Đề cương học phần Đầu tư quốc tế có đáp án TMU

Đề cương học phần Đầu tư quốc tế có đáp án TMU


Đề cương học phần đầu tư quốc tế TMU
Đề cương học phần đầu tư quốc tế TMU
CHƯƠNG 1
v KN
Đầu tư: là việc use 1 lg TS nhất định như vốn, CN, đất đai… vào 1 hđ kte cụ thể nhằm tạo ra 1 or nhiều sp cho xh để thu LN.
=> Đầu tư QT là sự di chuyển các loại TS như vốn, cn, kỹ năng qly, từ nc này sang nc # để kd nhằm mục tiêu LN trên pvi QT. Trong đó, nc tiếp nhận đầu tư gọi là nc chủ nhà (host country), nc mang vốn đi đầu tư gọi là nc đầu tư (home country).
- Bản chất kte là hđ di chuyển vốn nhằm mục tiêu sinh lợi.
v ĐĐ
- có sự tham gia của chủ thể nc ngoài. Chủ thể đầu tư: CP, các tổ chức QT, các cty, các tập đoàn đa QG
- Có sự di chuyển vốn qua biên giới. Vốn: tiền tệ, TS… Nhằm tìm kiếm LN vì vậy hàm chứa các rủi ro:
+       Các nc # về hệ thống ch/tri, kte, pháp luật, vh và mức độ pt kte
+       Đòi hỏi sự chuyển đổi tiền tệ từ đồng tiền này sang đồng tiền nc khác, trong khi tỷ giá hối đoái lại lt change theo biến động của nền kte thế giới. những chuyển động của tỷ giá hối đoái có thể làm tăng hay giảm đáng kể lợi nhuận có thể thu đc của chủ đầu tư nc ngoài.
v Phân loại đầu tư quốc tế
• Theo chủ thể đầu tư: Chính phủ, tư nhân,
• Theo phương thức quản lý đầu tư: trực tiếp, gián tiếp.
• Căn cứ vào chiến lược đầu tư của chủ đầu tư: GI, M & A;
• Căn cứ vào mục đích đầu tư: theo chiều ngang-HI và theo chiều dọc-VI
LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CẬN BIÊN CỦA VỐN
• Năm 1960 Mac. Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từ những lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin - Samuaelson về sự vận động vốn.
• Ông cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau).
• Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với trước khi đầu tư.
• Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận những năm 1950 dường như phù hợp với lý thuyết.
• Nhưng sau đó, tình hình trở nên thiếu ổn định, tỷ suất đầu tư của Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ suất trong nước, nhưng FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục.
• HẠN chế: Mô hình trên không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra; không đưa ra được sự giải thích đầy đủ về FDI.
• Do vậy, lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ có thể được coi là bước khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu FDI.
LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÒNG ĐỜI QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM
• Lý thuyết này được S. Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R. Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966.
• Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau.
• Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết:
• Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào thải; vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm.
• Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ độc quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và do có lợi thế về quy mô.
  Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. Cụ thể vòng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn :
·        Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh xem có thoả mãn nhu cầu khách hàng không và được bán ở trong nước cũng là để tối thiểu hoá chi phí. Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kể. Người tiêu dùng chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm. Qui trình sản xuất chủ yếu là sản xuất nhỏ.
·        Giai đoạn 2 : Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Nhưng dần dần nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng. Xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được xây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI). Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng.
·        Giai đoạn 3 : Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường trong nước trì trệ, cần sử dụng lao động rẻ. Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI. Nhiều nước xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước (trong đó có nước phát minh ra sản phẩm) nay trở thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm sản xuất trong nước không còn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế. Các nước này nên tập trung đầu tư cho những phát minh mới.
Các hạn chế của lý thuyết này:
  Các giả thuyết mà lý thuyết này đưa ra căn cứ chủ yếu vào tình hình thực tế của đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài trong những năm 1950-1960. Nhưng nó khiến tác giả không thể lý giải được đầu tư của Châu Âu sang Mỹ. Còn về bản chất của các phát minh, R. Vernon không phân biệt được các hình thức phát minh khác nhau. Tác giả chỉ xem xét trường hợp duy nhất đó là những thay đổi về công nghệ diễn ra đồng thời cả đối với đặc điểm của sản phẩm và qui trình sản xuất. J.M. Finger (1975) phân biệt hai loại phát minh khác nhau đó là phát minh liên quan đến đặc điểm sản phẩm và phát minh liên quan đến qui trình sản xuất và chỉ ra rằng xuất khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng nhiều của sự khác biệt về sản phẩm chứ ít chịu ảnh hưởng của những tiến bộ trong qui trình sản xuất. Về thời gian của vòng đời, không nhất thiết các giai đoạn khác nhau phải diễn ra tuần tự trong một khoảng thời gian quá ngắn. Vòng đời sản phẩm phải đủ dài để đảm bảo sự chuyển giao thực sự sản xuất trên phạm vi quốc tế.
  Trong các nghiên cứu sau, R. Vernon đã khẳng định rằng thời gian giữa khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới ở Mỹ đến khi bắt đầu sản xuất ở nước ngoài liên tục được rút ngắn trong giai đoạn 1945-1975. Ngày nay, khoảng thời gian này của một nửa các sản phẩm tin học là chưa đến 5 năm; trong ngành hoá chất khoảng thời gian này của một nửa các sản phẩm là chưa đến 10 năm. Việc giảm thời gian của vòng đời sẽ đe doạ các vị trí đã có được và các yêu cầu về tiêu dùng và làm trầm trọng hơn sự không ổn định. Lý thuyết của Vernon gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích sự di chuyển của một số hoạt động sản xuất như sản xuất các thiết bị theo đó chu kỳ phụ thuộc vào nhu cầu của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng có liên quan chứ không phụ thuộc trực tiếp vào dung lượng thị trường này (A. Cotta, 1970). Quan sát này cho thấy một hạn chế quan trọng trật tự qui trình của các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm.
LÝ THUYẾT CỦA DUNNING VỀ SẢN XUẤT QUỐC TẾ
  Lợi thế về sở hữu của một doanh nghiệp có thể là một sản phẩm hoặc mộtqui trình sản xuất mà có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc cácdoanh nghiệp khác không thể tiếp cận. Ví dụ: bằng sáng chế, một số tài sảnvô hình, các khả năng đặc biệt như công nghệ và thông tin, kỹ năng quảnlý, marketing, hệ thống tổ chức và khả năng tiếp cận các thị trường hàngtiêu dùng cuối cùng hoặc các hàng hoá trung gian hoặc nguồn nguyên liệuthô, hoặc khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp.
  Dù tồn tại dưới hình thức nào, lợi thế về quyền sở hữu đem lại quyền lựcnhất định trên thị trường hoặc lợi thế về chi phí đủ để doanh nghiệp bù lạinhững bất lợi khi kinh doanh ở nước ngoài.
  Mặc dù các lợi thế về quyền sở hữu mang đặc trưng riêng của mỗi doanhnghiệp, chúng có liên hệ mật thiết đến các năng lực về công nghệ và sángtạo và đến trình độ phát triển kinh tế của các nước chủ đầu tư.
• Lợi thế địa điểm: giúp các doanh nghiệp có lợi khi tiến hành sản xuất ở nước ngoài thay vì sản xuất ở nước mình rồi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
• Các lợi thế về địa điểm bao gồm không chỉ các yếu tố về nguồn lực, mà còn có cả các yếu tố kinh tế và xã hội, như dung lượng và cơ cấu thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, môi trường văn hoá, pháp luật, chính trị và thể chế, và các qui định và các chính sách của chính phủ.
  Lợi thế nội bộ hoá: Nếu một doanh nghiệp sở hữu một sản phẩm hoặc mộtqui trình sản xuất và do khó có thể tiến hành trao đổi các tài sản vô hìnhnày trên thị trường, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sẽ được khai tháctrong nội bộ doanh nghiệp hơn là đem trao đổi trên thị trường. Đây chính là một lợi thế nội bộ hoá.
  Giao dịch bên trong công ty (Internal Transaction - IT) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market Transaction - MT) khi thị trường không hoàn hảo, bao gồm: không hoàn hảo tự nhiên (khoảng cách giữa các quốc gia làm tăng chi phí vận tải), không hoàn hảo mang tính cơ cấu (rào cản thương mại như các tiêu chuẩn về sản phẩm, về môi trường;  các yêu cầu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (là một sản phẩm vô hình mang tính thông tin nên dễ bị chia sẻ, khó bảo hộ và dễ bị đánh cắp...), công nghệ (cái không tồn tại như một thực thể, không có giá, không chứng minh được, quý khi nó mới..)
CHƯƠNG 2
v Khái  niệm:  ODA  – OFFICIAL  DEVELOPMENT ASSISTANCE, bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi  suất,  thời  gian  ân  hạn    trả  nợ)  của  các chính  phủ,  các  tổ  chức  thuộc  hệ  thống  Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội
v ĐẶC ĐIỂM
 • Là nguồn vốn tài trợ ưu đãi của nước ngoài, nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án, nhưng có thể tham gia gián tiếp.
• Các nước nhận ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nhận tài trợ
• Nguồn vốn này gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ ưu đãi
v VAI TRÒ
-       Bs vào nguồn vốn khan hiếm trg nc
-       Cân đối ngân sách và CCTm
-       C2 h2 công cộng
-       N/cao CL nguồn nhân lực
-       CHuyển giao CN và trợ giúp kỹ thuật
v Chỉ trích
-       Việc c2 viện trợ thường vì đọng cơ ch/trị hay kte
-       ODA là sự ràng buộc nhằm buộc các ns đang ptr phải change cs kte or cs đối ngoại
-       Viện trợ có thể bị ràng buộc vào nguồn or bởi dự án or bị trói buộc vào việc NK n~ thiết bị cần nhiều vốn
-       ODA ko làm tăng đầu tư nhiều như mong muôn
-       Các nc nhận viện trơ phi trả nợ or trả lãi bằng h2 Xk mà giá bình quân chỉ bằng 15% theo giá hiện hành
-       Cần xem xét ah lâu dài tới nền kte
-       Oda còn làm lên giá đồng nội tệ
-       Viện trợ lương thực làm giảm giá lương thực trên TT nội địa
-       Viện trợ chỉ kh kh tăng tr ở kv hiện đại
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
v Khái niệm: là một loại hình của đầu tư quốc tế, phản ánh sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư.
v ĐẶC ĐIỂM
• Hầu hết đều do các công ty đa quốc gia (Multinationalcorporation – MNC) hoặc các công ty xuyên quốc gia (transnational corporations - TNCs) thực hiện, bao gồm cácdoanh nghiệp mẹ và các chi nhánh nước ngoài của nó
.•FDI là nhằm tìm kiếm lợi nhuận
• FDI là một hình thức đầu tư tư nhân. Do đó, chủ đầu tư có quyền tự quyết đối với các quyết định kinh doanh và hưởng lợi tức (nếu có) tùy theo tình hình kinh doanh
• Thời gian thực hiện đầu tư thường trong khoảng thời gian dài và có tính ổn định tốt hơn các dòng vốn tư nhân nước ngoài khác
v CÁC HÌNH THỨC FDI
ü  Phân loại FDI căn cứ theo liên kết đầu tư
• Đầu tư theo chiều ngang - Horizontal FDI: Doanh nghiệp đầu tư đầu tư vào các doanh nghiệp trong cùng ngành công nghiệp.
• Đầu tư theo chiều dọc - Vertical FDI: Doanh nghiệp đầu tư đầu tư vào các doanh nghiệp chuyên cung cấp đầu vào sản xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm trong ngành này.
ü Phân loại FDI căn cứ theo cách thức thực hiện đầu tư
• Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại.
• Mua lại và sáp nhập (còn có thể gọi là mua lại và sát nhập qua biên giới): Cross-border Merger and Acquisition; nhằm phân biệt với hình thức M&A được thực hiện giữa các doanh nghiệp nội địa được thực hiện trong một quốc gia). Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động
     Tại Việt Nam có sự phân biệt đôi chút giữa mua lại và sáp nhập. Theo Luật cạnh tranh có đưa ra khái niệm rõ hơn về mua lại và sáp nhập như sau:
-       Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
-       Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
-       Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
-       Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
Cũng có thể chia:
  Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh). Sáp nhập theo chiều ngang xảy ra giữa những doanh nghiệp có cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo ra một hãng có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí.
Ví dụ:
Procter & Gamble là công ty lớn nhất thế giới sản xuất sản phẩm tiêu dùng chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ và trẻ em.
Gillette là công ty của Mỹ đứng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho nam.
Tháng 01/2005, công ty Procter & Gamble đã mua lại Gillette với giá 57 tỷ USD.
Mục đích của M&As: P&G từ lâu đã hướng về đối tượng khách hàng là phụ nữ và trẻ em sơ sinh giờ muốn mở rộng sang đối tượng là nam giới ð mua lại Gillette.
Kết quả: P&G trở thành tập đoàn số 1 thế giới vượt cả Unilever. Hoạt động M&As đã đem lại sức tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất và sự bao trùm về địa lý cho công ty.
  Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập theo chiều dọc là: Backward (Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất) và Forward (Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối).
Ví dụ:
- Công ty Exxol Mobile Coporation là công ty sáp nhập giữa 2 công ty dầu mỏ Exxol và Mobile. Thương vụ hoàn thành năm 1991.
- Công ty UCB SA (Bỉ) hoạt động trong lĩnh vực hoá dược và sản phẩm thực vật mua lại công ty Celltech Group Plc nghiên cứu thương mại vật lý và sinh học với giá 2.7 tỷ USD.
  Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Sáp nhập theo kiểu hỗn hợp xảy ra giũa các doanh nghiệp khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh, từ đó tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Hình thức sát nhập theo kiểu hỗn hợp này không còn phổ biến trong thời gian gần đây.
Ví dụ:
Trên thế giới:
Công ty General Electric (năng lượng, phân phối) mua lại công ty Amersham Plc (sản phẩm sinh học, chẩn đoán) với giá 9.6 tỷ USD, thương vụ này kết thúc vào 8/4/2004.
Ở Việt Nam:
P&G mua lại 23% trong tổng số 30% cổ phần công ty Phương Đông.
Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S.
=> GI phổ biến hơn ở các nước đang phát triển và được các nước nhận đầu tư ưa chuộng hơn , trong khi M&A xuất hiện nhiều hơn ở các nước phát triển và được các chủ đầu tư ưu tiên hơn.
ü  Phân loại FDI căn cứ vào tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài
  Hợp tác kinh doanh trên cơ sở đồng hợp tác kinh doanh: hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân.
  Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa các chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
  Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là loại hình doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài do họ thành lập và quản lý.
  Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT): các trạm thu phí BOT cầu đường
ü  Phân loại FDI căn cứ vào tính chất đầu tư
  Đầu tư tập trung trong khu chế xuất: theo hình thức đầu tư này, các doanh nghiệp chế xuất sẽ sản xuất tập trung trong khu chế xuất.
   Đầu tư phân tán: theo hình thức này, các doanh nghiệp FDI không phải tập trung hoạt động trong khuôn khổ của khu chế xuất mà có thể phân tán ở ngòai
ü  Phân loại FDI căn cứ vào lĩnh vực đầu tư: (VI và HI)
  Hình thức phân loại này được sử dụng phổ biến trong trường hợp các nước tiếp nhận đầu tư là các nước đang phát triển.
  FDI hướng vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa, khoáng sản, sản xuất nông nghiệp.
  FDI hướng vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hướng tới thị trường nội địa của nước tiếp nhận đầu tư, bao gồm hàng hóa tiêu dùng (như chế biến thực phẩm và may mặc), các sản phẩm sử dụng nhiều vốn như thép và hóa chất, một loạt các dịch vụ như vận tải, viễn thông, tài chính, điện lực, dịch vụ kinh doanh và thương mại bán lẻ.
  FDI hướng vào sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động hướng về xuất khẩu ra thị trường thế giới, bao gồm có hàng may mặc, điện tử, chế biến thực phẩm, giày da, dệt và đồ chơi.
ü  Phân loại FDI căn cứ vào mục tiêu của chủ đầu tư
  FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seeking: Đầu tư nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này không có ở nước đi đầu tư
  FDI tìm kiếm thị trường Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có.
  Tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai.
  Tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư nhằm ngăn chặn việc bị mất nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ có thể không cần trữ lượng dầu đó ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn phải tìm cách bảo vệ nó để không rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
Mức độ biến động của dòng vốn đầu tư: FDI thường ổn dịnh và ít biến động hơn FPI do sự khác biệt trong mục tiêu và tầm nhìn của các nhà đầu tư. Hơn nữa, các nhà đầu tư gián tiếp có thẻ dễ dàng bán cổ phần của cty do mình nắm giữ trên thị trường dể rút ra khỏi thị trường hơn là các MNC bán các chi nhánh nc ngoài của mình. Tuy nhiên, mức độ biến động của dòng vốn FPI cx # tuỳ thuộc vào việc đầu tư gián tiếp đc thực hiện thông qua kênh nào.

Nhận trọn bộ đề cương học phần đầu tư quốc tế TMU tại đây



Keys: de cuong hoc phan dau tu quoc te tmu
Xem thêm: Ngân hàng các câu hỏi ôn thi học phần TMU

Comments