Lãnh Đạo và Phong cách lãnh đạo cách thức lãnh đạo

Lãnh đạo, Phong cách lãnh đạo cách thức lãnh đạo đạt hiệu quả cao nhất

"Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người lên mức cao hơn, đưa việc thực hiện công việc đạt tới một chuẩn mực cao hơn và phát triển tính cách của con người vượt qua những giới hạn thông thường" (Theo Peter F.Drucker, 1955)

Là lãnh đạo cần phải như thế nào cần phải làm những gì để quản lý nhân viên cấp dưới được tốt hơn. Tình huống nào, đối tượng nào thì lãnh đạo cần lãnh đạo theo phương thức nào và phong cách nào? Cùng nhìn lại tổng quan thông qua kiến thức dưới đây.

Lãnh Đạo và Phong cách lãnh đạo cách thức lãnh đạo
Lãnh Đạo và Phong cách lãnh đạo cách thức lãnh đạo

1. Lãnh đạo thông qua việc sử dụng quyền lực

1.1 Các cấp độ sử dụng quyền lực trong tổ chức

  1. Chức danh: Xuất phát từ niềm tin rằng một người có vị trí chính thức để tạo ra được sự tuân thủ của những người khác
  2. Phần thưởng: Là kết quả của sự mong đợi được bù đắp
  3. Chuyên gia: Loại quyền lực này dựa trên kỹ năng và kiến thức vượt trội của một người
  4. Giá trị cá nhân: Đây là kết quả của một người xứng đáng được tôn trọng và yêu quý từ những người khác
  5. Cưỡng chế: Điều này xuất phát từ niềm tin rằng một người có thể bị trừng phạt thì không tuân thủ

1.2 Phong cách lãnh đạo:

Phong cách độc đoán (cưỡng bức, độc tài): 

  • Đối tượng sử dụng: những người có thái độ chống đối, những người không tự chủ
  • Ưu điểm: Giái quyết vấn đề một cách nhanh chóng, cần thiết khi tập thể mới thành lập.
  • Nhược điểm: Triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên

Phong cách dân chủ:

  • Đối tượng sử dung: Những người có tinh thần hợp tác, những người thích làm việc tập thể.
  • Ưu điểm: Khai thác sáng kiến của mọi người. Nhân viên hồ hởi làm việc.
  • Nhược điểm: Tốn kém thời gian, nếu người lãnh đạo nhu nhược thì khó thực hiện.

Phong cách tự do:

  • Đối tượng sử dụng: Những người có đầu óc cá nhân, những người nội hướng
  • Ưu điểm: Phát huy tính tự giác làm việc với trách nhiệm cao, tự do phát huy sáng kiến, sáng tạo
  • Nhược điểm: Dễ sinh ra hiện tượng hỗn loạn vô tổ chức

2. Lãnh đạo theo tình huống

2.1 Nhận định các tình huống xảy ra

Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định là khả năng phát hiện ra vấn đề, phân tích và liên hệ các thông tin để thấu hiểu toàn diện vấn đề, đồng thời đưa ra được các phương án, đáh giá được các phương án và quyết định được hướng giải quyết.

2.2 Phong cách lãnh đạo theo tình huống:

Định hướng: Lãnh đạo chủ yếu chỉ đạo nhung cung cấp ít sự hỗ trợ dẫn đến nhân viên yếu kém năng động. Phong cách lãnh đạo này còn được gọi là quản lý vi mô: từ trên xuống dưới, nhân viên chỉ cần làm chính xác những gì họ được yêu cầu.

Huấn luyện: Lãnh đạo trực tiếp hơn, hỗ trợ nhiều hơn: nhân viên có năng lực thấp nhưng động lực cao. Phong cách này thường có tác dụng tốt với những nhân viên thiếu kinh nghiệm vẫn đang học cách làm.

Hỗ trợ: Lãnh đạo ít trực tiếp hơn và hỗ trợ nhiều hơn. Những người làm việc tốt theo phong cách lãnh đạo này có những kỹ năng cần thiết nhưng thiếu tự tin hoặc động lực để đạt được chúng.

Trao quyền: Phong cách lãnh đạo này, mặc dù lãnh đạo vẫn có thể tham gia định hướng hoặc đưa ra phản hồi nhưng ơẻ mức độ thấp hơn nhiều so với các phong cách lãnh đạo khác. Với phong cách này, nhân viên biết vai trò của họ và thực hiện nó với rất ít sự giám sát.

3. Lãnh đạo theo mục tiêu

3.1. Xác định các mục tiêu

Mục tiêu là một ý tưởng của tương lại, hoặc kết quả mong muốn của một người hay một nhóm người đã hình dung ra, kế hoạch và cam kết để đạt được. Những nỗ lực để đạt được mục tiêu trong một hữu hạn thời gian, bằng cách đặt ra hạn chót.


Xem thêm: Lãnh đạo và quản lý

Xem thêm: Kiến thức về kinh doanh quản trị

Xem thêm: Những cuốn sách hay về kinh doanh khởi nghiệp

Comments