Nhà lãnh đạo nhà quản lý là ai? Chân dung nhà lãnh đạo nhà quản lý chuyên nghiệp

Nhà lãnh đạo nhà quản lý là ai? Chân dung nhà lãnh đạo nhà quản lý chuyên nghiệp
Nhà lãnh đạo nhà quản lý là ai? Chân dung nhà lãnh đạo nhà quản lý
Nhà lãnh đạo nhà quản lý là ai? Chân dung nhà lãnh đạo nhà quản lý

 1. Nhà lãnh đạo nhà quản lý

Nhà lãnh đạo

Nhà lãnh đạo: là người đứng đầu tổ chức, là chủ thể ra quyết định lãnh đạo dựa trên quyền lực, chực vụ được pháp luật thừa nhận và các yếu tố phi quyền lực mang tính cá nhân nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Các vị trí nhà lãnh đạo

  • Vị trí nhà lãnh đạo: Trong mọi hoàn cảnh nhà lãnh đạo chỉ tồn tại khi có một nhóm từ hia người trở lên, một người có vai trò nổi trội đứng ra gây ảnh hưởng tác động đến người 
  • NLĐ xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng trong cơ quan, tổ chức. Lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người dẫn dắt, dẫn đầu, đưa ra quyết định để mọi người thực hiện

Vai trò nhà lãnh đạo:

  • Vai trò thủ lĩnh: Người lãnh đạo thực sự khi họ giữ vai trò thủ lĩnh trong tổ chức, định hướng phát triển tổ chức đưa ra những ý tưởng, chính sách phát triển của tổ chức và lựa chọn vấn đề chính sách hiệu quả.
  • Vai trò điều phối: Vai trò điều phối thể hiện ở những khía cạnh như: điều phối công việc cho đội ngũ công chức, điều phối các mối quan hệ trong công việc.
  • Vai trò truyền cảm hứng: Vai trò truyền cảm hứng thể hiện ở khả năng làm cho người khác nghe theo, làm theo một cách vô điều kiện, hay tạo được sự hứng khởi, sự tin tưởng cho đồng nghiệp cấp dưới và cộng đồng trước những vấn đề nhà lãnh đạo đã và đang thực hiện.
  • Vai trò sử dụng các nguồn lực: Nhà lãnh đạo là người đứng đầu tổ chức, họ thực hiện cả hai vai trò lãnh đạo và quản lý tổ chức, Để đưa ra một chiến lược, chính sách, nhà lãnh đạo phải căn cứ và nguồnlực của tổ chức và nguồn lực có thể huy động được.
  • Vai trò định hướng xây dựng văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức là một loạt các quy phạm và hệ thống giá trị chung nhằm kiểm soát sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các thành viên trong tổ chức với những người bên ngoài tổ chức đó.

Nhà quản lý

Nhà quản lý: Nhà quản lý là tên gọi chung để chỉ một cá nhân trong tổ chức chỉ huy người khác hoạt động đạt được mục tiêu thông qua người khác.

Vị trí nhà quản lý: 

  • Nhà quản lý tác nghiệp (trưởng, phó nhóm phân xưởng): Chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình sản xuất ra sản phẩm; đảm bảo sản phảm và dịch vụ của tổ chức của doanh nghiệp được cung cấp cho khách hàng theo đúng yêu cầu; giỏi về chuyên môn kiến thức và kỹ năng chuyên môn để chỉ dẫn và giám sát nhân viên; là người quản lý duy nhất không giám sát các nhà quản lý khác.
  • Nhà quản lý cấp trung gian (trưởng phòng, ban, các đơn vị): Phối hợp các hoạt động của các thành viên trong các đơn vị, tổ chức; xác định rõ những sản phẩm và dịch vụ nào cần được sản xuất và ra quyết định đưa các sản phẩm dịch vụ đó đến khách hàng như thế nào; Nhận các chiến lược và chính sách chung của nhà quản lý cấp cao rồi triển khai chúng thành các mục tiêu và kế hoạch cụ thể chi tiết cho các nhà quản lý tác nghiệp thực hiện.
  • Nhà quản lý cấp cao (chủ tịch, tổng giám đốc ): Thiết lập các mục tiêu, chính sách và chiến lược cho toàn bộ tổ chức; Xử lý và sử dụng lượng lớn thông tin từ môi trường bên ngoài và bên trong tổ chức. Quản lý cấp cao dành nhiều thời gian cho hoạch định chiến lược.

Vai trò nhà quản lý:

  • Là người đứng đầu tổ chức:
  • là người lãnh đạo
  • Tạo sự liên kết
  • giám sát, theo dõi, thu thập, xử lý thông tin
  • truyền thông
  • là người phát ngôn của tổ chức

2.Năng lực của nhà lãnh đạo, nhà quản lý

Kiến thức của nhà lãnh đạo, nhà quản lý

  • Niềm say mê với công việc: Say mê, hào hứng trong công việc mình đảm nhiệm sẽ tạo động lực để họ cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp hay tổ chức. Nhiệt huyết trong công việc cũng sẽ đem tới cho nhà lãnh đạo nhiều ý tưởng sáng tạo, quyết định táo bạo hơn nữa
  • Có cái nhìn sâu rộng: có cái nhìn bao quát với doanh nghiệp, tổ chức của mình, hoạch định từng mục tiêu chiến lược cụ thể, chi tiết.
  • Là một người tự tin: Trong xử lý công việc, đưa ra quyết định sự tự tin của nhà lãnh đạo rất quan trọng. Khi có sự tự tin có thể dễ dàng đặt bản thân vào vị trí trung tâm, để có thể thu hút và dẫn dắt người khác theo ý kiến và quan điểm của mình.
  • Phát huy tính sáng tạo: Biến kế hoạch thành hành động một cách hiệu quả nhất.
  • Khả năng giao tiếp tốt: Một nhà lãnh đạo có khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin dễ hiểu và chính xác sẽ hỗ trợ cho họ rất nhiều trong công việc điều hành, đặc biệt là khi giao việc cho nhân viên cấp dưới.
  • Khả năng lập kế hoạch - tổ chức - quản lý: Thường xuyên quan sát nắm rõ những đầu việc mình cần phải làm và nên bắt đầu từ đâu sẽ giúp cho nhà lãnh đạo lên kế hoạch cụ thể và phân bổ nhiệm cụ sao cho đúng người đúng việc.
  • Làm việc nhóm hiệu quả: Làm việc nhóm hiệu quả giúp bạn thể hiện tố chất của một nhà lãnh đạo tài giỏi.

Kỹ năng của nhà lãnh đạo:

  • Quản lý sự biến động: Tố chất này bao gồm các khả năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp và tổ chức công việc cá nhân
  • Truyền cảm hứng và trao quyền: Một nhà lãnh đạo tốt phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với nững thử thách và chấp nhận thay đổi, cũng như phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi phải có các cộng sự giỏi để biến các kế hoạch của họ thành hiện thực.
  • Ứng xử và giao tiếp: Điều này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà lãnh đạo. 
  • Truyền thông: Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả là yêu cầu của kỹ năng này, Nói, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông thong quan trọng bậc nhất của một nhà lãnh đạo.
  • Tự động viên: Tự động viên là một kỹ năng rất cần thiết để luôn có tinh thần lạc quan và có cái nhìn tích cực đối với công việc của mình,
  • Kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp: có hai khối kiến tức mà mỗi nhà lãnh đạo cần phải có. một là kiến thức/ Kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh.
  • Xử lý thông tin và năng lực tư duy: Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả để có thể tư duy được những quyết định chính xác.

Kỹ năng của nhà quản lý:

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt về kiến thức cucngx như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho nhà quản lý có thể dễ dàng làm việc cũng như trao đổi thông tin với nhân viên của mình.
  • Kỹ năng lãnh đạo: giúp xây dựng niềm tin và định hướng phát triển hiệu quả nhân viên
  • Kỹ năng thiết lập mục tiêu: là kỹ năng mềm vô cùng quan trọng với nhà quản lý, vì nhà quản lý nắm chắc được mục tiêu của doanh nghiệp thì mới quản lý hiệu quả
  • Kỹ năng thích ứng: Trong quá trình quản lý công việc, mục tiêu có những tình huống xảy ra bất ngờ nhà quản lý sẽ hỗ trợ nhóm của mình điều chỉnh theo một cách thích hợp hiệu quả.
  • Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ: Những nhà quản lý hiệu quả luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhóm làm việc của họ
  • Kỹ năng đàm phán: Một nhà quản lý tốt với khả năng đàm phán tốt sẽ mang đén nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
  • Kỹ năng phát triển nhân viên: Các quản lý giỏi luôn xác định được thời điểm thích hợp để phát triển nhân viên. Quản lý hiệu quả là người biết huấn luyện và tạo điều kiện cho nhân viên của mình được dào tạo, nâng cao kỹ năng và tay nghề.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khéo léo và hiệu quả.
  • Kỹ năng phát triển bản thân: Một nhà quản lý hiệu quả nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bản thân. Khi sẵn sàng học hỏi, xem nhữn sai lầm

3. Cách thức phát triển năng lực nhà lãnh đạo, nhà quản lý

5 năng lực quan trọng nhất của nhà lãnh đạo:

  1. Quan điểm chiến lược
  2. Làm việc với những người đứng đầu
  3. Truyền thông và điều hành
  4. Thực hiện kết quả
  5. Tầm ảnh hưởng

  1. Sứ mệnh và tầm nhìn của CEO
  2. Năng lực lập kế hoạch, tổ chức, điều phối
  3. Năng lực quản lý công việc, dự án
  4. Năng lực giao tiếp, cộng tác
  5. Quản trị rủi ro



Comments