá quy định của nhà nước. Để giảm thiểu tối đa các chi phí trên.

9. Sau khi công chứng xong hợp đồng, đến 1 trong 3 địa điểm sau:

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai )

- Với địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa.

Nộp hồ sơ và đính chính lại biến động của nhà đất tại trang 4 của sổ đỏ hoặc cấp sổ mới. Cầm giấy hẹn về đợi lên lấy sổ là xong.

Ngoài ra khi làm việc với mô giới mua bán nhà bạn cần phải thận trọng hơn với những loại giấy tờ ký tá trước khi giao dịch để tránh bị mất tiền oan mua bực vào mình. Cần làm rõ ràng minh bạch các khoản phí mô giới giữa chủ nhà, người mô giới và mình là người mua nhà. 

Các vấn đề phong thủy, tâm linh bạn cũng nên tham khảo thêm từ nhiều người nhiều nguồn trước khi đi đến quyết định cuối cùng

Chúc anh chị sớm mua được ngôi nhà ưng ý cho gia đình mình!

Nguồn: ST

Xem thêm kiến thức về đời sống tại đây

Comments