Thương mại điện tử là gì? Ngành thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì? Ngành thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm và mức thu nhập bao nhiêu chi tiết tham khảo các nội dung dưới đây.

Thương mại điện tử là gì? Ngành thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là gì? Ngành thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại.

Ngành thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đó là các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số trong quy trình kinh doanh online. TMĐT được thực hiện qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử là rất rộng, Một số đơn vị, vị trí công việc mà sinh viên học thương mại điện tử có thể làm trong quá trình học và sau khi ra trường:

Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên ngành thương mại điện tử có thể làm việc tại một số đơn vị và vị trí công việc sau:

  • Doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số.
  • Các doanh nghiệp logistics.
  • Các ngân hàng thương mại.
  • Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ marketing số, thanh toán điện tử.
  • Doanh nghiệp đầu tư và sở hữu trí tuệ ứng dụng TMĐT.
  • Doanh nghiệp có các bộ phận nghiên cứu và phát triển TMĐT
  • Doanh nghiệp có các bộ phận nghiên cứu và phát triển TMĐT
  • Tự thành lập doanh nghiệp kinh doanh TMĐT.
  • Các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận sử dụng TMĐT.
  • Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT ở các cấp.

Comments