Đề cương học phần Đường lối cách mạng có đáp án

Đề cương học phần Đường lối cách mạng ĐCS VN có đáp án

Tài liệu đề cương ôn tập có đáp án học phần đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Tài liệu đề cương ôn tập có đáp án học phần đường lối cách mạng
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 2 : Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tác động đến Việt Nam. ( Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 )
Câu 3 : Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXdưới chính sách cai trị của thực dân Pháp.
Câu 4 : Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 5 : Quá trình Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến năm 1920.
Câu 6 : Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng Cộng sản VN.
Câu 7 : Nội dung, ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).
Câu 8 : Nội dung Luận cương chính trị của Đảng (10/1930)
Câu 9 : Nội dung, ý nghĩa sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng (1931 -1941 )
Câu 10: Sự thay đổi trong chủ trương xác định nhiệm vụ CM và lực lượng CM của Đảng từ 2/1930 đến 5/1941.
Câu 11: Ý nghĩa sự ra đời của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh với cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 12: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 13: Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 14: Nội dung và ý nghĩa Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng (25/11/1945)
Câu 15: Nội dung và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
Câu 16: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)
Câu 17: Hoàn cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954
Câu 18: Nội dung, ý nghĩa nghị quyết 15 của Đảng (1-1959)
Câu 19: Nội dung đường lối chung của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Đại hội III của Đảng (9/1960)
Câu 20: Hoàn cảnh lịch sử sau năm 1965 và nội dung Nghị quyết 12 (12/1965) của Đảng 23
Câu 21: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1. Đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa ở VN thời kỳ trước đổi mới.
2. Thuận lợi của VN khi tiến hành CNH-HĐH đất nước thời kỳ đổi mới.
Câu 3: Tác động của bối cảnh quốc tế đến quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
Câu 4. Quan điểm về CNH-HĐH của Đảng thời kì đổi mới
Câu 5. Chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng thời kỳ đổi mới.
Câu 6. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức.
Câu 7: Đặc trưng cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung Giáo trình( T142)
Câu 8: Tại sao phát triển kinh tế thị trường là tất yếu khách quan Câu 22- bộ đề 38 câu
Câu 9: Ưu – nhược điểm của kinh tế thị trường Câu 24- bộ đề 38 câu
Câu 10: Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội VI (1986) đến đại hội XII 2016) Câu 19+20 ( bộ đề 38 câu) – Câu 18 + 19 bộ đề 43 câu
Câu 11: Phát triển kinh tế thị trường có mâu thuẫn với mục tiêu định hướng xhcn ở vn k? Câu 33- bộ đề 54 câu
Câu 12:  mục tiêu và quan điểm hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN … Giáo trình ( T157-159)
Câu 13: Hoàn cảnh thế giới, trong nước (1975-1985) và nội dung đường lối đối ngoại của Đảng thời kì trước đổi mới (Giáo trình 225 – 229)
Câu 14: Hoàn cảnh thế giới, trong nước sau năm 1986 và yêu cầu nhiệm vụ của đường lối đối ngoại của Đảng
Câu 15: Thời cơ và thách thức từ xu hướng toàn cầu hóa tới Việt Nam trong thời kì đổi mới
Câu 16: Nội dung và ý nghĩa thực tiễn Nghị quyết 13( 5/1988) của Bộ Chính trị.
Câu 17: Phân biệt hội nhập quốc tế với hội nhập kinh tế quốc tế ( Câu 38- Bộ đề 38 câu) câu 39 – bộ 43 câu
Câu 18: Vì sao đại hội X(2006) Đảng đưa ra quan điểm Việt Nam phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 19:  vì sao đại hội XI, Đảng thay chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế bằng hội nhập quốc tế.Câu 38- Bộ đề 38 câu

NHÓM CÂU 3
Câu 1: Nhận thức mới của Đảng về mqh giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
Câu 2: Nhận thức mới của Đảng về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam (Đề cương câu 29)
Câu 3: Nhận thức mới của Đảng về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới (Câu 38 bộ đề 54 câu)
Câu 4: Nhận thức mới của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Câu 5: Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam
Câu 6: Quan điểm của đảng về lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
Câu 7: Quan điểm của đảng về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. (Giáo trình trang 183 – 184)
Câu 8: Vị trí, vai trò của đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam:
Câu 9: Phương thức lãnh đạo của đảng trong hệ thống chính trị VN:
Câu 10: Cơ sở để đảng đề ra các đường lối chủ trương:
Câu 11: Nội dung và ý nghĩa bản đề cương văn hoá 1943 (Câu 31 Đề cương)
Câu 12: Sự tác động của mặt trận văn hoá đến mặt trận kinh tế chính trị. Lấy ví dụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Câu 13: Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam thời kỳ đổi mới (Giáo trình trang 199 phần b)
Câu 14: Tại sao gdục, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu
Câu 15: Các vấn đề xã hội được giải quyết ntn trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam.
CÂU 16: Quan điểm của Đảng về kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong thời kỳ đổi mới.
CÂU 17: Quan điểm của Đảng về gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách.
CÂU 18: Quan điểm của Đảng về chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.
CÂU 19: Chủ trương của Đảng về khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
CÂU 20: Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa. Lấy ví dụ minh chứng trong lĩnh vực y tế; giáo dục; giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay.
CÂU 21: Tìm hiểu thực trạng phân hóa giàu nghèo; chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách giải quyết vấn đề việc làm; chính sách ưu tiên dành cho các dân tộc thiểu số; chính sách ưu đãi những người có công với đất nước của Việt Nam hiện nay.

Đáp án đề cương học phần đường lối cách mạng 

NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trả lời :
*Đối tượng nghiên cứu :
-  sự ra đời của Đảng
- hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
*Ý nghĩa học tập :
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đường lối của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.
-Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.
Câu 2 : Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tác động đến Việt Nam. ( Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 ) 
Trả lời : Hoàn cảnh quốc tế :
1. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. 
- Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.
- Mâu thuẫn : Đế quốc >< Đế quốc 
                    Đế quốc >< DT Thuộc địa
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa diễn ra mạnh mẽ.
2. Ảnh hưởng của CN Mác – Lê-nin
Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát triển trở thành chủ nghĩa Mác - Lê nin.
*CN Mác-Lê nin có những tác động sau : (4 tác động )
- Trang bị cơ sở lí luận , soi đường cho phong trào công nhân phát triển.
- Đặt cơ sở cho giai cấp công nhân các nước thuộc địa xây dựng chính Đảng Cộng sản.
- Trở thành vữ khí tinh thần của giai cấp CN và nhân dân lao động các nước.
- Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác Lenin thành lập ĐCSVN và CN Mác Lenin trở thành nên tảng tư tưởng của Đảng.
3. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước Xôviết dựa trên nền tảng liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bonsêvich Nga ra đời. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới “ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
*CM tháng 10 Nga và QTCS có tác động sau : (3 tác động)
- Thúc đẩy đấu tranh của các giai cấp công nhân và nhân dân các nước ; Là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungari (năm 1918), Đảng Cộng sản Pháp (năm 1919)
- Sự ra đời của nhà nước Xô Viết cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng lên tự giải phóng.
- Quốc tế 3 (1919) trở thành bộ tham mưu cho nhân dân thuộc địa trên thế giới
Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3 : Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXdưới chính sách cai trị của thực dân Pháp.
Trả lời : 
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp : về Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội.
Về chính trị :
- Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn;
- Chia VN ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. 
- Câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị.
Về kinh tế :
- thực thi chính sách bóc lột về kinh tế: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
=>  tạo nên sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới...) nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu.
Về văn hóa – xã hội :
-thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu...
 Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm... bằng thuốc phiện, bằng rượu... chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”.
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam :
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc.
Giai cấp địa chủ:  câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
Giai cấp nông dân: là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.
Giai cấp công nhân Việt Nam: Đa số công nhân Việt Nam, trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân, nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam.
 => giai cấp công nhân có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân. 
- Bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột. 
Đặc điểm nổi bật : là ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thụ ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc Trung Nam…
Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp… Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ.
-thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt. 
=> Giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do… Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản.

Nhận chi tiết đáp án đề cương học phần đường lối cách mạng TMU tại đây


Comments