Sau Gen Z sẽ là Gen gì? Tên gọi của các thế hệ và ý nghĩa

Tên gọi của các thế hệ và ý nghĩa

Sau Gen Z sẽ là Gen gì? Tên gọi của các thế hệ và ý nghĩa
Sau Gen Z sẽ là Gen gì? Tên gọi của các thế hệ và ý nghĩa

The Lost Generation - Thế hệ đã mất/thế hệ lạc lõng (1890-1915)

Được đặt ra bởi tác giả Gertrude Stein, cái tên này đề cập đến những cá nhân đã trưởng thành trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chứng kiến một thiệt hại không thể tưởng tượng được về nhân mạng cũng như tình trạng nhập cư ồ ạt. Trong hồi ký “Hội hè miên man”, Stein đã viết: “Tất cả bọn trẻ các cậu, những người từng phục vụ trong quân đội, đều là thế hệ lạc lõng".

The Greatest Generation - Thế hệ vĩ đại nhất (1901-1924)

Thuật ngữ Greatest Generation (Thế hệ vĩ đại nhất) xuất phát từ cuốn sách cùng tên của Tom Brokaw năm 1998. Trong cuốn sách này, Brokaw viết, “tôi tin rằng, đó là thế hệ vĩ đại nhất mà xã hội đã sản sinh ra.” Ông cho rằng, những người sinh ra và lớn lên sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trải qua cuộc Đại suy thoái và ngay sau đó, lại bị cuốn vào Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã tranh đấu không phải vì danh vọng hay sự thừa nhận mà bởi vì đó là việc đúng mà họ phải làm.

The Silent Generation - Thế hệ im lặng (1925-1945)

Trải qua tuổi thanh niên trong thời kỳ hậu chiến, nhóm này được biết đến là chấp nhận chính phủ hơn là lên tiếng chống lại chính phủ - họ được gọi là “im lặng” vì ít phản đối và nói chung theo đuổi sự nghiệp một cách khiêm tốn để đảm bảo cuộc sống đủ ăn của mình.

Baby Boomer Generation - Thế hệ bùng nổ dân số (1946-1964)

Thuật ngữ này bắt nguồn từ sự “bùng nổ” dân số khổng lồ sau Thế chiến thứ hai. Họ thường giữ các vị trí cao cấp và chủ chốt, chẳng hạn như các nhà lãnh đạo hay CEO. Vì là thế hệ hướng tới mục tiêu, nên sự công nhận về thành quả lao động rất quan trọng đối với thế hệ này.

Nhóm người này lớn lên trong một thế giới đầy những thành phố đang phát triển và gia đình đông con, họ tin rằng chỉ cần chăm chỉ làm việc thì sẽ có cuộc sống tốt hơn.

Gen X - Thế hệ X (1965-1980)

Thế hệ X được đánh giá là nhóm có học thức và hướng tới công việc ổn định, họ làm việc và tích lũy để tới lúc nghỉ hưu được an hưởng tuổi già.

Thế hệ này dành nhiều thời gian cho bản thân. Điều này làm nảy sinh và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh trong họ. Trên thực tế, có đến 55% các nhà sáng lập startup thuộc thế hệ X. Những người trong thế hệ X thích làm việc độc lập với sự giám sát tối thiểu.

Gen Y - Thế hệ Y (1981-1995)

Những điểm khác biệt chính đối với nhóm này bao gồm tham gia vào sự trỗi dậy của Internet và đối phó với các cuộc đấu tranh tài chính do hậu quả của cuộc Đại suy thoái.

Văn hoá làm việc cũng rất quan trọng đối với thế hệ Y. Họ muốn làm việc trong một môi trường nơi họ có thể cộng tác với người khác. Lịch trình linh hoạt, có thời gian nghỉ ngơi, và nắm bắt công nghệ mới nhất để giao tiếp cũng rất quan trọng đối với thế hệ này. Họ là những người có hiểu biết về công nghệ cao, hiện đang đang ở độ tuổi bước chân vào lực lượng lao động chủ chốt của thế giới và là phân khúc lao động phát triển nhanh nhất hiện nay.

Gen Z - Thế hệ Z (1996-2012)

Với sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội, Thế hệ Z được coi là có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội nhất. Thế hệ Z đang chuẩn bị bước vào lực lượng lao động chính. Thế hệ này được thúc đẩy bởi các phần thưởng xã hội, họ cũng mong đợi sự rõ ràng, và minh bạch trong môi trường làm việc.

Thế hệ Z gắn liền với thiết bị thông minh, mạng xã hội, công nghệ cao, chịu nhiều áp lực cạnh tranh về vật chất và danh vọng. Thế hệ này học rất nhiều nhưng một số đang được đánh giá là học chỉ vì kỳ vọng của cha mẹ.

Gen Alpha - Thế hệ Alpha (2013-2025)

Gen Alpha được nuôi dưỡng bởi những ông bố bà mẹ thuộc thế hệ Y hoặc Z, hai thế hệ chứng kiến cú nhảy vọt, sự thay đổi 180 độ của công nghệ thông tin, sinh ra trong thời kì đã phát triển công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

Những đứa trẻ Alpha lớn lên với iPad, không thể sống thiếu điện thoại thông minh và có thể truyền tải suy nghĩ trực tuyến chỉ trong vài giây. Những thay đổi khủng khiếp về công nghệ cùng nhiều tác động khác khiến Gen-Alpha trở thành thế hệ có nhiều biến đổi nhất trong lịch sử. Gen Alpha không nghĩ công nghệ là một công cụ. Nó tồn tại như một thể thống nhất trong cuộc sống của họ.

Comments